VnReview
Hà Nội

Tổng quan về ba thương hiệu TV lớn: Samsung, LG, Sony

Cuối năm thường là thời điểm mua sắm nhộp nhịp, với nhiều chương trình khuyến mãi và tặng quà diễn ra rầm rộ. Nếu bạn dự tính nâng cấp cho mình một chiếc TV vào dịp này, đây sẽ là bài viết cần thiết cho bạn.

VnReview lược dịch bài viết thể hiện quan điểm của Digital Trends về các thương hiệu TV lớn tại thị trường Mỹ.

Samsung;

Công ty Hàn Quốc hiển nhiên là hãng đã thống trị ngành TV nhiều năm qua, dẫn trước các đối thủ một khoảng cách khá xa về tổng doanh số. Vậy có gì đặc biệt mà đến nay vẫn chưa ai đánh bại được TV Samsung?

Hệ điều hành Tizen là một đặc trưng giúp phân biệt Samsung với Sony, LG hay bất kỳ thương hiệu nào khác. Đây là hệ điều hành do Samsung xây dựng tách biệt với Android, ngay cả đồng hồ thông minh của hãng cũng sử dụng Tizen.

Giao diện Tizen sẽ bày hết các ứng dụng thành một hàng ngang ở dưới đáy màn hình, giao diện màn hình chủ được công ty gọi là "Smart Hub" với ngụ ý là một bộ điều khiển trung tâm, kết nối tới các thiết bị và ứng dụng trong hệ sinh thái Internet of Things của họ.

Hiện tại, Tizen đã sở hữu hơn 2.000 ứng dụng, rất nhiều trong đó là streaming video để phục vụ nhu cầu giải trí trên màn hình TV. Và khi nhắc tới nhu cầu này, chắc chắn phải đề cập tới dòng sản phẩm QLED chủ lực của hãng.

Samsung luôn tránh né sử dụng công nghệ OLED giống như đối thủ LG. Thay vào đó, họ vẫn trung thành với LCD truyền thống và cải tiến nó bằng công nghệ chấm lượng tử, phiên bản QDEF. Dòng TV QLED của Samsung thường có ưu thế về độ sáng cao, sản lượng màu dồi dào, vốn là những giá trị mà chấm lượng tử mang lại.

So sánh Samsung QLED Q90T và LG OLED CX

So với OLED, hướng đi của Samsung mang lại lợi ích cho người dùng ở kích thước lớn và giá thành rẻ, mẫu mã phong phú. Lí do bởi nó dựa trên LCD đã rất trưởng thành, chi phí sản xuất thấp, đa dạng kích thước tấm nền và nguồn cung dồi dào hơn so với công nghệ OLED đắt đỏ. Tấm nền LCD trên TV Samsung có nhiều nguồn cung ứng, nhưng từ giờ chủ yếu sẽ là Trung Quốc vì Samsung Display đã thông báo dừng sản xuất LCD.

LG

Bên cạnh Samsung, người Hàn còn có một thương hiệu TV khác để tự hào là LG. Tuy quy mô không lớn bằng người đồng hương, nhưng LG lại rất được giới chuyên môn yêu thích vì có hiệu suất hình ảnh ổn định ở dòng sản phẩm cao cấp OLED.

Hệ điều hành của LG không giống với Samsung, là WebOS. Nhiều người vẫn hay nhầm lẫn chỉ bởi chúng đều sắp xếp hàng ứng dụng theo chiều ngang ở dưới đáy màn hình. LG đặc biệt ghi điểm qua bộ điều khiển Magic Motion, cho phép di chuyển con trỏ trên màn hình cùng các phím mũi tên điều hướng.

Nếu như thương hiệu Samsung đã gắn liền với dòng TV QLED, LG lại có dòng OLED đối chọi trực tiếp. Về mặt tiến bộ công nghệ, lựa chọn của LG vẫn được đánh giá cao hơn vì TV QLED của Samsung vẫn chỉ là tấm nền LCD với đèn nền LED. Trong khi đó, tấm nền OLED có thể đạt tới màu đen tuyệt hảo nhờ bật tắt trực tiếp các điểm ảnh, độ tương phản cũng vì thế mà rất ấn tượng.

Tấm nền OLED có đặc trưng là thời gian phản hồi nhanh, độ trễ thấp, nên đặc biệt phù hợp cho nhu cầu chơi game console.

Sony

Đây có thể xem là nhà sản xuất TV lớn nhất của Nhật Bản còn sót lại ở thị trường Mỹ. Các đồng hương của công ty như Toshiba, JVC, Panasonic đều đã rời bỏ cuộc chơi, trong đó trường hợp của Panasonic để lại nhiều tiếc nuối.

Hệ điều hành mà Sony chọn là Android TV, vốn là hàng đại trà do Google phát triển thay vì tự tay làm như của LG, Samsung. Vì thế, nó có nhiều điểm tương đồng với các sản phẩm khác chạy cùng hệ điều hành. Không giống Tizen và WebOS, hệ điều hành này bày hết các ứng dụng và đề xuất tràn ra màn hình chủ, bạn có thể kéo xuống dưới để xem thêm.

Android TV có nhiều tính năng thông minh như Google Assistant (sử dụng micro tích hợp trên remote hoặc có trực tiếp trên vài mẫu TV đời mới), Chromecast, Google Smart Lock,... Đặc biệt kho ứng dụng được xem là vũ khí mạnh nhất của Android TV so với các đối thủ, người dùng còn có thể cài đặt ứng dụng từ bên ngoài vào nếu cảm thấy thiếu.

Tuy nhiên, phản hồi chậm hoặc thỉnh thoảng bị đơ là điểm trừ của Android TV. Để khắc phục, bạn cần lưu ý khởi động lại thường xuyên hoặc mua TV đời cao, chạy cấu hình mạnh để trải nghiệm được mượt mà hơn.

Không như Samsung hay LG, Sony chọn chip xử lý hình ảnh làm lợi thế cạnh tranh hàng đầu của mình. Hãng có dòng chip X1 rất nổi tiếng, hiện đã phát triển tới X1 Ultimate xử lý được tín hiệu 8K HDR. Ngoài ra, Sony là thương hiệu hiếm hoi đẩy mạnh TV cao cấp sử dụng cả hai công nghệ khác nhau - LCD và OLED. Samsung thì đã bỏ qua OLED, còn LG thì đề cao OLED hơn LCD.

Ambitious Man

Chủ đề khác