VnReview
Hà Nội

Cận cảnh mẫu tàu điện trên cao Cát Linh – Hà Đông

Trong 2 ngày 29 và 30/10, mẫu tàu điện của tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông đã được trưng bày tại Hà Nội để người dân có thể quan sát, góp ý.

Cận cảnh mẫu tàu điện trên cao Cát Linh – Hà Đông

Mẫu tàu điện trên cao được trưng bày đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người dân Hà Nội

Mẫu tàu điện này được sản xuất bởi Công ty TNHH Trang Thiết bị Tàu điện ngầm Bắc Kinh (BSR). Toa được trưng bày là toa có kéo (Tc), còn tàu điện hoàn chỉnh sẽ có bốn toa gồm hai toa kéo và hai toa động lực (M). Tổng chiều dài của tàu điện là 79 m, có thể chở tối đa 1362 người.

Cận cảnh mẫu tàu điện trên cao Cát Linh – Hà Đông

Đầu tàu vuông vắn, được sơn màu xanh khá nổi bật nhưng nhiều người lại đánh giá là... xấu

Tàu điện có chiều cao 3,8 m, chiều rộng 2,8 m. Quan sát thực tế, chúng tôi nhận thấy kích thước bên trong khá rộng rãi, với hai hàng ghế dọc thân tàu và nhiều thanh kim loại, thanh bám để người dân bám vào khi di chuyển. Ghế của tàu là loại ghế liền, có thể ngồi được 5 - 6 người. Trong thân tàu có 4 ghế được sơn màu vàng, dành cho người già/trẻ nhỏ/phụ nữ mang bầu. Các ghế này được đặt sát cửa nên tiện cho những người nói trên. Ghế ngồi trên tàu có phần hơi dốc ở đế, chiều dày đủ để chân thoải mái.

Cận cảnh mẫu tàu điện trên cao Cát Linh – Hà Đông

Cận cảnh mẫu tàu điện trên cao Cát Linh – Hà Đông

Thân tàu được làm từ thép không rỉ, phối màu xám/xanh

Phần vỏ tàu được làm bằng thép không rỉ và sơn hai màu xanh lá cây/xám. Đầu tàu có thiết kế đơn giản, với biểu tượng Khuê Văn Các màu trắng cùng dòng chữ Cát Linh - Hà Đông. Ở phía trước và hông toa tàu đều có các bảng điện tử hiển thị thông tin. Theo video giới thiệu thì tàu được sơn màu xanh để hưởng ứng hành động bảo vệ môi trường. Cửa tàu là loại đóng mở tự động, tuy nhiên với độ cao khoảng 1,9 m thì những người cao trên 1,8m sẽ cần phải chú ý khi đi vào tàu.

Cận cảnh mẫu tàu điện trên cao Cát Linh – Hà Đông

Không gian bên trong khá rộng rãi, theo thông số mỗi toa chứa được khoảng 340 người

Cận cảnh mẫu tàu điện trên cao Cát Linh – Hà Đông

Phần tay nắm được đánh giá là làm quá sát ghế ngồi

Trên tàu có nhiều loa thông báo được trang bị gần trên trần tàu. Các thông tin về chuyến đi, ga sắp đến… sẽ được thông báo trên loa qua hai ngôn ngữ Anh – Việt. Ngoài ra ở phía trên cửa ra cũng có một bảng hiệu hiển thị các ga và đèn báo ga hiện tại/ga sắp đến. Theo quan sát của chúng tôi thì bảng hiệu và chữ ở đây khá bé, do vậy những người cao tuổi, thị lực kém có thể sẽ gặp khó khăn nếu nhìn từ xa. Loa của tàu cũng khá nhỏ, khó nghe khi trong toa chưa chật kín người.

Cận cảnh mẫu tàu điện trên cao Cát Linh – Hà Đông

Cận cảnh mẫu tàu điện trên cao Cát Linh – Hà Đông

Các thông tin về hành trình tàu, các ga đến hay hướng dẫn đi tàu đều được in gần cửa ra vào, tuy nhiên chữ hơi bé nên khó đọc

Ở cạnh toa tàu, nhà đầu tư cũng dành riêng một khu vực để cung cấp thông tin về nhà thầu, quá trình sản xuất, các ga dừng và video giới thiệu về tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông. Lối ra của khu trưng bày có một bàn và tập giấy ghi nhận góp ý của nhà đầu tư.

