VnReview
Hà Nội

3 sai lầm phổ biến làm hỏng bo mạch chủ

Nếu bộ vi xử lý là bộ não của máy tính thì bo mạch chủ (motherboard) chính là trái tim của máy tính, nơi mà các bộ phận khác trên máy tính kết nối, nói chuyện với nhau. Mặc dù bo mạch chủ rất bền bỉ và đủ mạnh mẽ để chống trọi với sự tàn phá, va đập nhưng nếu sử dụng không cẩn thận bo mạch vẫn có thể hỏng hóc.

Bất cứ thành phần nào trên máy tính đều rất quan trọng và mang nhiều chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Bo mạch chủ chính là trái tim của máy tính, bảo vệ bo mạch chủ là việc làm tối quan trọng để bảo vệ tất cả thành phần khác trên máy tính cũng như tránh thiệt hại cả về tiền bạc lẫn thời gian.

Kiểm tra hiện tượng ngắn mạch

Ngắn mạch (Short-Circuits) là hiện tượng mạch điện bị chập lại ở điểm làm cho tổng mạch nhỏ đi, dòng điện trong mạch sẽ tăng cao đột ngột và điện áp giảm xuống. Đây vấn đề phổ biến trong các máy tính để bàn nhưng lại hiếm xảy ra trên máy tính xách tay.

Khi các bo mạch dẫn điện tới các thành phần khác, nó không thể tiếp xúc với bất cứ kim loại nào, có thể chính bản thân nó hoặc một thành phần nào đó được trang bị thêm. Như quạt tản nhiệt cho CPU thường gây ra những thiệt hại không thể khắc phục được cho bo mạch chủ.

Ngoài ra cần kiểm tra các cáp kết nối, cáp tháo rời trong quá trình bảo dưỡng vì đây là sai lầm khá phổ biến. Trong quá trình lắp ráp máy tính của bạn, việc lắp ráp bo mạch chủ với các ốc vít cần chính xác và chắc chắn.

Theo các chuyên gia sửa phần cứng, rất nhiều trường hợp bị tình trạng ngắn mạch là do ốc vít lỏng lẻo khi tháo và lắp bo mạch.

Kiểm tra nguồn điện

Bo mạch được cung cấp điện thông qua thiết bị gọi là PSU (Power Supply Unit) hay còn gọi là nguồn máy tính. Việc chọn lựa các PSU cũng rất quan trọng và tùy thuộc vào các thành phần có trong máy tính của bạn. Nó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc hư hại tuổi thọ của bo mạch.

Nhưng vấn đề quan trọng hơn là các thiết bị điện trong nhà của bạn cùng sử dụng chung với máy tính như điều hòa hay tủ lạnh. Bạn đã bao giờ nhìn thấy các ánh sáng lóe lên khi các thiết bị điện tắt? Đó là hiện tượng đột biến của dòng diện, khi tắt sẽ có một vài giây để dòng điện chuyển hướng đến các thiết bị khác như đèn hoặc máy tính. Hiện tượng này xảy ra nhiều hơn bạn nghĩ và nó tùy thuộc vào sơ đồ sử dụng điện, cách thiết lập mạng điện của bạn và cả yếu tố thời tiết như sấm chớp.

Hầu hết các PSU và bo mạch chủ đều có khả năng chỉnh điện áp thể khắc phục sự cố này. Nhưng nếu nó trở nên quá tải và vượt qua mức chịu đựng của thiết bị thì nó có thể "nướng chín" tất cả các thành phần trong máy tính của bạn đó. Giải pháp thích hợp là sử dụng các thiết bị chống ngắn mạch, quá tải.

Vệ sinh máy tính

Nhiệt luôn là kẻ thù của các thiết bị điện tử, các linh kiện máy tính phải luôn ở trạng thái mát mẻ nhất để chạy cũng như gia tăng tuổi thọ. Chắn hẳn các bạn cũng biết ở trong máy tính của bạn luôn có bộ phận tản nhiệt, ngay cả PSU cũng rất cần điều này.

Nếu chiếc laptop của bạn đột nhiệt tỏa ra nhiều nhiệt ngay cả khi sử dụng các tác vụ thông thường như lướt web hay sử dụng các ứng dụng văn phỏng thì đó là lúc bạn cần vệ sinh các khe tản nhiệt, khe thông gió ngay. Với các thiết bị sử dụng năm thứ hai trở đi mà chưa từng bất cứ vệ sinh lần nào rất dễ bị quá nhiệt bởi bụi bặm bám vào, điều này không chỉ ảnh hưởng đến bo mạch chủ mà ngay cả các bộ phận khác cũng bị ảnh hưởng theo.

