VnReview
Hà Nội

“Mổ bụng” Google Pixel 4 XL

Chiếc Pixel năm nay bị rò rỉ nhiều đến mức khi Google chính thức công bố, ai nấy đều tỏ ra khá hững hờ. Nhưng bạn có biết thứ gì chưa bị rò rỉ không? Chính là "nội thất" của máy. Và chỉ có một cách để biết chúng ra sao: "mổ bụng" chiếc máy này ra thôi!

px4

Đầu tiên hãy điểm lại cấu hình của Pixel 4 XL một chút:

- Màn hình: OLED 6.3-inch, độ phân giải QHD+ 3040 x 1440 (537ppi), tần số làm tươi biến động tối đa 90Hz.

- Vi xử lý: Qualcomm Snapdragon 855 64-bit, 8 nhân, với 6GB LPDDR4X RAM

- Camera: camera kép ở sau với một mô-đun góc rộng 12.2MP f/1.7 và một mô-đun telephoto 16MP f/2.4; camera selfie góc rộng 8MP f/2.0

- Bộ nhớ trong: 64GB (có bản 128GB)

- Chỉ số chống nước và bụi IP68

- Hệ điều hành: Android 10.

Đáng chú ý, qua hình ảnh X-quang chụp Pixel 4 XL, có thể thấy cách bố trí các linh kiện hoàn toàn khác biệt so với Pixel 2 và Pixel 3.

px4

Khi đặt Pixel 4 XL cạnh Pixel 3 XL năm ngoái, chúng ta sẽ thấy một vài điểm khác biệt:

- Một trong hai lỗ loa ở mặt trước và cảm biến vân tay ở mặt sau đã bị loại bỏ. Cụm loa mới trên Pixel 4 XL vẫn cho ra âm thanh stereo, nhưng loa dưới lại phát ra âm thanh từ đáy của điện thoại (như iPhone) thay vì về hướng mặt bạn.

px4

px

- Khay SIM cũng bị chuyển sang vị trí khác, rõ ràng là để dành chỗ cho cụm loa nói trên.

- Tai thỏ cả Pixel 3 XL đã tiến hóa thành một viền máy đầy đủ. Trong khi mọi hãng khác trong ngành công nghiệp di động ra sức cải tiến để loại bỏ tai thỏ và viền màn hình, Google dường như đi ngược lại xu thế.

px4

- Ít nhất thì họ làm viền máy dày là có lý do chính đáng: bên trong viền trên màn hình là phần cứng hồng ngoại để nhận dạng khuôn mặt, camera trước góc rộng, và một cụm radar mới lạ.

Bắt tay vào việc thôi!

Các kỹ thuật viên tại iFixit đã dùng túi chườm nhiệt đặt lên mặt lưng của Pixel 4 XL để làm rã lớp keo dính bên dưới – lớp keo này khá mỏng, nhưng lại bền, so với chiếc Pixel 3 XL năm ngoái có lớp keo dày. Không có cảm biến vân tay ở mặt lưng, tuy nhiên quá trình mở nắp máy vẫn phải hết sức cẩn thận vì có một sợi cáp rất ngắn kết nối các linh kiện trong cụm camera sau: đèn flash, microphone, và cảm biến quang phổ + rung. Cuộn dây sạc không dây và NFC, được dính vào mặt sau của nắp lưng bằng một lớp keo, sử dụng chân tiếp xúc khá dễ sửa (đây là lý do vì sao keo dính ở mặt lưng phải chắc, vì sẽ có vấn đề lớn nếu mạch sạc bị lỏng).

px4

px4

px4

Đến phần tháo pin: Google dùng loại keo stretch-release để dính pin vào mainboard. Bạn sẽ phải kéo miếng keo này ở góc vừa phải để tránh làm đứt nó. Giống Pixel 3 XL , nếu muốn nhìn mọi thứ rõ ràng hơn, bạn sẽ phải tháo mainboard, nhưng sẽ phải mất rất nhiều bước. Cuối cùng iFixit đã lấy được viên pin máy ra bằng cách nạy nhẹ nhàng thêm một chút. Bên dưới viên pin là một sợi cáp flex Active Edge, rất dễ bị đứt nếu bạn vô tình đụng phải trong quá trình tháo pin.

px4

px4

px4

Pixel 4 XL có viên pin 14,24 Wh (3700mAh ở 3,85 V), cao hơn năm ngoái (13,2 Wh), nhưng vẫn thua pin iPhone 11 Pro Max (15,04 Wh) và Galaxy Note 10+ (16,56 Wh).

Trước khi tháo mainboard, bạn sẽ phải tháo một cụm linh kiện gồm:

px4

px4

p4

- Đỏ: RAM LPDDR4X dung lượng 6GB của Micron nằm phía trên chip Snapdragon 855 của Qualcomm.

- Cam: Bộ nhớ flash 64GB SK hynix H28U72301CMR.

- Vàng: Một chip nhớ RAM bí ẩn Samsung K4U4E3S4AF, với một chữ "P" lớn in bên trên: có lẽ đây là RAM dành riêng cho chip Pixel Neural Core mới. Bên dưới con chip này là một IC mới, có thể là chip tùy biến của Google, khá lạ, với dòng chữ S4LV001A01 NGWF6YY5 1930.

px4

- Xanh lá: Chip bảo mật Pixel H1C2M3 Titan M.

- Xanh dương: Vi xử lý âm thanh lõi tứ Knowles 8508A, dùng cho tính năng live caption và transcription (phiên dịch nội dung tập tin audio)

- Xanh dương sẫm: Murata SS9709025

- Tím: Avago AFEM-9160 (nhiều khả năng là một mô-đun front-end).