Trong buổi sáng ngày 30/10, chúng tôi nhận thấy có hàng trăm lượt khách tham quan mẫu tàu điện, trong đó chủ yếu là những người ở độ tuổi đã về hưu. Phần lớn khách đều xem xét rất kỹ từng ngóc ngách của tàu, cũng như đặt rất nhiều câu hỏi đối với các nhân viên hỗ trợ. Ngoài ra các vị khách cũng rất tích cực viết góp ý, có lúc nhiều người phải xếp hàng để chờ vào bàn ghi tờ góp ý.

Dự án đường sắt đô thị phục vụ vận chuyển hành khách trục Cát Linh - Hà Đông với tổng số 12 nhà ga trên cao, xuất phát từ Cát Linh (điểm giao cắt giữa đường Cát Linh và Giảng Võ) đến điểm cuối phía trước Bến xe Yên Nghĩa, Hà Đông. Theo kế hoạch ban đầu, dự án sẽ hoàn thành vào cuối năm 2014, chạy thử toàn tuyến vào năm 2015 và quý I/2015 sẽ vận hành chính thức. Tuy nhiên, do nhiều vướng mắc về mặt bằng, điều chỉnh vốn và gặp sự cố nên mốc hoàn thành dự án để đưa vào khai thác được lùi tới cuối năm 2016.

Một số hình ảnh khác của tàu điện trên cao Cát Linh - Hà Đông:

Cận cảnh mẫu tàu điện trên cao Cát Linh – Hà Đông

Sử dụng động cơ điện DC 750V với phương thức cấp điện từ ray thứ 3, đoàn tàu này có tốc độ tối đa vào khoảng 80 km/h

Cận cảnh mẫu tàu điện trên cao Cát Linh – Hà Đông

Khoa lái tàu nhìn từ bên ngoài

Cận cảnh mẫu tàu điện trên cao Cát Linh – Hà Đông

Cận cảnh mẫu tàu điện trên cao Cát Linh – Hà Đông

Các ghế ưu tiên được đặt ngay cạnh cửa, giúp cho người cần dễ dàng tới ngồi

Cận cảnh mẫu tàu điện trên cao Cát Linh – Hà Đông

Cận cảnh mẫu tàu điện trên cao Cát Linh – Hà Đông

Cận cảnh mẫu tàu điện trên cao Cát Linh – Hà Đông

Các thông tin hướng dẫn được in ở khu vực cửa ra vào

Cận cảnh mẫu tàu điện trên cao Cát Linh – Hà Đông

Cận cảnh mẫu tàu điện trên cao Cát Linh – Hà Đông

Những trang thiết bị an toàn, thoát hiểm như búa thoát hiểm, thiết bị liên lạc khẩn cấp… cũng được trang bị ngay sát cửa toa.

Cận cảnh mẫu tàu điện trên cao Cát Linh – Hà Đông

Hầu hết khách thăm đều ngồi thử lên ghế

Cận cảnh mẫu tàu điện trên cao Cát Linh – Hà Đông

Cận cảnh mẫu tàu điện trên cao Cát Linh – Hà Đông

Một số người xem xét rất kỹ mọi góc độ của con tàu

Cận cảnh mẫu tàu điện trên cao Cát Linh – Hà Đông

Cận cảnh mẫu tàu điện trên cao Cát Linh – Hà Đông

Cận cảnh mẫu tàu điện trên cao Cát Linh – Hà Đông

Các thông tin giới thiệu cũng rất được quan tâm

Cận cảnh mẫu tàu điện trên cao Cát Linh – Hà Đông

Cận cảnh mẫu tàu điện trên cao Cát Linh – Hà Đông

Rất nhiều người chờ để đóng góp ý kiến về tàu

Anh Tú

Chủ đề khác