VnReview
Hà Nội

5 điều bạn cần lưu ý khi lắp ráp chiếc PC đầu tiên

Đây là thời gian hợp lý để bạn đầu tư vào một chiếc PC. Với những hướng dẫn trực tuyến phong phú và mọi linh kiện cho desktop đều được chuẩn hóa, việc tự lắp ráp một chiếc máy tính dần trở nên dễ dàng hơn. Dẫu vậy, nếu không tìm hiểu kỹ, mọi thứ sẽ rối tung.

5 điều bạn cần lưu ý khi lắp ráp chiếc PC đầu tiên cho mình

Tuy nhiên, như nhiều "PC builder" đã lưu ý, quá trình tự lắp ráp một chiếc máy tính desktop ngày nay khá giống với việc chơi LEGO với nhiều sợi dây. Dẫu vậy, đó cũng có thể là một trải nghiệm khá "đau tim" bởi tiêu tốn khá nhiều chi phí. Nếu làm hỏng bất kỳ linh kiện nào, nó chắc chắn sẽ khiến bạn mất đi một số tiền không nhỏ.

Nếu bạn đã dành nhiều thời gian tìm hiểu, việc dành một vài giờ để lắp ráp những linh kiện thành chiếc PC desktop có thể là một trải nghiệm thú vị và bổ ích.

Dưới đây là 5 điều bạn nên lưu ý trước khi làm chủ việc tự lắp ráp PC.

Xem càng nhiều video dựng PC trên YouTube càng tốt

Bạn sẽ không bao giờ có thể xem đủ các hướng dẫn dựng PC. Bạn nên xem càng nhiều càng tốt, với những nguồn khác nhau. Bạn nên tìm hiểu kỹ về những điều cơ bản, chẳng hạn như đặt CPU, lắp bộ tản nhiệt hay RAM vào bo mạch chủ. Bạn cũng sẽ cần phải sắp xếp thứ tự những thứ mà bạn muốn lắp vào chiếc PC của mình.

Một số người sẽ lựa chọn lắp bo mạch chủ vào thùng máy PC trước, trong khi nhiều người lại chọn đặt CPU và bộ tản nhiệt vào bo mạch chủ đầu tiên, và đôi khi, những người khác lại chọn cách thêm nhiều linh kiện có thể nhất trước khi thực hiện cố định vào thùng máy. Mỗi cách lại có ưu nhược điểm riêng, và đôi khi, ngay cả loại thùng máy PC mà bạn chọn cũng có thể ảnh hưởng đến quyết định này.

Hãy tập trung vào các hứng dẫn sử dụng cùng 1 loại và thế hệ CPU mà bạn có. AMD và Intel sử dụng các phương pháp hơi khác nhau để lắp đặt CPU vào bo mạch chủ.

Ngoài ra, hãy kiểm tra cẩn thận các thùng máy PC, bởi tất cả chúng đều có những đặc điểm riêng.

Tránh tĩnh điện

Tĩnh điện có thể làm hỏng các linh kiện PC của bạn. Tuy nhiên, bạn sẽ không cần phải lắp những thành phần lót bên trong chiếc PC để tránh những cú sốc tĩnh điện. Những builder có kinh nghiệm thậm chí còn không cần đến các vòng đeo tay chống tĩnh điện, nhưng nếu đây là lần đầu tiên lắp ráp, bạn nên sử dụng nó.

Ngay cả khi sử dụng vòng đeo tay, bạn vẫn nên tuân theo một số nguyên tắc cơ bản. Chắc chắn, sẽ có lúc bạn phải sửa chữa hay thay thế một cái gì đó trên PC mà không có vòng đeo tay tĩnh điện. Biết một số quy tắc cơ bản sẽ giữ an toàn cho bạn.

Đầu tiên, hãy đặt bộ PC của bạn trên một cái bàn không có thảm phía dưới, nếu bạn có thể tránh. Cách này sẽ giảm khả năng tạo ra một tích điện tĩnh. Thứ hai, đừng lắp đặt PC vào những ngày cực khô. Đó là thời điểm có nhiều tĩnh điện nhất trong không khí. Thứ ba, hãy chạm vào một phần kim loại nào trên thùng máy PC trước mỗi khi chạm vào bất kỳ linh kiện nào. Một mẹo đơn giản là đặt cánh tay của bạn lên phần vỏ kim loại bất cứ khi nào có thể.

Cuối cùng, đừng mặc quần áo nào thân thiện với tĩnh điễn, chẳng hạn như len hoặc vật liệu tổng hợp. Hãy chọn các quần áo cotton khi lắp đặt.

Lắp đặt CPU

5 điều bạn cần lưu ý khi lắp ráp chiếc PC đầu tiên cho mình

Chắc chắn, bạn sẽ rất lo lắng khi đến lúc đặt CPU vào socket của bo mạch chủ. Những bộ xử lý này không hề rẻ, và việc đưa một CPU vào bo mạch chủ là phần khó sai lệch nhất khi lắp ráp một chiếc PC. Và nếu bạn hiểu quy trình, nó cũng là một trong những bước dễ nhất.