Kiểm tra mức độ thiệt hại của bo mạch

Có rất nhiều lý do dẫn đến mainboard bị hư hỏng và không hề đơn giản để kiểm tra nó cũng như các bộ phận khác trên máy tính nếu như bạn không phải là dân chuyên. Thông thường bạn chỉ biết được qua việc máy tính khởi động nhưng không lên. Đó có thể do lỗi của một phần cứng nào đó chứ không hẳn là đổ lỗi ngay cho mainboard là nguyên nhân chính.

- Trước tiên hay kiểm tra PSU nguồn máy tính xem có đèn hiện lên, thông thường là đèn xanh lá cây khi cắm điện. Nếu không có thì một là do PSU và hai là do bo mạch chủ. Tuy nhiên hãy kiểm tra với một PSU khác, nếu nó máy tính vẫn không chạy có lẽ nó hỏng và cần được sửa chữa.

- Nếu đèn hiện lên mà không chạy, hãy kiểm tra các thành phần các của máy tính như CPU và RAM. Thử cho chạy với hai thành phần trên xem có vào được BIOS khởi động hay không.

Nếu vẫn không khởi động được, kiểm tra pin CMOS (với máy tính sử dụng lâu có thể pin hết) và cần thay thế.

Kiểm tra tiếng bíp

Đây là cách dễ kiểm tra nhất để xem máy tính của bạn đang có vấn đề ở đâu thông qua các tiếng bíp.

Tham khảo các tiếng bíp dưới đây:

2 tiếng bíp ngắn: Lỗi RAM, tuy nhiên, trước tiên hãy kiểm tra card màn hình. Nếu nó hoạt động tốt thì bạn hãy xem có thông báo lỗi trên màn hình không. Nếu không có thì bộ nhớ của bạn có lỗi chẵn lẻ (parity error). Cắm lại RAM và khởi động lại. Nếu vẫn có lỗi thì đảo khe cắm RAM.

3 tiếng bíp ngắn: Về cơ bản thì tương tự như phần 2 tiếng bíp ngắn.;

4 tiếng: Về cơ bản thì tương tự như phần 2 tiếng bíp ngắn. Tuy nhiên cũng có thể là do bộ đặt giờ của bo mạch bị hỏng.

5 tiếng bíp ngắn: Cắm lại RAM. Nếu không thì có thể phải thay bo mạch chủ.

6 tiếng bíp ngắn: Chip trên bo mạch chủ điều khiển bàn phím không hoạt động. Tuy nhiên trước tiên vẫn phải cắm lại bàn phím hoặc thử dùng bàn phím khác. Nếu tình trạng không cải thiện thì tới lúc phải thay bo mạch chủ khác.

7 tiếng bíp ngắn: CPU bị hỏng, cần thay CPU khác.

8 tiếng bíp ngắn: Card màn hình không hoạt động. Cắm lại card màn hình. Nếu vẫn kêu bíp thì nguyên nhân là do card hỏng hoặc chíp nhớ trên card bị lỗi. Thay card màn hình.

9 tiếng bíp ngắn: BIOS của bạn bị lỗi. Thay BIOS khác.

10 tiếng bíp ngắn: Vấn đề của bạn chính là ở CMOS. Tốt nhất là thay bo mạch chủ khác.

11 tiếng bíp ngắn: Chíp bộ nhớ đệm trên bo mạch chủ bị hỏng. Thay bo mạch khác.

1 bíp dài, 3 bíp ngắn: Lỗi RAM. Bạn hãy thử cắm lại RAM, nếu không thì phải thay RAM khác 

1 bíp dài, 8 bíp ngắn: Không test được video. Cắm lại card màn hình.

Trên đây là những thông chúng tôi tổng hợp về các sai lầm dẫn đến việc gây hỏng bo mạch chủ cũng như các cách nhận biết bo mạch của bạn còn hoạt động hay không. Hy vọng qua bài viết này phần nào giúp được bạn có thêm kiến thức bảo vệ các thiết bị điện tử không riêng gì máy tính hay laptop.

Đỗ Vi

Chủ đề khác