VnReview
Hà Nội

Những điểm yếu của hệ điều hành Android OS

Hệ điều hành phân mảnh, không thống nhất trên các thiết bị, giới hạn về độ 'mở' và nhiều lỗ hổng bảo mật là những yếu điểm của hệ điều hành Android OS.

Android hiện đã vượt Symbian để trở thành hệ điều hành phổ biến nhất thế giới. Tuy nhiên, hệ điều hành này cũng có không ít nhược điểm so với các đổi thủ.

Android OS có nhiều phiên bản

Android OS đã vượt Symbian để trở thành hệ điều hành phổ biến nhất. Ảnh: Lamandroid.

Hệ điều hành này vốn phân chia ra làm hai nhánh chính: Phiên bản 2.x dành cho smartphone và 3.x dành cho tablet. Theo Android Developers, hiện tại có đến 8 phiên bản Android trên thị trường. Hệ điều hành bị phân mảnh khiến các nhà phát triển gặp khó khăn khi cập nhật Android OS phiên bản bất kỳ lên phiên bản cao hơn.

Nhiều người sử dụng nghĩ rằng Android 2.2 trên Samsung Galaxy Pro và Droid II không có gì khác nhau. Thực chất không phải vậy. Mỗi một nhà sản xuất thiết bị gốc đều đã hiệu chỉnh và cài đặt thêm phần mềm vào mỗi chiếc điện thoại hoặc tablet của mình.Trang Zdnet cho biết, những thiết bị có phần cứng giống nhau chưa chắc đã hoạt động được trên cùng một phiên bản Android.

Ví dụ, Motorola Xoom ở thị trường Mỹ ngay cả sau khi cập nhật phần mềm lên phiên bản Android 3.1 cũng sẽ không thể nhận diện thẻ nhớ SD. Trong khi đó, những người sở hữu Xoom ở châu Âu sẽ được sửa lỗi phần mềm về thiết bị đọc thẻ.

Hệ điều hành này vẫn chưa thực sự "mở"

Motorola Xoom bán ra tại thị trường Mỹ không nhận thẻ nhớ ngay cả khi nâng câp lên Android 3.1. Ảnh: Pinger.

Google cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa cho phép các nhà phát triển can thiệp vào mã nguồn mở của phiên bản Android 3.x. Việc này không được Zdnet đánh giá cao bởi trang này cho rằng mục đích của mã nguồn mở chính là làm cho việc phát triển phần mềm trở nên dễ dàng hơn thông qua việc chia sẻ code.

Việc phát triển nền tảng Honeycomb dựa vào một phần nhỏ nỗ lực từ phía Google và rất nhiều sự giúp đỡ của các nhà phát triển OEM. Chính các nhà sản xuất thiết bị gốc mới là người giúp cho hệ điều hành của Google hoạt động tốt hơn với những cấu hình phần cứng hoặc nhà mạng cụ thể nào đó.

Android OS có nhiều lỗ hổng bảo mật

Thiết bị chạy Android không có cách nào tự bảo vệ mình khi người dùng vô ý cài dặt malware.Ảnh: Opda.

Hệ điều hành Android có nền tảng là Linux vốn được biết đến với tính bảo mật cao. Tuy nhiên, khi người sử dụng vô tình chấp nhận cài đặt một phần mềm độc hại nào đó trên Android Market, thiết bị Android không có cách nào tự bảo vệ mình.

Mặc dù Google cũng đã đưa ra một vài biện pháp bảo vệ người dùng như gỡ bỏ tất cả malware và tài khoản của các nhà phát triển liên quan trên Android Market nhưng điều này vẫn chưa đủ đảm bảo. Trang Zdnet khuyên nên cài đặt các phần mềm bảo vệ như Lookout đề để phòng bị "dính bẫy" malware.

Theo Số hóa

Chủ đề khác