VnReview
Hà Nội

FBI đề nghị Apple hỗ trợ mở khóa iPhone của nghi phạm xả súng tại căn cứ quân sự Mỹ

FBI lại một lần nữa yêu cầu Apple hỗ trợ họ truy cập vào những chiếc iPhone vì mục đích điều tra.

FBI yêu cầu Apple hỗ trợ mở khóa các chiếc iPhone của nghi phạm nổ súng tại trạm hải quân

Cục Điều tra Liên bang (FBI) đã gửi một lá thư đến luật sư trưởng của Apple với nội dung yêu cầu công ty hỗ trợ mở khóa 2 chiếc iPhone của Mohammed Saeed Alshamrani – người đàn ông bị nghi ngờ đã giết 3 người tại căn cứ quân sự NAS Pensacola. Các quan chức của FBI đã yêu cầu sự giúp đỡ từ các cơ quan và quốc gia khác cũng như "những liên hệ quen thuộc trong cộng đồng nhà cung cấp bên thứ ba", nhưng vẫn hi vọng Apple vào cuộc nhằm đảm bảo quá trình điều tra được suôn sẻ. Một trong những công ty có thể hỗ trợ được đó chính là CelleBrite. Công ty này đã từng giúp FBI bẻ khóa chiếc iPhone 5c của Syed Farook – kẻ đã nổ súng tấn công tại thành phố San Bernardino hồi cuối năm 2015.

Một quan chức cấp cao cho NBC News biết rằng Alsharmani đã bắn thẳng vào một trong những chiếc iPhone mà hắn sử dụng, khiến việc truy cập trở nên khó khăn hơn. Vẫn chưa rõ thiết bị này có còn hoạt động được hay không.

Trong một tuyên bố, Apple cho biết FBI đã yêu cầu thông tin này từ một tháng trước đó. Táo khuyết đã cung cấp cho các nhà điều tra "tất các dữ liệu thuộc quyền sở hữu của họ" và sẽ tiếp tục cung cấp sự trợ giúp "với những dữ liệu mà Apple có sẵn". Công ty cho hay, Apple bày tỏ "sự tôn trọng to lớn đối với việc thực thi pháp luật".

Dẫu vậy, những gì xảy ra tiếp theo vẫn chưa rõ ràng. FBI đã từng kiện Apple nhằm mong muốn nhận được sự hợp tác từ "nhà Táo" trong trường hợp San Bernardino. Động thái này đã khiến các chính khách phản ứng dữ dội vì cho rằng FBI sử dụng vụ kiện như một cái cớ để thiết lập án lệ khi họ có thể tìm kiếm các lựa chọn khôi phục dữ liệu khác. Dĩ nhiên, FBI không nhất thiết phải thử điều này lại một lần nữa, dù rằng họ được Bộ Tư pháp hỗ trợ và tin rằng họ có quyền phá hỏng mã hóa. FBI lo ngại rằng những kẻ khủng bố và tội phạm khác có thể sử dụng mã hóa để giữ bí mật, và nghĩ các công ty công nghệ có thể tạo ra backdoor cho việc thực thi pháp luật mà vẫn có thể ngăn chặn hacker xâm nhập.

Chưa rõ liệu Apple có mở khóa những chiếc iPhone này hay không. Việc brute force để mở chúng là hoàn toàn bất khả thi. Và bất kỳ giải pháp nào mà FBI phát hiện có thể tạo ra lỗ hổng bảo mật mà ai cũng có thể khai thác, trừ khi Apple vá chúng. Quan trọng hơn, Táo khuyết lý giải rằng việc buộc họ mở khóa những chiếc điện thoại sẽ tạo ra một tiền lệ nguy hiểm: bất kỳ cơ quan chính phủ Mỹ nào cũng có thể truy cập vào thiết bị khi yêu cầu họ mở khóa.

Minh Hùng theo Engadget

Chủ đề khác