Hãy chắc rằng, bạn biết chính xác cách lắp đặt CPU như thế nào. Nếu chưa rõ, hãy xem kỹ những hướng dẫn trên YouTube. Khi làm điều đó, hãy thư giãn để có thể tận hưởng một cỗ máy tuyệt vời.

Giữ mọi thứ đơn giản

Một chiếc PC có bộ tản nhiệt tùy chỉnh, vòng kín cùng hàng tấn dải ánh sáng RGB sẽ trông rất đẹp. Dẫu vậy, nó sẽ khiến quá trình lắp ráp trở nên phức tạp hơn.

Đối với chiếc PC đầu tiên của bạn, hãy giữ mọi thứ đơn giản nhất có thể. Bạn có thể thêm một số quạt có đèn RGB cho thùng máy, nhưng đừng thêm bất kỳ sự phức tạp nào ngoài những điều cơ bản. Thực tế, một bộ tản nhiệt tất-cả-trong-một (AIO: all-in-one) có lẽ cũng có thể chấp nhận được cho những người mới lắp đặt PC lần đầu tiên.

Hãy bám sát những thứ tuyệt đối cơ bản và xem xét liệu bạn có thể làm việc đó hay không trước khi chuyển sang những thứ phức tạp hơn. Điều quan trọng với lần dựng PC đầu tiên là hoàn thành nó một cách có toỏ chức và để PC có thể khởi động lên thành công.

Quản lý dây cáp gọn gàng

Quản lý dây cáp không ảnh hưởng đến hiệu năng, dẫu vậy, bạn vẫn nên làm điều đó. Quản lý cáp đúng cách sẽ giúp chiếc PC của bạn gọn gàng và trông đẹp hơn, đặc biệt là nếu bạn sử dụng các thùng máy có mặt hông trong suốt.

Quản lý cáp gọn gàng cũng giúp bạn dễ khắc phục các vấn đề hơn khi có điều gì đó xảy ra. Điều này cực kỳ quan trọng khi bạn phải nhìn chằm chằm vào một cỗ máy chứa đầy các linh kiện máy tính, dây điện và ốc vít nhỏ.

Những điều bổ sung khác

5 điều bạn cần lưu ý khi lắp ráp chiếc PC đầu tiên cho mình

Sẽ có nhiều vấn đề khác nhau mà bạn sẽ gặp phải khi dựng một chiếc PC. Dưới đây là một vài lời khuyên.

- Bộ nguồn (PSU) mô-đun hoàn toàn rất đáng đồng triền: Nhiều PSU không sử dụng thiết kế cố định dây cáp, thay vào đó, bạn phải lựa chọn những sợi cáp nào mình cần. Các PSU mô-đun sẽ giúp giảm đi số lượng cáp cần quản lý bên trong thùng máy. Điều này sẽ rất tuyệt đối với những ai lắp máy lần đầu tiên.

- Sử dụng một bo mạch chủ có tấm chắn I/O tích hợp: Một số bo mạch chủ đi kèm tấm chắn I/O (mảnh sắt nằm ở mặt sau thùng máy, đánh tên và che chắn cho tất cả các cổng và đầu vào có trên bo mạch chủ) và bạn sẽ phải lắp nó vào trước. Số khác được gắn sẵn miếng che này. Việc đưa tấm chắn I/O vào đúng vị trí và trượt bo mạch chủ vào không khó lắm, nhưng sẽ là một sự phức tạp nếu bạn không cần đến.

- PCPartPicker là bạn: Có được cái linh kiện phù hợp cho PC là rất quan trọng. Nếu một linh kiện không tương thích, trang web này sẽ cho bạn biết.

- Giữ mọi thứ cơ bản, nhưng đảm bảo sự thú vị: Một số người lắp ráp PC thường thích bổ sung thêm nhiều thứ vào cỗ máy của mình, chẳng hạn như các mô hình hay đồng hồ.

- Không bao giờ là đủ với chiếc PC của bạn: Sau một vài tháng hoặc 1 năm, hãy thử thay bộ tản nhiệt AIO mà bạn muốn. Hoặc thêm một số loại linh kiện có đèn RGB vào thùng máy.

Lắp ráp PC có thể là một trải nghiệm bổ ích, nhưng chắc chắn, bạn sẽ trả một cái giá không rẻ cho điều này. Nhớ rằng, giữ mọi thứ đơn giản ban đầu. Đừng chọn những thứ quá khó khăn, và quan trọng, hẫy đảm bảo các sợi dây cáp luôn gọn gàng và ngăn nắp.

Minh Hùng theo How To Geek

Chủ đề khác