Mặt B của cụm này bao gồm:

px4

px4

- Đỏ: Mô-đun front-end Skyworks Sky5-8212-11

- Cam: Envelope tracker Qualcomm QET5100

- Vàng: PMIC Qualcomm PM8150 và PM8150A

- Xanh lá: Controller NFC STMicroelectronics ST54J

- Xanh dương: PMIC phụ trợ Maxim MAX77826

- Xanh dương sẫm: XSPT6 SMC85201Z

- Tím: 35L36CWZ BOCW1909

Tiếp theo là cụm camera kép ở sau. Trên hai sợi cáp flex của chúng được ghi rõ "wide" và "tele". Cảm biến telephoto 16MP có vẻ ưu việt hơn 12.2MP khi đếm số điểm ảnh, nhưng cảm biến góc rộng có chất lượng ảnh tốt hơn với khẩu độ lớn hơn và bề ngang điểm ảnh lớn hơn (1,4 micromet).

px4

Thứ tiếp theo được lấy ra là các cảm biến ở mặt trước, bao gồm camera selfie 8MP và phần cứng mở khóa khuôn mặt. Phần cứng sinh trắc học chứa 2 camera hồng ngoại tiệm cận (NIR), một đèn phát tia NIR, và một máy chiếu chấm NIR. Vậy chip radar Soli nằm ở đâu?

px4

px4

Cụm này là gì? Nó bao gồm loa thoại, mic, cảm biến ánh sáng môi trường, và chip Soli – con chip dùng để diễn dịch cử chỉ của bạn bằng cách tận dụng radar.

px4

px4

px4

Project Soli trên Pixel 4 XL được Google gọi là Motion Sense. Dù công nghệ radar đã được dùng từ lâu và trên lý thuyết khá đơn giản, chúng ta vẫn chưa biết Google làm cách nào mà có thể đưa được toàn bộ hệ thống đó vào một miếng linh kiện hình chữ nhật bé tí không có thành phần nào di chuyển cả.

Motion Sense hoạt động bằng cách phát ra những sóng năng lượng điện từ được tinh chỉnh một cách chính xác. Khi những sóng này đập vào một thứ gì đó (như tay bạn), một số sẽ phản xạ lại ăng-ten. Chip Soli sau đó sẽ nghiên cứu những đợt sóng phản xạ này và phân tích khoảng delay, sự thay đổi tần số, và các dữ liệu khác của chúng để biết được những đặc tính của vật thể đã khiến sóng dội lại – vật đó lớn đến mức nào, di chuyển nhanh ra sao, theo hướng nào… Soli sau đó sẽ chạy dữ liệu này qua cơ sở dữ liệu thao tác đã biết của nó để xác định hành động (nếu có) cần được thực hiện trong hệ điều hành.

Google trang bị cho Pixel 4XL màn hình 90 Hz siêu mượt, và họ cũng không muốn ai khác tháo ra được. "Công thức" ở đây là dính keo siêu chắc trên toàn màn hình + các lớp màn hình bo sát viền máy + các miếng keo dính khổng lồ trông như duct-tape. Và trên lý thuyết, chẳng có lý do gì khiến bạn phải gỡ màn hình ra, trừ khi màn hình đã vỡ. Vì sự kỹ tính của Google nên quy trình thay màn hình vỡ cũng chẳng vui vẻ là bao.

px4

px4

px

Một điều khá thú vị là màn hình này được cung cấp bởi Samsung – khá ngạc nhiên khi ngay cả Samsung cũng chưa có smartphone nào sở hữu màn hình 90Hz cả. Trên bo mạch chủ, iFixit còn tìm thấy một cụm chip lạ từ STMicro, nhiều khả năng là controller màn hình cảm ứng điện dung.

Kết luận

px4

Dù cấu trúc cho thấy máy khá dễ sửa, nhưng có một số chi tiết cần đề cập ở đây:

- Chip Soli quản lý Motion Sense nằm cạnh loa ở đỉnh điện thoại, nó cực kỳ nhỏ so với chức năng mà nó mang lại. Chip Pixel Neural Core được đặt dưới chip RAM của Samsung, có nghĩa là nó phải đảm nhận những tác vụ khá phức tạp.

- Chip xử lý âm thanh mới của Knowles nhiều khả năng đóng vai trò chính trong mọi tính năng nhận dạng giọng nói mới của thiết bị.

- Samsung sản xuất màn hình 90Hz – có vè Pixel đã đánh bại các điện thoại Samsung khi xét đến tính năng này.

iFixit cho Pixel 4 XL điểm sửa chữa là 4/10:

px4

Ưu điểm:

- Mọi con ốc đều là loại chuẩn

- Keo dính stretch-release có thể không hoàn hảo, nhưng giúp sửa chữa dễ dàng hơn.

Nhược điểm:

- Các giải pháp Google sử dụng để chống nước khiến việc sửa chữa phức tạp hơn, nhưng mục tiêu của chúng thực ra nhằm giúp hạn chế tối đa những trường hợp phải đem máy đi sửa.

- Rất khó để sửa màn hình, buộc phải tháo hoàn toàn mọi bộ phận trong điện thoại.

- Mọi thao tác sửa chữa đều phải thông qua mặt lưng máy vốn được dính keo cứng.

- Mặt kính ở cả trước và sau khiến nguy cơ rơi vỡ tăng gấp đôi.

Minh.T.T

Chủ đề khác