VnReview
Hà Nội

Sự tiến hóa của smartphone thông qua nút nguồn trên iPhone

Trong thời đại số ngày nay, dường như phần cứng đang dần bị thế chỗ bởi phần mềm. Bài viết phân tích về sự thay đổi của những nút vật lý trên các dòng điện thoại di động cũ và mới với mục đích xác định mức độ tương tác vật lý của người dùng với thiết bị.

Tôi đã suy nghĩ;rất nhiều về nút nguồn của các thiết bị điện tử. Với những thiết bị hiện đại, đặc biệt là điện thoại thông minh, chúng ta gần như không còn sử dụng nó là như một nút nguồn nữa bởi vì thực tế điện thoại của chúng ta không bao giờ tắt. Trái lại, chính vì không thật sự "ngắt nguồn" điện thoại, chúng ta ấn nó nhiều hơn bất cứ nút nào khác, mỗi ngày có lẽ tôi phải ấn nút nguồn điện thoại của mình vài chục lần.

Ở bài viết này, tôi muốn phân tích kỹ hơn về nút nguồn trên điện thoại iPhone và sự thay đổi của nó, đặc biệt là với chiếc iPhone X và tính năng Face ID ra mắt lần đầu tiên. Khi Apple loại bỏ nút Home trên iPhone X, bạn không thể ấn giữ nút Home để kích hoạt Siri như trước đây nữa, nhất là khi nó không còn tồn tại.

Nút nguồn phản ánh sự tiến hóa trong công nghệ hiện đại đầy tinh tế. Khi smartphone lần đầu ra mắt, hầu hết tất cả đều có nút nguồn ở cạnh trên. Khi khích thước màn hình to hơn và cạnh trên bắt đầu ra khỏi tầm với của các ngón tay thì nút nguồn được chuyển về cạnh bên của điện thoại. Khi màn hình ngày càng lớn thì nút Home cũng biến mất, nút nguồn được trang bị thêm tính năng cảm biến vân tay. Và Apple cũng không ngoại lệ: nút nguồn của iPhone cũng trải qua các thời kỳ tương tự.

Khi Apple loại bỏ nút Home, nút nguồn trên iPhone có hai sự thay đổi lớn. Một là kích thước nút nguồn trên iPhone X to gấp đôi so với cách dòng trước đó, do đó nó dễ bấm hơn. Và hai là khi bấm giữ nút nguồn sẽ kích hoạt Siri (tương tự nút Home) thay vì tắt nguồn thiết bị. Cả hai sự thay đổi này đều hợp lý. iPhone đang dần có kích thước lớn hơn, do đó nút bấm được thiết kế lớn hơn để dễ sử dụng hơn là điều hiển nhiên. Và đây cũng là một nút bấm cứng chính trên điện thoại, việc sử dụng nút nguồn để kích hoạt Siri gần như là phương án duy nhất của Apple, ngoài việc thêm một nút riêng để gọi Siri (như nút Bixby trên Samsung).

Tuy nhiên, kết quả là nút nguồn trên iPhone không thể thực hiện chức năng chính của nó là tắt nguồn hoàn toàn hoặc khởi động thiết bị. Để làm điều này, người dùng phải bấm cùng lúc nút nguồn và nút tăng âm lượng.

Tuy sự thay đổi này có sự khó chịu lúc ban đầu, nhưng cá nhân tôi thấy đó là một sự thay đổi tích cực. Tôi sử dụng Siri để thực hiện các tác vụ đơn giản như đặt báo thức hay thêm lời nhắc còn nhiều hơn việc tôi tắt nguồn điện thoại của mình. Và khi nút nguồn được tích hợp thêm Siri, tay tôi luôn đặt tại nút nguồn khi sử dụng điện thoại để thuận tiện hơn, thậm chí là còn nhiều hơn nút Home trước đây. Thêm vào đó, kích thước nút bấm lớn giúp người dùng dễ dàng thao tác và tạo cảm giác tốt hơn.

Mốt số dòng điện thoại Android cũng đã đi theo xu hướng này. Ví dụ như nút nguồn trên điện thoại Samsung Galaxy Note 10 cũng không thể tắt nguồn, hay trên điện điện thoại OnePlus người dùng có thể tùy chọn tính năng kích hoạt trợ lý ảo bằng cách ấn giữ trong thời gian ngắn.

Gần đây, những chiếc điện thoại smartphone mới đang dần tiến tới loại bỏ hoàn toàn các nút bấm vật lý, tuy nhiên vẫn cần tồn tại một nút để khởi động thiết bị. Và với những thiết kế mới đầy sáng tạo, tôi tin rằng nút nguồn vẫn sẽ tồn tại và biến đổi cùng với sự phát triển công nghệ.

Minh Bảo the Verge

Chủ đề khác