VnReview
Hà Nội

Đây mới là chiếc smartphone hoàn hảo!

Chúng ta hãy cùng xem, theo góc nhìn của một tác giả trên trang Android Authority, đâu mới là một chiếc smartphone hoàn hảo.

Tôi (tác giả) đang có ý định tự mua một chiếc smartphone mới, tôi sẵn sàng trả một khoản tiền lớn để sở hữu nó nhưng chẳng mẫu máy nào đạt tới được sự hoàn hảo đối với tôi. Tôi thích cái thiết kế của chiếc Mate 10 Pro nhưng lại ghét cái giao diện EMUI của Huawei. Giao diện của chiếc OnePlus 6 tuy tuyệt vời hơn nhưng lại có cái "tai thỏ" dị hợm và nó không có khả năng chống nước. Với những gì tôi quan sát thì mỗi chiếc máy trên thị trường đều thiếu đi thứ gì đó, những thứ mà, đáng buồn thay, là tôi lại luôn tìm thấy trên sản phẩm của những hãng khác.

Điều này khiến tôi nảy ra ý tưởng về việc phác họa mẫu smartphone hoàn hảo của mình bằng việc ghép tất cả những điểm hoàn hảo của nhiều mẫu máy trên thị trường. Đó sẽ là "con quái thú", thỏa mãn toàn bộ nhu cầu của tôi và đủ khả năng để "ăn đứt" cả chiếc Galaxy S9 Plus.

Và dưới đây chính là bản vẽ của tôi.

Màn hình: LV V30

Chiếc điện thoại hoàn hảo của tôi chắc chắn phải được trang bị màn hình của chiếc LG V30 với kích thước 6 inch, tỷ lệ 18:9 và có độ phân giải là QHD. Màn hình của chiếc LG V30 cho màu sắc sống động, độ tương phản tuyệt vời và nó có khả năng hiển thị cực tốt ngay cả khi dùng ngoài trời dưới ánh nắng gay gắt. Nó hoàn toàn có thể là đối trọng với màn hình thường có trên các máy thuộc dòng Galaxy Note. Có thể sẽ có nhiều người muốn biết lí do tại sao tôi không chọn màn hình Samsung thì đây chính là lí do: Màn hình cong chính là một trong những thứ phiền phức với tôi.

Không chỉ vậy, màn hình của LG V30 không có "tai thỏ" như những mẫu máy khác và theo cảm nhận của tôi, kích thước như vậy hoàn toàn thoải mái và vừa vặn với bàn tay mình. Việc sử dụng tấm nền OLED thay vì LCD cũng là một lí do khiến tôi yêu thích màn hình chiếc LG V30, bởi nó sẽ cho màu đen sâu hơn và tiết kiệm pin hơn.

Camera: Huawei P20 Pro

Nhắc tới camera thì chúng ta không thể quên được bộ ba ống kính trên chiếc P20 Pro với cảm biến chính 40 MP để thu lại màu sắc chân thực, ống kính đen trắng 20 MP để tăng độ chi tiết, và ống kính 8 MP dùng để thu phóng và đóng vai trò là một tiêu cự bổ sung. Nhờ vào bộ ba ống kính này mà camera trên P20 Pro có thể thực hiện zoom quang học 3X và cũng là hệ thống camera có thể zoom kết hợp 5X đầu tiên trên thế giới. Nó còn hỗ trợ khả năng nhận diện khung cảnh để tự điều chính các cài đặt về thông số sao cho chụp được những tấm ảnh tốt nhất có thể.

Tuy vậy, lí do chính mà tôi chọn camera của P20 Pro lại nằm ở khả năng chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu. Hầu hết các mẫu flagship đều cho chất lượng ảnh tốt trong điều kiện đầy đủ ánh sáng nhưng không phải mẫu nào cũng làm được tương đương khi chụp ban đêm. Có thể camera trên P20 Pro chưa phải là hoàn hảo nhưng nó đã đủ khả năng để vượt xa các đối thủ khác.

Hiệu năng và bộ nhớ: OnePlus 6

Tôi là người luôn đề cao sức mạnh hiệu năng của smartphone mình sẽ sử dụng. Đó chính là lí do khiến tôi chọn chiếc OnePlus 6 với vi xử lý Qualcomn Snapdragon 845 đi kèm với 8GB RAM. Đây là cấu hình mà rất ít smartphone hiện nay có được.

Khi tính toán về nhu cầu bộ nhớ, với tôi, 128 GB là đủ. Tôi biết vẫn có những chiếc máy với bộ nhớ trong lên tới 256 GB hay 512 GB nhưng con số đó đều đã vượt quá nhu cầu của tôi. Ngoài ra chiếc máy hoàn hảo của tôi cũng sẽ hỗ trợ mở rộng bộ nhớ để trong tương lai tôi vẫn có thể mở rộng nhu cầu của mình.

Giao diện Android: OxygenOS

Về phương diện này, tôi không phải đắn đo nhiều để đưa ra lựa chọn giao diện OxygenOS. Theo tôi thì đây là giao diện tốt nhất hiện nay. OxygenOS có nhiều nét tương đồng với Android gốc nhưng cũng được thêm vào nhiều chức năng khác. Một điểm khiến tôi thích thú chính là cử chỉ khi màn hình tắt. Chức năng này cho phép tôi có thể vẽ kí hiệu các chữ O, V, S, M hay W để mở những ứng dụng chỉ định trên màn hình tắt. Bộ công cụ Shelf ở trên màn hình home screen cũng rất thú vị, nó sẽ hiển thị thời tiết hiện tại, cho phép người dùng tạo ghi chú và tạo các lối tắt tới các ứng dụng và các liên lạc gần đây.

