VnReview
Hà Nội

HTC One X: "canh bạc" trắng tay khi đặt cược vào âm thanh cùng con chip hình ảnh tùy biến

Chiếc điện thoại HTC;One đầu tiên ngạc nhiên thay lại không phải là HTC One. Năm 2012, HTC trình làng HTC One X và đây mới là sản phẩm khởi đầu cho một dòng smartphone mới của công ty Đài Loan.

HTC One X: chiếc smartphone đặt cược vào âm thanh cùng con chip hình ảnh tùy biến, nhưng thất bại

Theo đó, One X sẽ là sản phẩm flagship, One S là tầm trung và One V hướng đến phân khúc giá rẻ. HTC One S có vỏ ngoài bằng kim loại, gợi nhớ đến HTC Legend. Còn với HTC One X, nó lại sử dụng chất liệu nhựa polycarbonate, với thiết kế tựa viên sỏi khi sở hữu các đường cong mượt mà ở phía trước và sau. Thời điểm ấy, Nokia cũng đang tạo ra những chiếc điện thoại polycarbonate, dù rằng dòng sản phẩm Lumia vẫn giữ lại một vài cạnh sắc.

HTC One X: chiếc smartphone đặt cược vào âm thanh cùng con chip hình ảnh tùy biến, nhưng thất bại

Dẫu không còn hợp thời, polycarbonate vẫn vượt trội hơn rất nhiều so với những chất liệu nhựa thông thường khác được sử dụng vào lúc đó. Các reviewer và người mua cũng nhận xét rằng sản phẩm của HTC mang lại cảm giác cao cấp hơn rất nhiều so với đối thủ của nó, Samsung Galaxy S III, vốn có vỏ ngoài bằng nhựa mịn và sử dụng thiết kế viên sỏi tương tự.

HTC One X: chiếc smartphone đặt cược vào âm thanh cùng con chip hình ảnh tùy biến, nhưng thất bại

Polycarbonate thường mang đến bề mặt mờ mềm mại và ấm áp khi chạm vào, trong khi chất liệu kim loại và kính phổ biến sau này lại tạo ra cảm giác cứng cáp và mát lạnh. Hơn nữa, thay vì phải sơn bề mặt bên ngoài, những chất tạo màu đã được bổ sung vào trong quá trình trộn lẫn polycarbonate. Điều này giúp toàn bộ phần vỏ sẽ đồng đều cùng một màu, kết hợp cùng với bề mặt mờ, khiến chúng ta khó có thể thấy được những vết xước. Và nó cũng sẽ không bị bể vỡ khi rớt xuống như bề mặt kính.

HTC One X không quá to, dù rằng được trang bị màn hình 4,7 inch. Điều này sẽ thu hút được rất nhiều người, bởi hầu hết mọi người lúc ấy không hề muốn những chiếc điện thoại phình to ra. Tuy nhiên, không phải ai cũng cảm thấy hài lòng về việc thiếu khe cắm thẻ nhớ microSD hay pin không thể tháo rời.

Màn hình 4,7 inch này của HTC One X sử dụng công nghệ Super LCD 2 tuyệt đẹp với độ phân giải 720p. Nó có đầy đủ dải RGB, mang đến hình ảnh sắc nét hơn so với các tấm nền OLED 720p thuở sơ khai có trên Galaxy S III và HTC One S.

HTC One X: chiếc smartphone đặt cược vào âm thanh cùng con chip hình ảnh tùy biến, nhưng thất bại

HTC One X chạy Sense UI khá đẹp của HTC dựa trên nền Android 4.0 Ice Cream Sandwich. Thời điểm lúc ấy, những giao diện tùy biến riêng rất được các nhà sản xuất ưa chuộng. Sau đó, thiết bị này đã được cập nhật lên Android 4.1 Jelly Bean và dừng chân tại đó.

Bên trong thiết bị này là chipset NVIDIA Tegra 3, với 4 nhân Cortex-A9 cùng một nhân năng lượng thấp. Nhân thứ 5 này sẽ xử lý các tác vụ ngầm như phát nhạc hay nhiều nhu cầu chờ của hệ điều hành và tiêu thụ ít năng lượng hơn so với những nhân chính. GPU bên trong con chip này cũng nhanh hơn gấp 3 lần so với Tegra 2 trước đó.

