VnReview
Hà Nội

4 ổ cứng SSD di động tốt nhất hiện nay

Nếu đang tìm kiếm một chiếc SSD di động tốt, bền, bảo mật, tốc độ nhanh và hoạt động ổn định thì đó là…

> Tuổi thọ tối đa của ổ cứng SSD là bao lâu?
> Giải mã những quan niệm sai lầm về SSD

Sau khi đánh giá 28 mẫu SSD di động khác nhau và từ 4 "ứng cử viên" tiêu biểu nhất, trang công nghệ Wirecutter đã chọn được chiếc ổ cứng SSD di động đáng mua nhất hiện nay. Hãy cùng xem đó là mẫu ổ cứng nào?

SSD di động dành cho ai?

Ổ SSD phù hợp với những người thường xuyên di chuyển, lưu trữ và làm việc với một lượng lớn dữ liệu giữa nhiều máy tính. SSD có tốc độ cao, nhỏ gọn, bền bỉ và an toàn hơn nhiều so với HDD di động. Tất nhiên kéo theo đó là giá bán sẽ đắt hơn.

Tiêu chí đánh giá là gì?

Đây là những gì trang Wirecutter dùng để đánh giá một chiếc SSD di động, cũng là điều mà bạn cần quan tâm để lựa chọn SSD di động tốt:

Độ tin cậy: Ổ cứng SSD di động phải giữ an toàn cho dữ liệu của bạn nên nó phải đảm bảo các yếu tố về độ tin cậy.

+ Thiết kế chắc chắn: Vì không có bộ phận chuyển động như HDD nên SSD di động ít có khả năng hỏng hóc khi bị rơi hoặc rung động. Chúng nên có thiết kế chắc chắn, không cảm thấy ọp ẹp khi cầm nắm. Các nhà sản xuất như Samsung hay SanDisk kiểm soát mọi khâu sản xuất SSD bằng cách tạo bộ điều khiển riêng, firmware và NAND.

+ Độ bền: Các ô nhớ (cell) trên bộ nhớ flash chỉ có số lần ghi nhất định (rất nhiều). Thực ra thì bạn phải ghi đến cả trăm TB dữ liệu mới đến lúc lo lắng rằng nó sẽ hỏng, và rất ít người dùng đạt đến mức đó.

Tốc độ: Chắc chắn đây là thứ khiến bạn bỏ tiền mua SSD di động thay vì HDD. Wirecutter cho biết họ đã thử nghiệm cả tốc độ đọc tuần tự và ngẫu nhiên. Tốc độ đọc tuần tự cao rất quan trọng cho việc truyền dữ liệu và lưu trữ các khối dữ liệu lớn vào ổ cứng, còn tốc độ đọc ngẫu nhiên nhanh sẽ có lợi nếu bạn chạy phần mềm hoặc game trực tiếp từ ổ cứng.

Loại kết nối: Wirecutter đánh giá cả các model dùng USB-A và USB-C, tốc độ đạt giao thức USB 3.0 trở lên. Về tốc độ truyền tải, lý thuyết USB 3.0 là 625MB/s, USB 3.1 Gen 2 gấp đôi với 1.250MB/s, còn Thunderbolt 3 cho tốc độ cao nhất: 5.000MB/s, gấp 8 lần so với USB 3.0, riêng USB 3.1 Gen 1 giống USB 3.0 về tốc độ.

Giá bán: Các mẫu SSD di động đắt tiền có thể cho tốc độ cao hơn, nhưng bạn sẽ không muốn chi quá nhiều tiền chỉ vì tốc độ nhanh hơn chút xíu hay những tính năng ít dùng đến.

Dung lượng: Các mẫu dung lượng 200GB (256GB) thường có giá khoảng 3 triệu đồng, còn 500GB (512GB) là 5 triệu đồng là kết hợp tốt nhất giữa giá cả phải chăng, dung lượng và tốc độ phù hợp cho đa số người dùng.

Kích thước và trọng lượng: Ổ SSD di động thường nhỏ và nhẹ hơn nhiều so với HDD, nhiều loại chỉ lớn bằng một xấp giấy note.

Bảo mật: SSD di động thường hỗ trợ chuẩn mã hóa AES (Advanced Encryption Standard) giúp bảo vệ thông tin nhạy cảm của bạn, nhưng không phải ổ nào cũng có.

Phần mềm: Một số loại còn kèm theo phần mềm hỗ trợ, sao lưu dữ liệu, nhưng nó không quá cần thiết.

