VnReview
Hà Nội

Hiệu ứng chỉnh độ mờ phông nền iPhone XS có sánh được ống kính quang học không?

Một trong những tính năng mới xuất hiện trên các iPhone năm nay là giả lập khẩu độ, tùy chỉnh mức độ mờ phông nền của ảnh ảnh chân dung sau khi chụp. Bên cạnh việc cho phép chỉnh độ mờ của ảnh khi Edit, chức năng này đồng thời cũng tái hiện lại một số đặc điểm xóa phông của ống kính quang học, một cách chính xác hơn thay vì chỉ cố làm mờ phông nền đơn thuần.

Nhiều người nói Apple chỉ đang mô phỏng lại giao diện của ống kính ngoài đời (trong thiết kế, người ta gọi đây là phong cách "skeuomorphism"), không quên dẫn ra vài đại diện nền tảng Android đã đi trước khoản này. Nhưng mọi chuyện lại không đơn giản như vậy, Apple đã tiến hành mô hình hóa những đặc điểm của bóng bokeh để bắt chước thật giống với ảnh chụp từ ống kính Zeiss.

Bạn có tin hay không? DPreview đã thử nghiệm nho nhỏ giữa một chiếc XS và máy ảnh full-frame Nikon dùng ống Nikkor F1.4 58mm, xem liệu tính năng này thuyết phục đến mức độ nào?

iPhone XS VS Nikon 58mm ở khẩu F1.4

iPhone XS F1.4 (trái) và Nikkor 58mm F1.4 (phải);

Khi bạn nhìn vào bokeh ở ngoài vùng trung tâm, bạn sẽ thấy hiệu ứng bokeh "cat-eye" kéo dài xuất hiện.

iPhone XS F1.4 crop 100% (trái) và Nikkor 58mm F1.4 crop 100% (phải)

iPhone XS VS Nikon 58mm ở khẩu F8

iPhone XS F8 (trái) và Nikkor 58mm F8 (phải)

Hiệu ứng "cat-eye" mất dần khi ta giảm khẩu độ (stopping down). Apple chuyển khá mượt các bóng bokeh, có chút giống với được làm mờ gaussian bằng phần mềm, tuy nhiên Nikon thì làm sáng viền bóng bokeh rất rõ và nổi. Tất nhiên có thể hiểu ở đây chạm đến giới hạn của vật lý nên Apple khó làm được gì hơn.

iPhone XS F8 crop 100% (trái) và Nikkor F8 100% (phải)

Tuy nhiên, vấn đề của phần mềm vẫn rất rõ ràng và có những lúc thì xóa phông thất bại. Ví dụ có một phần của chủ thể bị làm mờ đi có thể nhận ra được, phần khăn quàng và vai, thậm chí còn chạm đến cả cổ gần với khuôn mặt. Độ sắc nét chuyển kém mượt mà trên iPhone.

Một điểm cộng lớn vớt vát cho iPhone là dù không thể luôn luôn tái tạo tự nhiên và có chiều sâu như ống Nikkor 1,600 USD, nó vẫn đảm bảo cho khuôn mặt  người được lấy nét và sáng rõ, nổi bật hơn. Thậm chí khuôn mặt qua ống Nikkor còn có chút làm mịn.

iPhone XS F1.4 (trái) và Nikkor F1.4 (phải)

Công bằng mà nói thì tất nhiên Apple không thể khiến cho iPhone thay đổi được khẩu độ như cách ống kính quang học làm. Kết quả cuối cùng khó có thể làm hài lòng những người khắt khe, nhưng nếu bạn chỉ thuộc nhóm chỉ chụp ảnh sống ảo trên mạng xã hội, hiệu ứng giả lập này vẫn rất ấn tượng. Ít ai lại đi săm soi từng chi tiết, từng cm ảnh vốn thuộc dạng "mì ăn liền" trên trang cá nhân. Với sự phát triển của chip xử lí, phần mềm trí tuệ nhân tạo trong tương lai, chúng ta có thể tin rằng tính năng này sẽ ngày càng tốt hơn.

Ambitious Man

nguồn: https://www.dpreview.com/articles/9077521352/iphone-xs-how-does-the-variable-bokeh-effect-compare-to-a-real-lens

Chủ đề khác