HTC One X: chiếc smartphone đặt cược vào âm thanh cùng con chip hình ảnh tùy biến, nhưng thất bại

Một số biến thể lại được trang bị con chip Qualcomm Snapdragon S4, chẳng hạn như One XL (có cùng kích thước với One X) hay phiên bản One X dành cho AT&T hoặc cho thị trường Trung Quốc cũng như một số thị trường khác. Các điểm benchmark thời điểm đó cho thấy con chip Snapdragon S4 của Qualcomm nhanh hơn một chút so với Tegra. Đối với HTC One S, thiết bị này sử dụng con chip Snapdragon S4 tại mọi thị trường.

Đây không phải là sự khác biệt duy nhất tại các thị trường. Một số khu vực được tặng kèm tai nghe Beats by Dre đắt tiền bên trong hộp, trong khi những nơi khác lại chỉ có tai nghe HTC thông thường hoặc thậm chí là không có. Dẫu vậy, tất cả đều có bộ equalizer Beats Audio bên trong cùng logo Beats Audio nằm ở mặt sau.

HTC One X: chiếc smartphone đặt cược vào âm thanh cùng con chip hình ảnh tùy biến, nhưng thất bại

Danh tiếng của hãng âm thanh này hiện đã "tan thành mây khói", thế nhưng, trong quá khứ, nó lại có sức hút thương hiệu mãnh liệt. Và HTC muốn tận dụng điều đó để trở thành một thương hiệu cao cấp, chú trọng đến âm thanh trong số các nhà sản xuất Android khác.

Vào tháng 08/2010, HTC đã mua lại 50,1% cổ phần của Beats với giá 309 triệu USD, đủ để chiếm quyền kiểm soát thương hiệu này. Sau đó, vào tháng 07/2012, HTC đã bán một nửa cổ phần của mình với giá 150 triệu USD. Đến tháng 09/2013, họ "xử lý" nốt phần nửa còn lại với 265 triệu USD. Chưa đầy 1 năm sau đó, Apple mua lại Beats với con số 3,2 tỉ USD, nhiều hơn đáng kể so với giá trị được định ra dưới trướng quản lý của HTC.

Công bằng mà nói, HTC chủ yếu tận dụng Beats để xây dựng thương hiệu cho các thiết bị của riêng mình. Samsung lại thực hiện điều tương tự một cách tốt hơn. Họ mua lại Harman Kardon (công ty sở hữu AKG, JBL cùng nhiều thương hiệu lớn khác) và giờ đây, những chiếc điện thoại Galaxy cao cấp được tặng kèm tai nghe AKG bên trong hộp. Quay lại với Beats, Apple sử dụng dịch vụ stream nhạc Beats Music để làm nền tảng cho Apple Music của riêng mình, trong khi Milk Music của Samsung đã xuống mồ một cách lặng lẽ.

HTC One X: chiếc smartphone đặt cược vào âm thanh cùng con chip hình ảnh tùy biến, nhưng thất bại

HTC One X có một camera "ImageSense" với cảm biến 8MP cùng một vũ khí bí mật mang tên ImageChip. Đây là bộ xử lý hình ảnh chuyên dụng bên ngoài ISP đi kèm chipset.

Rõ ràng, nó xuất hiện trước 5 năm so với Pixel Visual Core của Google, thế nhưng, nó gần như không thành công, bởi camera 8MP trên One X không mang lại chất lượng tốt nhất thời điểm đó. HTC không phải duy nhất, Nokia 808 PureView cũng có con chip xử lý xử lý hình ảnh chuyên dụng. Cả HTC One X lẫn Nokia 808 PureView đều được trình làng tại MWC 2012 và giành được nhiều giải thưởng. Nghiệt ngã thay, chỉ 1 trong 2 được ghi nhớ cho đến ngày nay khi nhắc đến camera.

Đó cũng là thời điểm video 1080p xuất hiện trên thiết bị di động. HTC One X đạt tốc độ tối đa 24fps khi quay 1080p. Con số này không hề mang đến sự mượt mà (một phần cũng do mức bitrate thấp, chỉ 10Mbps). Dẫu vậy, điểm đáng khen là âm thanh stereo được ghi lại trong video có chất lượng khá tốt.

Dòng One dường như là một sự thay đổi về chiến lược của HTC, vốn đã bắt đầu gặp khó khăn. Họ tập trung vào ít thiết bị hơn, hi sinh số lượng cho chất lượng (thế nên, HTC mới chuyển sang cách đặt tên One X, S, V đơn giản).

Cho dù HTC đã cố gắng rất nhiều với One X, thế nhưng, nó đã dần chìm vào quên lãng. Mãi đến khi One (M7) ra đời, HTC mới có chút thành công để gặt hái.

Minh Hùng theo GSM Arena

Chủ đề khác