VnReview
Hà Nội

Một phút hoài niệm về Gingerbread, phiên bản Android "mãi không chịu về hưu"

Trước khi có biệt danh "phiên bản OS mãi không chịu về hưu" như hiện tại, Android 2.3 Gingerbread từng là một thành công lớn của Google.

Phiên bản hệ điều hành này đã cho ra đời rất nhiều tính năng mà người dùng smartphone đã rất quen thuộc ở thời điểm hiện tại. Giao diện người dùng (UI) của hệ điều hành này cũng được đổi mới hoàn toàn và giúp cho hệ thống hoạt động mượt mà hơn.

Một phút hoài niệm về Android Gingerbread, phiên bản Android

Trình làng vào dịp cuối năm 2010, Gingerbread đã chứng kiến mức tăng trưởng nhanh chóng, trở thành phiên bản Android phổ biến nhất chỉ chưa đầy một năm sau và chiếm tới 50% thị phần ở thời điểm tháng 11/2011. Google đã ngưng cập nhật số liệu thị phần của Gingerbread từ năm ngoái, nhưng phiên bản Android 2.3 này vẫn còn "len lỏi" đâu đó, khiến các nhà phát triển ứng dụng muốn đảm bảo ứng dụng của mình hoạt động tối ưu trên mọi thiết bị của người dùng, phải lo lắng.

Phiên bản Android tiền nhiệm, Android 2.2 Froyo, được ra mắt vài tháng trước Gingerbread và đã gần như không còn người dùng vào tháng 1/2017. Thời điểm đó, Gingerbread vẫn chiếm 1,0% thị phần smartphone. Trên thực tế, có nhiều phiên bản Android cũ đã tồn tại trong một khoảng thời gian rất dài.

Vậy điều gì khiến Gingerbread "sống dai" đến như vậy? Đây là phiên bản mang đến những sự đột phá cho hệ điều hành Android, giống như những gì mà Windows XP đã làm với họ hệ điều hành Microsoft Windows nói chung. Dù vẫn có thể, nhưng bạn có lẽ sẽ không muốn sử dụng Gingerbread vào năm 2020 – và nếu bạn cố tình sử dụng những phiên bản quá cũ, thì đó sẽ là một trải nghiệm tồi tệ do thiếu vắng nhiều tính năng quan trọng.

Trước khi Android 2.3 ra đời, các ứng dụng của bên thứ ba thậm chí còn không được quyền truy cập vào camera trước của điện thoại. Phiên bản Gingerbread cho phép ứng dụng có thể sử dụng tất cả các camera của máy – các điện thoại Android đời sau sẽ không thế sử dụng được hết toàn bộ 3, 4, 5, 6 camera nếu không có tính năng này.

Một phút hoài niệm về Android Gingerbread, phiên bản Android

Một chức năng nữa xuất hiện cùng với phiên bản 2.3 là việc hỗ trợ màn hình độ phân giải rất lớn, kích thước từ 7" đến 10". Đây là bước chuẩn bị cho sự ra đời của các máy tính bảng chạy hệ điều hành Android và sau đó tiếp tục được cải tiến với phiên bản Android 3.0 Honeycomb.

Phiên bản 2.3 Gingerbread cũng giới thiệu NFC (tính năng kết nối tầm ngắn – Near Field Commuinications). Ngày nay, NFC đã trở nên vô cùng cần thiết với các dịch vụ thanh toán qua điện thoại.

Một phút hoài niệm về Android Gingerbread, phiên bản Android

Kể cả những chức năng cơ bản như copy và paste cũng được nâng cấp trong phiên bản Android 2.3. Với phiên bản này, người dùng có thể "bôi đen" văn bản bằng cách nhấn giữ những cụm hoặc câu cần sao chép, sao đó kéo và thả vào địa điểm cần dán. Tính năng gợi ý từ cũng được cải tiến, giao diện bàn phím được cải thiện và hệ thống nhận diện giọng nói trở nên chính xác hơn.

Một phút hoài niệm về Android Gingerbread, phiên bản Android

Trải nghiệm đa phương tiện cũng được cải tiến một cách đang kể. Các ứng dụng đã có thể sử dụng các hiệu ứng âm thanh như giả lập hiệu ứng tai nghe (headphone virtualization) hay tăng âm trầm (bass boost). Hệ điều hành này chính thức hỗ trợ bộ giải mã mới, cho phép hệ thống đọc các định dạng âm thanh AAC và AMR, cũng như video chuẩn VP8 và WebM.

Gingerbread cũng cho ra mắt trình quản lý pin thiết bị, cung cấp thông tin chi tiết về thời lượng pin. Tính năng này cũng hiển thị các ứng dụng chạy nền trên hệ thống, cũng như tối ưu hoá pin và CPU. Đây là hệ điều hành đầu tiên cung cấp một công cụ mạnh mẽ (và dễ sử dụng) giúp người dùng tối ưu thời lượng sử dụng pin.

Một phút hoài niệm về Android Gingerbread, phiên bản Android

Một phút hoài niệm về Android Gingerbread, phiên bản Android

Tốc độ xử lý của hệ thống cũng được nâng cao, các thao tác chạm và sử dụng bàn phím không ngốn nhiều CPU, mang đến trải ngiệm mượt mà hơn đối với các trò chơi và những ứng dụng khác.

Bên cạnh đó, Google cũng đã phát triển tính năng "dọn rác" hệ thống theo thời gian thực. Chúng ta sẽ không đi sâu vào cách thức Dalvik hoạt động, nhưng điều quan trọng là các ứng dụng sẽ không còn bị "giật lag" mỗi khi Android tiến hành các tác vụ bảo trì dưới nền.

Một phút hoài niệm về Android Gingerbread, phiên bản Android

Một phút hoài niệm về Android Gingerbread, phiên bản Android

Không phải tất cả mọi thứ đều hoạt động với Dalvik – để tận dụng tối đa hiệu năng của các chipset, các nhà phát triển buộc phải chạy các đoạn mã đầy đủ và nguyên bản. Gingerbread cải thiện điều này bằng cách cung cấp một giao diện lập trình ứng dụng (API) chuẩn có thể sử dụng trực tiếp OpenGl ES cho các tác vụ xử lý đồ họa, tải các tài nguyên, xử lý các thao tác cảm ứng và chạy âm thanh. Driver của OpenGL cũng được cập nhật, mang đến trải nghệm 3D tốt hơn.

Còn có rất nhiều cải tiến nhỏ khác mà trước đó không xuất hiện trong các phiên bản trước 2.3, chẳng hạn như trình quản lý download. Trước đó, người dùng phải tự tìm những dữ liệu mà mình đã tải xuống từ trình duyệt một cách thủ công.

Có thể bạn không còn nhớ nhiều về Android 2.3 Gingerbread nữa, nhưng phiên bản này xứng đáng nhận được sự tôn trọng và ghi nhận. Đây là một trong những phiên bản Android xuất sắc nhất, mở đường cho sự thống trị toàn cầu của hệ điều hành này.

Một phút hoài niệm về Android Gingerbread, phiên bản Android

Bức ảnh trên là một "trứng phục sinh" được tìm thấy trong Android 2.3 Gingerbread. Bức ảnh minh họa một bầy zombies và một con quái vật hình người "bánh gừng" (Gingerbread man – đúng như tên của hệ điều hành) đang bao vây biểu tượng của Android. Thật thú vị, phải không?

Tuấn Bảo

Chủ đề khác