Một tính năng khá hữu ích cũng được tích hợp trên OxygenOS chính là App locker. Công cụ này giúp khóa các dữ liệu hay ứng dụng nhạy cảm khỏi những ánh mắt dò xét của mọi người. OxygenOS còn có cả Gaming Mode giúp người dùng tập chung tối đa khi giải trí bằng các trò chơi. Hay cả Parallel app, công cụ tạo ra bản sao của ứng dụng như Facebook hay Twitter để có thể sử dụng đồng thời hai tài khoản trên cùng một thiết bị.

Dung lượng Pin: Huawei P20 Pro

Với dung lượng lên tới 4000 mAh, Huawei P20 Pro đang là một trong những thiết bị dẫn đầu về dung lượng pin. Nếu so sánh với hai chiếc điện thoại có cùng kích thước là Galaxy S9 và OnePlus 6 thì P20 Pro thì dung lượng pin của P20 Pro cao hơn lần lượt là 500 mAh và 700 mAh.

Về thời lượng sử dụng, dung lượng pin của P20 Pro có thể dùng trong trung bình hai ngày liên tục với thời lượng on-screen xấp xỉ sáu hoặc bảy tiếng. Tuy rằng vẫn còn nhiều mẫu máy khác có thời lương pin vượt chội hơn nữa, ví dụ như chiếc BlackView P10000 Pro với dung lượng pin lên tới 11000 mAh và có thể dùng liên tục gần một tuần chỉ với một lần sạc. Song để đánh đổi lấy thời lượng pin như vậy, chiếc máy này dày tới 14 mm và nặng 293 g, với thân hình như vậy, Blackview P10000 Pro không thích hợp cho những người thích di chuyển. Với tôi, 4000 mAh chính là mức dung lượng pin tối ưu nhất với những chiếc điện thoại 6 inch mà vẫn giữ được độ mỏng chỉ rơi vào khoảng 8 mm. Thời lượng pin lớn thì cũng phải đi với khả năng sạc nhanh, chiếc smartphone hoàn hảo của tôi chắc chắn sẽ phải có công nghệ sạc nhanh với tốc độ hàng đầu hiện nay - Dash charge của OnePlus.

Các chức năng phụ khác: HTC U12 Plus, Pixel 2 XL…

Còn bây giờ mới là lúc bàn tới các tính năng phụ khác cho chiếc smartphone hoàn hảo của tôi. Thứ đầu tiên tôi muốn thêm vào chính là Edge Sence được trang bị trên chiếc HTC U12 Plus. Công nghệ này cho phép người dùng khởi động một ứng dụng nào đó chỉ bằng các "bóp" vào hai cạnh bên. Tiếp theo đó chính là hệ thống loa kép ở mặt trước, thứ đã có mặt trên chiếc Pixel 2 XL và công nghệ Quad DAC của chiếc LG G7.

Tôi còn muốn thêm cảm biến vân tay đặt dưới màn hình vào chiếc máy của mình. Đi kèm với đó là khả năng mở rộng bộ nhớ, chống nước và bụi theo chuẩn IP 68. Tôi cũng sẽ không ngại gì việc thêm vào khả năng sạc không dây và chức năng nhận diện khuôn mặt, nhưng nếu được thì tôi sẽ cắt bỏ hai chức năng này để hạ thấp giá thành cho "sản phẩm" của mình.

Thiết kế

Về thiết kế thì tôi tin là chiếc Mate 10 Pro chính là chiếc smartphone đẹp nhất mà bạn có thể mua được. Mặt trước của chiếc máy này được làm gọn gàng và thanh lịch nhờ vào bộ khung kim loại mỏng bao quanh phần màn hình. Nhưng thiết kế ở mặt lưng mới chính là điểm sáng của Mate 10 Pro. Điểm nhấn độc đáo ở mặt lưng chiếc máy này chính là một dải sọc chạy ngang qua phần camera. Thiết kế này tuy đơn giản nhưng đã nâng vẻ đẹp tổng quát của Mate 10 Pro lên thêm đồng thời tạo điểm khác biệt khi so sánh với các smartphone khác.

Tuy nhiên tôi thay đổi một chút thiết kế trên để có thể phù hợp với toàn bộ những phần cứng và tính năng tôi đã thêm vào chiếc điện thoại hoàn hảo của mình. Cảm biến vân tay đặt ở mặt lưng sẽ được loại bỏ đi vì tôi đã chọn tích hợp cảm biến vân tay dưới màn hình cho chiếc máy của mình rồi.

Không chỉ vậy, vì mặt sau lưng sẽ là nơi chứa ba ống kính camera nên tôi sẽ làm dải sọc ấy rộng hơn. Mặt trước cũng sẽ bị thay đổi để có thêm diện tích cho hệ thống loa kép. Tôi tin là sau những thay đổi nhỏ trên, chiếc điện thoại hoàn hảo của tôi vẫn sẽ đẹp lộng lẫy.

Còn với bạn thì sao?

Còn bạn thì sao? Đâu là chiếc smartphone hoàn hảo nhất đối với bạn? Hãy cùng chia sẻ ở phần bình luận bên dưới nhé!

TN

Chủ đề khác