VnReview
Hà Nội

Vì sao eSIM vẫn chưa trở thành SIM chính trong smartphone?

eSIM đã có từ nhiều năm nay, nhưng công nghệ này vẫn chỉ là … phụ. Mới có một vài smartphone phát hành mỗi năm có công nghệ eSIM, thậm chí rất ít nhà mạng hỗ trợ đầy đủ các thiết bị. Hơn nữa, iSIM, công nghệ kế vị cuối cùng của eSIM, còn chẳng được mấy người đam mê công nghệ biết đến, chứ đừng nói là người tiêu dùng.

Việc bỏ thẻ SIM kiểu cũ để thay thế bẳng thẻ SIM kỹ thuật số thông minh có vẻ là một thay đổi quá dài. Thẻ SIM đầu tiên phát triển vào năm 1991 do nhà sản xuất thẻ thông minh có trụ sở tại Munich Giesecke & Devrient. Tuy nhiên, người tiêu dùng và ngành công nghiệp dường như không được nhanh chóng áp dụng một giải pháp kỹ thuật số. Điều gì khiến eSIM mất nhiều thời gian như vậy vẫn chưa trở thành giải pháp SIM chủ đạo?

Vấn đề và thách thức của eSIM

Người tiêu dùng luôn lo ngại về eSIM, những mối lo ngại quen thuộc – như tôi sẽ chỉ dùng được với một nhà mạng? Liệu eSIM có đắt hơn một SIM tiêu chuẩn không? Các thông tin của tôi có được bảo mật không? Đây là những câu hỏi quan trọng và mặc dù tất cả đều có câu trả, eSIM vẫn không đủ thuyết phục để lôi kéo người dùng thực hiện chuyển đổi.

Bởi vì, dù eSIM ổn và bảo mật, nó vẫn có vẻ chưa thực tiễn. Kiểm tra và so sánh các gói dữ liệu rất dễ thực hiện trực tuyến, nhưng hiện tại, những gói cước đó không nhanh chóng áp dụng cho eSIM. Khách hàng thường phải ghé vào các cửa hàng hoặc mua gói eSIM, quét mã QR và bối rối trong menu cài đặt. Điều này được cho là bất tiện hơn nhiều so với một SIM tiêu chuẩn.

Ngoài ra, mọi người cũng quan tâm nếu chẳng may điện thoại hỏng thì sao? Liệu có dễ dàng đổi eSIM từ điện thoại này sang một điện thoại khác? Các dữ liệu cũ có được sao lưu? Vấn đề chuyển đổi hợp đồng eSIM sang một thiết bị mới sẽ thế nào? Tất cả những câu hỏi này cho thấy các nhà mạng cần đơn giản hóa trải nghiệm eSIM, nhưng điều đó đòi hỏi đầu tư phụ trợ đáng kể.

Một khảo sát công bố hồi tháng 8, cho thấy có một vài vấn đề chính khiến ngành công nghiệp viễn thông vẫn do dự về eSIM. Chỉ 44% số người được hỏi tin rằng iSIM an toàn như thẻ SIM truyền thống. 40% cũng lo lắng về việc bị khóa chặt vào một nhà mạng, nỗi sợ hãi khi người tiêu dùng muốn linh hoạt dễ dàng chuyển sang gói cước giá phải chăng hơn.

Tuy nhiên, nguyên nhân hàng đầu là sự kháng cự đối với công nghệ mới (69%) và độ phức tạp thực hiện (40%). Điều này có thể xuất phát từ việc nhà mạng không muốn đầu tư vào các công nghệ đắt tiền mới khi thẻ SIM hiện tại khá tốt và giá cả phải chăng.

Công nghệ eSIM chỉ chiếm một phần nhỏ trong hóa đơn vật liệu đối với một chiếc điện thoại thông minh hàng đầu, chẳng hạn như Google Pixel hoặc Samsung Galaxy S. Tuy nhiên, thêm 10 USD hoặc thậm chí 5 USD cũng làm giảm bớt lợi nhuận trong các sản phẩm giá cả phải chăng. Nhưng trên thị trường toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi, công nghệ eSIM sẽ là một chi phí tùy chọn gần như đảm bảo sẽ bị cắt giảm.

eSIM, iSIM và tương lai

eSIM có những ưu và nhược điểm, nhưng nó vẫn có thể là công nghệ SIM của tương lai gần. Theo khảo sát của Arm, 80% đại diện của ngành được khảo sát tin rằng cuối cùng họ sẽ vượt qua SIM truyền thống. Câu hỏi đặt ra là chúng ta sẽ phải đợi bao lâu nữa.

Các lô hàng thẻ SIM quen thuộc đang dần giảm. Một nghiên cứu mới của ABI Research dự đoán thị trường thẻ SIM sẽ giảm từ 5,2 tỷ trong năm nay còn 5 tỷ vào năm 2024. Không thể có một sức giảm mạnh đột ngột hay quá nhanh. Ngay cả khi đó, yếu tố thúc đẩy khiến thẻ SIM suy giảm là người tiêu dùng sử dụng điện thoại lâu hơn, thay vì chuyển sang các công nghệ SIM tích hợp.

Mặc dù vậy, thị trường eSIM vẫn đang có sự tăng trưởng dần dần. Ngày càng có nhiều nhà mạng đang hỗ trợ công nghệ trên toàn cầu, không chỉ ở các thị trường phương Tây. Song không may, hỗ trợ eSIM vẫn bị giới hạn ở các flagship đắt tiền như Samsung Galaxy S10, Apple iPhone 11 và Google Pixel 3. Tuy nhiên, các thiết bị IoT, máy tính xách tay hỗ trợ SIM và tăng trưởng thị trường ô tô dự kiến ​​sẽ thúc đẩy áp dụng rộng rãi hơn các công nghệ eSIM tích hợp trong năm tới.

Theo Android Authority, công nghệ eSIM và iSIM vẫn là một đề xuất dài hạn và có vai trò quan trọng khi có nhiều thiết bị kết nối internet. Các gói dữ liệu trải rộng trên nhiều thiết bị eSIM và iSIM, được gọi là "Internet ID", sẽ cần thiết để quản lý các thiết bị kết nối internet khác nhau, từ PC đến xe hơi. Các nhà mạng đang dần dần ứng dụng eSIM và sẽ có thay đổi lớn hơn trong năm năm tới. Việc thực hiện chỉ cần bắt kịp với công nghệ!

Hoàng Lan theo Android Authority

Chủ đề khác