VnReview
Hà Nội

Tại sao ảnh chụp từ smartphone của bạn lại quá tối hoặc quá sáng?

Bạn đã bao giờ trải qua tình trạng quá tối hoặc quá sáng khi chụp ảnh trên smartphone chưa? Hoặc một số phần của hình ảnh trông khá đẹp nhưng những phần khác lại không hề đạt độ chi tiết tốt. Dưới đây là lý do tại sao lại như vậy và phương pháp để bạn khắc phục nó.

Tại sao những bức ảnh chụp từ smartphone của bạn lại quá tối hoặc quá sáng?

Cách hoạt động của độ phơi sáng trong nhiếp ảnh

Trong nhiếp ảnh, phơi sáng là mức độ tối hay sáng của một bức ảnh. Một bức ảnh trông tự nhiên, hoặc ít nhất là xuất hiện như ý định của nhiếp ảnh gia, cần sẽ phải được phơi sáng chính xác. Tuy nhiên, một bức ảnh quá tối sẽ gọi là thiếu sáng, trong khi quá sáng lại được gọi là quá sáng (cháy sáng).

Độ phơi sáng được điều chỉnh bởi tốc độ màn trập, khẩu độ và thiết lập ISO trên camera. Bạn không cần phải quá lo lắng về nó bởi smartphone của bạn sẽ đảm nhiệm tất cả.

Trong một bức ảnh, nó sẽ có một giới hạn về phạm vi giá trị phơi sáng (được gọi là stops) có thể chụp được. Phạm vi dải động (dynamic range) như thế nào sẽ phụ thuộc vào camera mà bạn sử dụng. Các chiếc máy ảnh DSLR và chuyên nghiệp có thể bắt được dải động nhiều hơn so với camera smartphone. Ngoài ra, giới hạn phạm vi giá trị có thể được hiển thị trên màn hình hoặc ghi lại trong 1 file hình ảnh.

Tại sao những bức ảnh chụp từ smartphone của bạn lại quá tối hoặc quá sáng?

Điều quan trọng là phạm vi giữa màu tối nhất và màu sáng nhất mà smartphone có thể chụp hoặc hiển thị thường hẹp hơn so với những gì mà mắt chúng ta thấy. Đây là lý do tại sao bạn có thể nhìn rõ mọi người vào lúc hoàng hôn, nhưng một chiếc smartphone lại thể hiện họ dưới dạng bóng đến để đo sáng chính xác hoàng hôn.

Do chiếc smartphone của bạn không thể chụp lại tất cả mọi thứ trong một bức ảnh, nó phải quyết định điều gì cần phải ưu tiên mỗi khi bạn nhấn nút chụp. Đối với hầu hết mọi lúc, nó hoạt động khá tốt, nhưng một số thứ có thể phá hủy nó.

Trước khi bạn chụp hình, chiếc smartphone sẽ đo mức độ sáng hoặc tối của cảnh đó, sau đó đưa ra thiết lập phơi sáng phù hợp. Tuy nhiên, nó luôn giả định mọi thứ về trung bình theo giữa màu xám.

Đây thực sự là một giả định khá tốt, đặc biệt là khi được sao lưu bằng các thuật toán học máy, giúp nhận ra nhiều tình huống hơn, nhưng vẫn có trường hợp bị nhầm lẫn.

Điều này có thể hơi quá kỹ thuật, nhưng nó sẽ giúp việc khắc phục vấn đề tại sao ảnh của bạn không ra theo cách bạn muốn một cách đơn giản hơn rất nhiều.

Bạn đang chụp một thứ gì đó thật sự tối

Tại sao những bức ảnh chụp từ smartphone của bạn lại quá tối hoặc quá sáng?

Nếu bạn chụp một thứ gì đó quá tối, đặc biệt nếu nó nổi bật trong khung hình, thì chiếc smartphone của bạn có thể bù sáng quá mức. Nói một cách khác, nó sẽ làm mọi thứ trở nên quá sáng, khiến bức ảnh bị cháy sáng.

Chẳng hạn, hộp tai nghe Powerbeats trong bức hình trên có màu đen. Tuy nhiên, trong bức ảnh, nó lại có màu sáng mờ. iPhone đã phơi sáng quá mức bức ảnh bới nó không nghĩ rằng nó đang chụp thứ gì đó tối như vậy.

Bạn đang chụp một thứ gì đó thật sự sáng

Tại sao những bức ảnh chụp từ smartphone của bạn lại quá tối hoặc quá sáng?

Nếu cố gắng chụp một thứ gì đó quá sáng, bạn sẽ nhận được kết quả trái ngược với bên trên, tức bức ảnh sẽ thiếu sáng.

Trong bức ảnh bên trên, iPhone đã giả định bóng đèn không thực sự sáng như thực tế và làm tối đi phần còn lại của bức ảnh. Không quá tệ trong trường hợp này, nhưng nó có thể là vấn đề bất cứ khi nào bạn chụp mọi thứ trên nền sáng.

Chiếc smartphone của bạn đo sáng sai vị trí

Tại sao những bức ảnh chụp từ smartphone của bạn lại quá tối hoặc quá sáng?