Bảo hành và chăm sóc khách hàng: Ổ cứng di động (cả HDD và SSD) thường có thời gian bảo hành 3 năm.

Sau khi chọn ra 28 mẫu SSD di động phổ biến, Wirecutter chia sẻ họ đã tìm hiểu đánh giá từ khách hàng và các trang tin uy tín để lựa chọn 4 "ứng cử viên" xuất sắc nhất gồm Samsung T5 Portable SSD, WD My Passport SSD, SanDisk Extreme 500 Portable SSD và Adata SD600 External SSD.

Sau đó, họ thực hiện bài đánh giá riêng cho từng ổ bằng cách kiểm tra tốc độ tuần tự và ngẫu nhiên (với 3 phần mềm CrystalDiskMark, Anvil Storage Utilities và ATTO Disk Benchmark), đánh giá chất lượng hoàn thiện và phần mềm. Máy tính dùng để thử nghiệm là Dell XPS 15, với SSD gắn trong dùng giao thức PCIe và cổng USB-C hỗ trợ Thunderbolt 3 giúp việc đánh giá và chuyển dữ liệu đạt tốc độ cao nhất.

Và người chiến thắng là…

Samsung T5 Portable SSD phiên bản 500GB. Đây là model được Wirecutter đánh giá cao nhất cho mọi người vì nó có thiết kế đẹp, tốc độ cao, giá cả hợp lý và kích thước nhỏ nhẹ. Với giá khoảng 5,5 triệu đồng, sản phẩm này có dung lượng tương đồng với đa số mẫu SSD cùng giá tiền khác nhưng tốc độ thì nhanh và nhỏ nhẹ hơn.

Samsung T5 Portable SSD dùng kết nối USB-C hỗ trợ giao thức USB 3.1 Gen 2, đi kèm dây cáp USB-C sang USB-C và USB-C sang USB-A giúp người dùng linh hoạt hơn khi sử dụng. Nó cũng đi kèm phần mềm mà theo chúng tôi là dễ sử dụng nhất, công nghệ mã hóa AES 256-bit cùng đèn báo tín hiệu kết nối/truyền dữ liệu.

Khi cắm vào cổng USB 3.0, ổ cứng cho tốc độ đọc và ghi tuần tự là 409,8MB/s và 423,6MB/s. Với cổng Thunderbolt 3, tốc độ là 462,2MB/s và 493,3MB/s, tốc độ đọc/ghi ngẫu nhiên nhìn chung cao hơn so với nhiều đối thủ khác.

Đây cũng là một trong những ổ SSD di động có kích thước và trọng lượng nhỏ nhất, cùng thiết kế nhôm sang trọng và đẹp mắt.

Nếu cần nhiều dữ liệu hơn, chọn Samsung Portable SSD T5 1TB

Nếu cần nhiều dữ liệu hơn và hoàn toàn đủ điều kiện, hãy chọn phiên bản 1TB của Samsung T5 có giá cao hơn gấp đôi (khoảng 10 triệu đồng), tốc độ cao hơn chút xíu so với bản 500GB.

Vị trí á quân

Nếu muốn một lựa chọn khác, WD My Passport SSD 512GB là lựa chọn hợp lý. Trong thử nghiệm của Wirecutter, đại diện từ WD chậm hơn 30 đến 60MB/s so với Samsung T5, nhưng nhanh hơn 2 mẫu SSD di động kia của SanDisk và Adata. Cũng giống Samsung T5, WD My Passport SSD sử dụng USB-C hỗ trợ USB 3.1 Gen 2, kích thước thậm chí còn mỏng và nhẹ (nhưng dài) hơn T5. Phần mềm cũng dễ sử dụng, hỗ trợ mã hóa phần cứng, bảo hành 3 năm nhưng không có đèn tín hiệu. Hãng cũng kèm theo dây cáp USB-C sang USB-C và adapter từ USB-C sang USB-A để dùng với các máy tính cũ, nhưng bạn nên cẩn thận vì có thể làm mất adapter này và khi dùng nó, tốc độ bị giảm khoảng 10MB/s tương tự Samsung T5.

Khi cắm vào cổng USB 3.0, WD My Passport SSD cho tốc độ đọc và ghi tuần tự là 387MB/s và 383,9MB/s. Khi cắm vào cổng Thunderbolt 3, nó cho tốc độ cao hơn 2 SSD kia (435,4MB/s và 429,9MB/s) nhưng không bằng Samsung T5.

Phúc Thịnh

Chủ đề khác