VnReview
Hà Nội

Ảnh chụp từ Xperia 5 II được thích hơn Galaxy S20 Plus, Google Pixel 5 gây thất vọng

Bốn mẫu điện thoại Android là Google Pixel 5, Huawei P40 Pro, Samsung Galaxy S20 Plus và Xperia 5 II đã được Android Authority đưa lên bàn cân, đánh giá chất lượng camera qua nhiều thử nghiệm.

Trong một màn so sánh camera rất chi tiết, trang công nghệ Android Authority muốn thử kiểm chứng chất lượng camera của Google Pixel 5, đối đầu với một số điện thoại Android cao cấp khác. Sản phẩm của Google được cho là có mức giá thấp hơn các đối thủ, liệu nó có đem tới chất lượng camera đỉnh cao như các thế hệ tiền nhiệm dòng Pixel?

Cân bằng trắng và đo sáng

Trong bài so sánh đầu tiên, sẽ là những thứ hết sức cơ bản để làm nên một bức ảnh đẹp: lên màu, đo sáng, cân bằng trắng.

Google Pixel 5

Samsung Galaxy S20 Plus

Huawei P40 Pro

Sony Xperia 5 II

Samsung theo truyền thống của mình, đẩy bão hòa màu lên thật sống động nhìn rất thích mắt, nhưng nó lại không hề giống thực tế. Sony thì thiên hướng tự nhiên, màu sắc nhạt hơn và có thể khiến bạn cảm thấy hơi buồn chán. Google và Huawei chọn cách tiếp cận đâu đó ở giữa, vừa cố duy trì ảnh sao cho giống thực tế, lại vừa đẩy nhẹ một chút màu để ảnh nổi bật hơn.

Cá nhân tác giả của Android Authority ưa cách lên màu của Sony hơn.

Về nhiệt màu, Sony có xu hướng chân thực với tông màu lạnh. Ảnh Samsung có tông màu ấm nhất. Còn Google và Huawei vẫn nằm đâu đó ở giữa. Trong số đó, Huawei có cách tiếp cận rất linh hoạt, nhiệt màu ấm hoặc lạnh phụ thuộc vào nội dung bạn chụp.

Google Pixel 5

Samsung Galaxy S20 Plus

Huawei P40 Pro

Sony Xperia 5 II

Về đo sáng, Google duy trì sự nhất quán và cân bằng ngon nhất trong cả bốn máy. Ảnh của Samsung thường cắt bỏ chi tiết highlight và có tổng thể bão hòa rất cao. Huawei thỉnh thoảng bị dư sáng do muốn đẩy màu rực rỡ hơn. Đối với Sony, hiệu quả đo sáng mang tính hên xui rất cao, lúc thì làm quá còn lúc lại chưa đủ.

Kết luận chung cuộc, Google Pixel 5 có khả năng đo sáng ấn tượng và màu sắc trung thực cao. Samsung Galaxy S20 Plus thường bị rực màu thái quá và mất highlight, theo đúng đặc trưng không trung thực của công ty Hàn Quốc. Huawei có cân bằng trắng và đo sáng đều rất tốt, màu sắc đôi khi cũng bị đẩy lên quá đà. Cuối cùng, Xperia 5 II thể hiện màu sắc chân thực nhất trong cả bốn máy, nhưng đo sáng lại không nhất quán, cân bằng trắng có thiên hướng tông lạnh.

Google Pixel 5

Samsung Galaxy S20 Plus

Huawei P40 Pro

Sony Xperia 5 II

Chi tiết khi crop ảnh

Khi crop ảnh ở cự ly gần và trung, Huawei làm tốt nhất với chi tiết rất giàu. Tuy nhiên, P40 Pro có thói quen khá phiền phức là tự động chuyển sang ống kính góc rộng để chụp marco. So với ống kính chính, nó có chất lượng kém hơn và tác giả ước gì có thể tắt tính năng này đi.

Đối với crop ảnh ở khoảng cách xa hơn, Sony đem tới ít chi tiết nhất nhưng lại tránh bị xử lý quá đà, tổng thể thì vẫn khá ổn. Trong khi đó, thiết bị của Samsung tuy giữ được nhiều chi tiết hơn, nhưng một số chỗ lại bị gai ảnh do đẩy sharpness quá.

Google Pixel 5

Samsung Galaxy S20 Plus

Huawei P40 Pro

Sony Xperia 5 II

Huawei vẫn là máy có ảnh tự nhiên nhất trong cả bốn. Mặc dù chất lượng tốt nhât có lẽ là Google hoặc Huawei, nhưng trong các điều kiện có ánh sáng không thuận lợi, Pixel 5 bộc lộ giới hạn về phần cứng và không thể duy trì phong độ như khi đủ sáng được nữa.

