VnReview
Hà Nội

Người dùng iPhone coi Android là phiên bản thứ hai của “IE” trong thế giới điện thoại

Theo nhiều người dùng iPhone, chính "vấn nạn" quảng cáo toàn màn hình là nguyên nhân khiến nhiều người tránh xa Android.

Theo một cuộc thảo luận gần đây trên mạng Reddit, nhiều người dùng iPhone đã tranh luận về chất lượng ứng dụng trên hệ điều hành Android. Họ cho rằng vấn đề quảng cáo toàn màn hình trên Android là một trong những lý do khiến nhiều người lại chọn iPhone thay vì Android.

"I'm glad Apple doesn't allow full screen ads from outside of apps", tạm dịch "Tôi rất mừng vì Apple không cho phép quảng cáo toàn màn hình bên ngoài ứng dụng" là tiêu đề của một bài viết đang gây tranh cãi mạnh trên Reddit.

Theo đó người đăng bài viết này cho biết đã kiểm tra ứng dụng có tên "Phone Booster" trên smartphone Android. Và rồi họ phát hiện thấy quảng cáo toàn màn hình chính là thủ phạm khiến nhiều người không thích Android. Hiện ứng dụng này chỉ có tải qua Google Play vì ứng dụng APK đã bị khóa.

Rất nhiều người dùng iPhone sau đó tham gia bài viết đã xác nhận rằng, người dùng Android đang phải chịu trận với đủ thể loại ứng dụng tăng tốc giả mạo trên Play Store. Họ cho rằng những ứng dụng đó chẳng có tác dụng gì ngoài việc spam người dùng bằng đủ thứ quảng cáo tràn hết màn hình.

Đây rõ ràng là cách mà nhiều nhà phát triển ứng dụng thường lợi dụng để buộc người dùng phải xem và nhấp vào quảng cáo, hòng mang lại doanh thu nhanh hơn thay vì dựa vào số lượng cài đặt và mua ứng dụng.

Thậm chí một người dùng còn nói vui rằng: "Android chính xác là phiên bản Internet Explorer của thế giới điện thoại". Tất nhiên điều này có thể hiểu theo nhiều nghĩa.

Internet Explorer là trình duyệt mặc định của Windows trong một thời gian dài trước khi bị thay thế bởi Microsoft Edge. Trước đây, Internet Explorer luôn trở thành mục tiêu nhắm tới các phần mềm quảng cáo và mã độc. Trên nhiều thiết bị thiếu bảo mật, Internet Explorer giống như một trung gian chuyên phát tán quảng cáo, thậm chí dẫn "kẻ thù" vào nhà bạn mà không hay.

Theo dữ liệu do Statista tổng hợp, ;có 92,33% mã độc lây nhiễm qua các ứng dụng Android trong năm 2018 là trojan.

Mặt khác theo số liệu của Google chỉ ra, lượt tải xuống từ cửa hàng Google Play Store đang ngày càng an toàn hơn. Trong khi các ứng dụng cài đặt từ bên ngoài vẫn là một mối đe dọa lớn. Google khẳng định, 28% các ứng dụng bị nhiễm mã độc đều là các ứng dụng được cài đặt bên ngoài cửa hàng Google Play Store và đây chính là nguồn lây nhiễm mã độc chính.

Còn nếu hiểu theo nghĩa tiêu cực hơn, việc ví Android giống như Internet Explorer chẳng khác nào ví hệ điều hành này đang dần trở nên lỗi thời và lạc hậu so với thời đại.

Mai Huyền

Chủ đề khác