VnReview
Hà Nội

GeForce MX450 trên laptop không thể đạt hiệu năng đúng với công bố từ NVIDIA

Bất cứ khi nào một bộ xử lý mới ra mắt, các nhà sản xuất chip đều thích thể hiện các con số và so sánh điểm benchmark nội bộ của riêng họ. Những con số này thường cao một chút so với khi chúng được bán lẻ, bởi chúng thường được đo ở điều kiện tối ưu với những công cụ dành cho nhà phát triển và không phải phụ thuộc vào bất cứ nhà sản xuất laptop nào. Tuy nhiên, những con số này từ nhà sản xuất chip đôi khi cao một cách phi lý, có thể gây hiểu nhầm.

GeForce MX450 trên laptop sẽ không thể đạt hiệu năng ngang ngửa với thông số công bố từ NVIDIA

Khi NVIDIA ra mắt dòng GeForce MX450 vào đầu năm 2020, nhà sản xuất chip này tuyên bố, điểm số 3DMark Fire Strike Graphics và Time Spy Graphics đạt mức lần lượt là 7.498 và 1.677 điểm. Mức điểm số Fire Strike khá đáng chú ý bởi nó cho thấy GeForce MX450 có hiệu năng cao hơn 25% so với một chiếc laptop sở hữu GPU GeForce GTX 1050. Những con số này chỉ được NVIDIA công bố cho các nhà sản xuất laptop.

Tuy nhiên, điểm số Fire Strike lại chẳng hề thể hiện đúng thực lực của card đồ họa này trong điều kiện thực tế. Sau khi thử nghiệm đồ họa GeForce MX450 trên 7 chiếc laptop đến từ các nhà sản xuất khác nhau, Notebook Check nhận thấy tất cả chúng đều đạt điểm thấp hơn đáng kể so với con số mà NVIDIA công bố trong cùng 1 điều kiện benchmark. GPU GeForce MX450 trên các chiếc laptop chậm hơn khoảng 40% so với phiên bản nội bộ của NVIDIA (như biểu đồ phía dưới). Nếu người dùng cuối không thể đạt được hiệu năng gần tương đương với mức mà NVIDIA công bố thì rõ ràng những con số cao ngất ngưỡng đó hoàn toàn vô giá trị.

GeForce MX450 trên laptop sẽ không thể đạt hiệu năng ngang ngửa với thông số công bố từ NVIDIA

GeForce MX450 trên laptop sẽ không thể đạt hiệu năng ngang ngửa với thông số công bố từ NVIDIA

Các con số benchmark từ Notebook Check

GeForce MX450 trên laptop sẽ không thể đạt hiệu năng ngang ngửa với thông số công bố từ NVIDIA

Hiệu năng của GeForce MX450 mà NVIDIA công bố

Phần kỳ lạ nhất là điểm số Time Spy dựa trên DX12 trong các thử nghiệm của Notebook Check cũng như những con số mà NVIDIA công bố lại tương đương nhau. Cả Lenovo ThinkPad T14 lẫn Asus Zenbook 14 UX435EG đều chỉ chênh lệch 1% so với các con số Time Spy từ NVIDIA. Có vẻ như, chỉ có mỗi điểm Fire Strike là bị NVIDIA phóng đại lên đáng kể.

Hiện NVIDIA vẫn đưa ra bất kỳ bình luận nào liên quan đến thông tin này. Dẫu sao đi chăng nữa, người dùng cũng đừng nên kỳ vọng GeForce MX450 sẽ vượt trội hơn, hay tệ nhất là có hiệu năng ngang ngửa GeForce GTX 1050 như lời NVIDIA tuyên bố.

Lê Hữu theo Notebook Check

Chủ đề khác