Kết luận, Google Pixel 5 chỉ thực sự tốt ở đủ sáng, còn vào điều kiện thiếu sáng thì kết quả không tốt. Samsung Galaxy S20 Plus duy trì chi tiết tốt nhưng khi crop thường cho thấy ảnh bị xử lý quá đà. Huawei P40 Pro xử lý hậu kỳ nhẹ nhàng nhất và đem tới chi tiết tốt nhất, chụp khi thiếu sáng cũng tốt nhất. Còn với Sony Xperia 5 II, đủ sáng thì chi tiết tốt, nhưng tổng thể thì vẫn là kém nhất trong cả bốn.

Google Pixel 5

Samsung Galaxy S20 Plus

Huawei P40 Pro

Sony Xperia 5 II

Xử lý HDR

Với phép thử đầu tiên, Xperia 5 II cho thấy một chút rửa trôi và màu xanh bị thêm thắt ở nền trời. Samsung thì vẫn "chứng nào tật nấy", màu sắc rực lên và tạo ra một bầu trời rất giả - thứ vốn không tồn tại. Huawei tổng thể rất ổn. Nhưng đáng nói là Google, thật không tin nổi khi ảnh của Pixel 5 lại là tệ nhất. Nền trời bị xóa nhòa đi trong khi Huawei và Sony vẫn giữ lại được, thậm chí còn không thấy mây đâu. Đáng báo động ở những khoảng tối của ảnh, nhiễu đã xuất hiện.

Google Pixel 5

Samsung Galaxy S20 Plus

Huawei P40 Pro

Sony Xperia 5 II

Ở lần thử thứ hai, khả năng xử lý HDR của Google hoàn toàn sụp đổ. Tác giả Android Authority thực sự không biết chuyện gì đã xảy ra với thuật toán HDR của công ty. Ở một điều kiện cực khó, cả Pixel 5 lẫn Galaxy S20 Plus đều bị xóa nhòa ở nền trời hơn bình thường.

Còn về phần Huawei và Sony, cả hai đều đem tới ảnh gần với thực tế hơn cả, dynamic range cũng lên rất tốt. Tác giả Android Authority tin rằng Sony đã đưa ra một số tinh chỉnh về phần mềm so với lần anh chụp bằng Xperia 1 II, chiều sâu ảnh rất tốt. So với Samsung, dường như công ty Hàn Quốc chẳng tái hiện được gì từ ngoại cảnh thực tế.

Google Pixel 5

Samsung Galaxy S20 Plus

Huawei P40 Pro

Sony Xperia 5 II

Ở hai lần thử HDR tiếp theo với nhiều cây cối, Google và Huawei có chung một vấn đề là bị quang sai màu sắc, ánh tím hiện lên giữa các đám cây. Hai chiếc Galaxy và Xperia kia thì không có tình trạng tương tự. Đáng chú ý, Pixel 5 lại dính phải lỗi cũ - nhiễu hạt xuất hiện ở các vùng tối.

Tổng kết, Google Pixel 5 đo sáng chuẩn, nhưng nhiễu ở vùng tối rất nhiều và bị méo ống kính, thời gian xử lý cũng lâu. Samsung Galaxu S20 Plus thì xử lý màu sắc quá đà, cắt bỏ nhiều chi tiết vùng sáng, tổng thể rất giả tạo. Huawei P40 Pro xử lý HDR rất nhanh và kết quả cũng rất ấn tượng, chỉ có một điểm trừ là bị méo ống kính. Còn với Sony, xử lý HDR ngon, nhưng xử lý lại lâu hơn các đối thủ, trong khi đo sáng thì rất may rủi.

Google Pixel 5

Samsung Galaxy S20 Plus

Huawei P40 Pro

Sony Xperia 5 II

Bokeh

Trong khi Huawei và Samsung đều có cảm biến ToF để thu thập thông tin chiều sâu, hai sản phẩm còn lại thì không. Điều thú vị là Sony loại bỏ trên Xperia 5 II nhưng Xperia 1 II thì có ToF, và tất cả cảm biến này đều do chính Sony cung cấp, gồm cả LiDAR Scanner trên iPhone 12 Pro Max.

Nếu chỉ nhìn tổng thể thì cả bốn đều khá ổn. Tuy nhiên khi săm soi kỹ hơn, ta dễ dàng nhận ra Xperia 5 II bị nhầm lẫn một chút ở khoảng trống giữa bức tượng và hộp trắng. Pixel 5 cũng không khá hơn khi phía bên trái không làm mờ đúng chuẩn, nhầm lẫn giữa tiền cảnh và hậu cảnh.