Camera trên smartphone sử dụng một bộ đo sáng để cố gắng xác định thiết lập phơi sáng chính xác, nhưng không phải lúc nào nó cũng đo sáng toàn bộ hình ảnh. Thực tế, nó có nhiều chế độ đo sáng khác nhau, có thể ưu tiên những thứ trong giữa hình ảnh hoặc các vật thể quan trọng.

Đôi khi, điều này khiến nó đo sáng sai vị trí. Chẳng hạn, nếu vật thể trong bức ảnh đứng gần rìa bức ảnh, smartphone có thể đo sáng cho vị trí giữa sáng nhất. Kết quả là bức ảnh sẽ cháy sáng.

Trên hầu hết những chiếc smartphone, bạn có thể nhấp vào màn hình để lấy nét và nói cho camera nơi nó nên đo sáng. Nếu vô tình chạm vào vùng sáng hoặc vùng tối của khung hình, nó có thể khiến bức ảnh bị lộn xộn.

Không có quá nhiều ánh sáng

Tại sao những bức ảnh chụp từ smartphone của bạn lại quá tối hoặc quá sáng?

Những camera smartphone có các cảm biến hình ảnh rất nhỏ, giúp chúng trở nên gọn gàng. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa rằng chúng phải rất chật vật thể thu đủ sáng vào những điều kiện khắc nghiệt.

Mắt của bạn hoạt động tốt hơn nhiều trong điều kiện thiếu sáng, thế nên, ngay cả khi bạn có thể thấy rõ, camera trên smartphone vẫn có thể không thu nhận đủ ánh sáng. Nếu bạn chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng, gần như chắc chắn rằng, những bức ảnh đó sẽ quá tối.

Quá tối khi in

Đôi khi bạn có thể có những bức ảnh trông khá đẹp trên smartphone, nhưng khi in nó, hình ảnh này sẽ trông mờ và xám xịt. Có một số điều có thể xảy ra trong trường hợp này, nhưng phần lớn là do màn hình smartphone của bạn có đèn nền trong khi giấy in lại không. Điều này đồng nghĩa rằng, mọi bức ảnh sẽ trông sáng hơn trên điện thoại so với khi in ra.

Cách để phơi sáng đúng mọi lúc

Tại sao những bức ảnh chụp từ smartphone của bạn lại quá tối hoặc quá sáng?

Bất kể lý do gì tại sao bức ảnh của bạn phơi sáng không chính xác, có một số thứ mà bạn có thể ngăn điều đó xảy ra. Hiểu lý do tại sao điều đó xảy ra sẽ giúp bạn tìm ra cách giải quyết tốt nhất.

Đây là một số thứ mà bạn có thể thử:

- Nghĩ về bức hình mà bạn đang cố gắng chụp: Những camera trên smartphone đang tốt hơn bao giờ hết, nhưng chúng không hoàn hảo. Chúng vẫn có thể rất lộn xộn khi để chúng tự quyết định mọi thứ. Nếu bạn đang cố gắng chụp một bức ảnh quá tối hoặc sáng, hãy chú ý nó một chút.

- Nhấp vào vật thể mà bạn muốn camera đo sáng: Trên hầu hết mọi chiếc smartphone, bạn có thể nhấp vào màn hình để lấy nét vào chủ thể. Nó cũnng có thể được sử dụng để điều chỉnh phơi sáng. Nếu muốn đảm bảo phơi sáng đúng vật thể theo ý định, hãy nhấp vào nó.

- Sử dụng các điều khiển phơi sáng: Mọi camera smartphone đều được tích hợp các điều khiển phơi sáng cơ bản. Thậm chí, chúng còn có những tùy chọn nâng cao hơn. Tuy nhiên, thông thường, bạn chỉ cần chạm tay vào những gì bạn muốn lấy nét, sau đó kéo ngón tay lên hoặc xuống để tăng/giảm độ phơi sáng. Thực hiện điều này để có được độ phơi sáng tốt trước khi chụp ảnh.

- Sử dụng High Dynamic Range (HDR): Tính năng này sẽ gộp nhiều mức phơi sáng khác nhau lại với nhau trong 1 hình ảnh. Những chiếc iPhone giờ đây đã mặc định chụp các bức ảnh HDR bất cứ khi nào bạn chụp trong môi trường ánh sáng có độ tương phản cao. Trên hầu hết các chiếc điện thoại khác, sẽ có một thiết lập HDR để bạn có thể kích hoạt trong ứng dụng Camera. Nó có thể không luôn quá tốt, nhưng trong một số trường hợp, bạn sẽ có được những bức ảnh đẹp nhất có thể.

- Chụp nhiều ảnh: Hãy trao cho chiếc smartphone cơ hội để nó thực hiện đúng. Nếu sai, bạn có thể cố gắng đo sáng lại và tiếp tục chụp.

- Khắc phục mọi thứ sau khi chụp: Hầu hết các bức ảnh số đều có khả năng chỉnh sửa. Nếu bức ảnh thiếu sáng hoặc quá sáng một chút, hãy khắc phục nó trong ứng dụng chỉnh sửa yêu thích nhất, ngay cả Instagram cũng có thể làm được điều đó.

Minh Hùng theo How To Geek

Chủ đề khác