VnReview
Hà Nội

Tầm nhìn "PC luôn kết nối" đang mở ra hy vọng mới cho Windows

Bài viết đến từ biên tập viên trang Engadget;đã cho thấy: Máy tính "luôn luôn kết nối" chính là tương lai của máy tính cá nhân.

Có lẽ ít ai mong đợi nhiều về một thông báo lớn của Microsoft tại Computex năm nay – không giống các sự kiện trước ở New York hay Thượng Hải. Không thể nào lại có một thiết bị phần cứng mới sau Surface Pro, Surface Laptop hay một bản nâng cấp lớn dành cho Windows, nhưng thứ mà Microsoft mang đến Computex, theo Engadget thì đó mới là thứ tuyệt vời nhất.

Tại đây, Microsoft đã chia sẻ tầm nhìn của hãng về những chiếc PC "luôn luôn kết nối" (Always Connected PCs), với sự hợp tác của Intel và Qualcomm giúp những thiết bị trong tương lai hoạt động theo cùng một cách dù bạn đang ở nhà hay văn phòng. Chúng kết hợp tất cả các tính năng tốt nhất của một chiếc smartphone, như khả năng kết nối liên tục, pin dùng 1 ngày cùng kích thước di động nhằm mang lại một trải nghiệm Windows 10 mạnh mẽ, luôn luôn sẵn sàng để sử dụng.

"PC đang trở lại và lợi hại hơn xưa" là lời khẳng định của Matt Barlow, Phó Chủ tịch mảng Windows và thiết bị tại Microsoft. Có thể vẫn còn quá sớm để nói về lời khẳng định trên, nhưng với những kế hoạch đã công bố, rõ ràng Microsoft đang có một chiến lược bài bản, tích cực nhằm cải thiện trải nghiệm người dùng. Trong vài tuần qua, chúng ta đã biết Cortana sẽ có khả năng đồng bộ tất cả các thiết bị giữa nhiều nền tảng lại với nhau, ngôn ngữ thiết kế Fluent Design, và quan trọng nhất: chúng sẽ đảm bảo đồng bộ trải nghiệm Windows xuyên suốt nhiều thiết bị, ở bất kỳ đâu và bất cứ lúc nào.

Những thứ đó mang chúng ta đến với những chiếc PC luôn luôn kết nối – một tầm nhìn lớn của Microsoft đang được thực hiện, định nghĩa bởi các đối tác của hãng.

Intel đóng góp vào ý tưởng này với việc hỗ trợ eSIM cho các loại modem hiện tại và tương lai, cho phép thiết bị kết nối mạng mà không cần thẻ SIM cứng. Đây là một phần quan trọng trong quá trình "hồi sinh" của PC, và sẽ tuyệt vời hơn nếu Intel tích hợp khả năng hỗ trợ eSIM cho các dòng CPU của mình, vì ai cũng công nhận chip Intel được sử dụng rất rộng rãi. Thực chất, Intel cung cấp rất nhiều loại thiết bị tích hợp eSIM cho các loại chipset có thể giúp chúng "luôn luôn kết nối", gồm thiết bị đeo, tai nghe và loa.

Trong khi kế hoạch của Intel vẫn còn dang dở thì kế hoạch của Qualcomm lại rõ ràng hơn. Chúng ta đã thấy máy tính dùng chip Qualcomm sẽ làm được gì. Dựa trên những gì đã thấy, Snapdragon 835 có thể hoạt động ổn định trên những mẫu laptop chạy Windows 10 đầy đủ. Snapdragon 835 cũng tích hợp kết nối mạng tốc độ cao LTE, vậy nên chúng ta không cần bận tâm đến cáp Ethernet hay Wi-Fi làm gì nữa. Với việc hỗ trợ sẵn eSIM, bạn có thể truy cập mạng LTE một cách thoải mái trên những chiếc laptop Windows dùng Snapdragon 835 trong tương lai.

Kích thước chip xử lý ngày càng nhỏ ngoài việc giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ còn cho phép nhà sản xuất làm ra những thiết bị mỏng nhẹ, di động hơn. Vốn là chip xử lý di động mạnh mẽ nhất hiện nay, Snapdragon 835 sẽ có khả năng quản lý nhiều desktop khác nhau với Pivot Tables.

Nhưng, điều quan trọng nhất về kế hoạch của Qualcomm chính là cách thực hiện và đưa vào thực tế. Hãng đã chỉ ra 4 lợi ích rõ ràng của Snapdragon 835 dành cho PC, vì vậy chúng ta có thể biết chính xác mình nên mong đợi gì. PC luôn kết nối đã có sẵn, nhưng chiến lược của Microsoft sẽ cải thiện chúng, biến chúng thành những chiếc PC di động đúng nghĩa. Các nhà sản xuất lớn như HP, Asus hay Lenovo (Trung Quốc) cũng đã bắt đầu tạo ra những chiếc PC "luôn luôn kết nối" cho riêng mình.

Có thể thấy những cải tiến gần đây của Microsoft dành cho Windows là để "đón đầu" sự đổ bộ của Windows trên chip xử lý Snapragon. Rõ ràng, việc "vay mượn" các tính năng của smartphone không chỉ giúp Windows tốt hơn, di chuyển theo hướng "kết nối liên tục" không chỉ giúp PC tồn tại mà còn giúp PC phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Phúc Thịnh

Chủ đề khác