Google Pixel 5

Samsung Galaxy S20 Plus

Huawei P40 Pro

Sony Xperia 5 II

Về chất lượng xóa mờ, Samsung làm hơi gắt so với sở thích của tôi, thay vì làm mờ nhẹ thì họ xóa nhòe hẳn luôn. Ba hãng còn lại tạo bokeh tự nhiên hơn hẳn. Mặc dù Huawei và Sony có vẻ nhỉnh hơn Google chút, trông tự nhiên hơn.

Một điều rất khó chịu trên máy Sony khi chụp như này là không cho phép zoom, đồng thời yêu cầu phải đứng cách xa tối thiểu 1.5m. Các chiếc máy còn lại đều không có yêu cầu bất tiện như vậy.

Google Pixel 5

Samsung Galaxy S20 Plus

Huawei P40 Pro

Sony Xperia 5 II

Kết luận, Google Pixel 5 tách rìa hợp lý và làm mờ tốt. Khi chụp chân dung thì gặp khó khi phải xử lý các sợi tóc. Samsung Galaxy S20 Plus cũng tách phông xuất sắc, nhưng làm mờ thì không phải cái đẹp nhất. Huawei có vẻ là máy chụp bokeh tốt nhất trong cả bốn. Cuối cùng là Sony, việc không có cảm biến 3D ToF rõ ràng là một bất lợi lớn khiến phân định các đường rìa thiếu chính xác, bù lại là chất lượng làm mờ khá ổn, chụp chân dung thì khá í ẹ.

Chụp siêu rộng

Samsung cho góc rộng nhiều nhất, sau đó là Sony, Google và cuối cùng là Huawei.

Về chất lượng, Huawei là máy cho ra độ sắc nét cao nhất, màu sắc chuẩn nhất và chi tiết cùng giàu nhất. Sony và Samsung có độ chi tiết tương đương ở trung tâm khung hình, nhưng khi tiến ra xa, Xperia 5 II lại bị méo nhiều hơn. Riêng về Pixel 5, đây là nỗi thất vọng lớn nhất khi hay bị mất nét (out-of-focus).

Google Pixel 5

Samsung Galaxy S20 Plus

Huawei P40 Pro

Sony Xperia 5 II

Màu sắc của Pixel 5 cũng rất chán khi bị quang sai quầng tím, y như vấn đề đã xuất hiện ở trên. Trong khi đó, Sony tiếp tục thể hiển triết lý của họ khi tái tạo màu sắc trung thực.

Về tổng thể, Google Pixel 5 là chiếc cho trải nghiệm chụp góc rộng tệ nhất khi bị mất nét, màu sắc thì bị rửa trôi. Samsung Galaxy S20 Plus cho trường nhìn rộng nhất, chi tiết giàu có khiến nó là máy có ảnh chụp siêu rộng ngon nhất. Huawei thì dẫn đầu về chi tiết và khả năng AF, không bị méo quá nhiều, nhưng lại có điểm trừ ở góc chụp hẹp hơn đối thủ. Còn Sony, góc đủ rộng và lên màu tốt, nhưng chi tiết không bằng đối thủ đặc biệt khi đi ra rìa khung hình.

Google Pixel 5

Samsung Galaxy S20 Plus

Huawei P40 Pro

Sony Xperia 5 II

Khả năng zoom

Cả ba đều cung cấp zoom chất lượng ổn ở mức 3x, tuy nhiên Huawei P40 Pro lại có ống kính tiềm vọng, có thể zoom xa tới 5x.

Google Pixel 5 không có phần cứng để chụp tele nên hoàn toàn phụ thuộc vào thuật toán Super Res Zoom. Samsung có chất lượng tương đối ổn nhưng ảnh khi crop vào thì trông bị xử lý quá đà. Huawei có nhiều lợi thế nhất, đặc biệt ở mức 5x trở đi rõ ràng là vượt trội. Trong khi đó, Sony xử lý ảnh rất ít, khiến nó trông tự nhiên, chi tiết không duy trì nhất quán mà lúc được lúc mất. Đặc biệt, máy Sony không cho đổi ống kính tự động khi chúng ta zoom vào bằng tay.

Google Pixel 5

Samsung Galaxy S20 Plus

Huawei P40 Pro

Sony Xperia 5 II

Thiếu sáng

Sony là công ty duy nhất từ chối cung cấp một chế độ chụp đêm chuyên biệt. Thay vào đó, họ chọn cách tự động kéo dài thời gian mở khẩu. Khi chụp thiếu sáng, cả bốn trông khá ổn. Pixel 5 và P40 Pro vượt trội hơn cả về độ sáng, miễn là bạn giữ chắc tay. Google cho ra ảnh sắc nét nhất, màu sắc sống động nhất.

Khi chụp cực tối, Xperia 5 II phải chật vật lấy nét, nhưng bù lại tái tạo màu sắc lại tốt và khá cân bằng. Thuật toán Night Sight của Google làm việc hiệu quả nhất khi tự cân bằng trắng và lên màu tốt nhất, kiểm soát nhiễu ngon hơn Sony. P40 Pro tuy có chi tiết cao mà chẳng cần dùng Night Mode, nhưng lại bị ám xanh. Còn lại Samsung thì cân bằng trắng sai khiến ảnh ngả cam quá nhiều, dù thực tế ánh đèn vàng hơn.

Google Pixel 5

Samsung Galaxy S20 Plus

Huawei P40 Pro

Sony Xperia 5 II

Tổng thể, Pixel 5 duy trì màu sắc và cân bằng trắng khi thiếu sáng xuất sắc. Samsung Galaxy S20 Plus thì cân bằng trắng không chính xác bằng Google và Sony, trong khi ảnh đủ sáng và vẫn giữ được chi tiết. Huawei thì đo sáng ngon, chi tiết cũng ổn nhưng cân bằng trắng khi thiếu sáng lại rất hên xui, không nhất quán. Còn lại Sony, cảm biến phải vất vả để lấy nét và duy trì chi tiết, nhưng đạt được cân bằng trắng và lên màu cực tốt.

Google Pixel 5

Samsung Galaxy S20 Plus

Huawei P40 Pro

Sony Xperia 5 II

Kết luận

Cả bốn chiếc máy đều có thể cho ra kết quả xuất sắc, nhưng tất cả bọn họ lại có những nhược điểm riêng của mình. Chính vì thế, tùy vào ưu và nhược của từng sản phẩm mà bạn có thể chọn ra chiếc phù hợp với phong cách của bản thân. Với cá nhân tác giả Android Authority thực hiện bài so sánh, nếu phải chọn ra một người xuất sắc hơn cả thì sẽ phân vân giữa phương án - Huawei P40 Pro hoặc Sony Xperia 5 II.

Tóm tắt lại về hiệu suất camera của bốn sản phẩm trong bài so sánh:

  • Samsung Galaxy S20 Plus: Nếu bạn ưa kiểu màu sắc thật rực rỡ, sống động, đây chính là lựa chọn hợp lý. Nó cung cấp trải nghiệm góc rộng ngon nhất, zoom xuất sắc. Nhưng với một số người thì máy lại theo kiểu xử lý hơi quá đà.

  • Huawei P40 Pro: Ảnh chụp góc rộng rất tốt nhưng ống kính lại hẹp hơn kỳ vọng. Nếu nói riêng về chất lượng, nó hoàn toàn có thể là một chiếc xuất sắc nhất. Thông thường, kết quả sẽ rất giàu chi tiết, chân dung và bokeh đều tốt. Chỉ có một vài điểm yếu cần khắc phục là bị ám đỏ hoặc hơi tối quá. Dù là một camera rất tốt so với mặt bằng chung, nó không hề hoàn hảo.

  • Sony Xperia 5 II: Lên màu tốt nhất, hiệu quả HDR đảm bảo, cách xử lý ảnh hạn chế can thiệp quá nhiều khiến kết quả thường rất gần với thực tế. Tuy nhiên chi tiết không đảm bảo khi tiến ra rìa, khả năng đo sáng cũng kém hơn các đối thủ khá xa.

  • Google Pixel 5: Đây là một sản phẩm đem tới cảm xúc hỗn độn. Nó vẫn cho ra ảnh xuất sắc khi đêm xuống và còn vượt trội so với các đối thủ. Nhưng phần cứng lạc hậu và thiếu sót lại làm bộc lộ không ít vấn đề. Màu sắc và đo sáng dẫn đầu, chi tiết ban ngày khá ngon. Thế nhưng, khi nói đến xử lý HDR, khả năng zoom, chất lượng thấu kính, lại là những nỗi thất vọng. Chất lượng không được như những gì chúng tôi nghĩ ban đầu khi đây là sản phẩm đến từ Google.

Độc giả quan tâm có thể kiểm tra ảnh gốc có độ phân giải cao nhất tại đây.

Lượng bầu chọn của độc giả nghiêng cả về phía Google Pixel 5

Ambitious Man

Chủ đề khác