VnReview
Hà Nội

Xe máy vẫn là phương tiện phổ biến nhất Việt Nam

Theo như kết quả số liệu khảo sát mới đây được Ford uỷ nhiệm thực hiện trên toàn Châu Á Thái Bình Dương, toàn cảnh giao thông Việt Nam có sự góp mặt chủ yếu của ô tô cá nhân và xe gắn máy, xe ga chạy bằng điện hoặc xăng.

54% số người tham gia khảo sát cho biết, họ thường xuyên di chuyển bằng ô tô cá nhân với tần suất sử dụng nhiều hơn 1 lần 1 tuần – và 50% chia sẻ rằng họ cũng thường xuyên di chuyển bằng phương tiện xe gắn máy. Dưới đây là kết quả đầy đủ về các loại phương tiện thường xuyên được sử dụng:

•;          Xe ô tô cá nhân: 54% trong số khảo sát (*)

•           Xe gắn máy (điện hoặc xăng): 50%

•           Taxi: 30%

•           Xe buýt: 27%

•           Các ứng dụng gọi xe: 17%

•           Chương trình chia sẻ phương tiện (Dùng chung xe): 13%

•           Xe ôm: 12%

•           Tàu hoả: 4%

Xe gắn máy, xe tay ga đứng đầu trong danh sách các phương tiện được sử dụng thường xuyên bởi người Việt, với 38% người tham gia trả lời đồng ý rằng họ sử dụng xe gắn máy nhiều hơn so với năm trước đó. Ô tô cá nhân là phương thức tiếp theo có xu hướng sử dụng tăng lên, với tỉ lệ 36% người được hỏi chia sẻ rằng họ dùng xe ô tô cá nhân thường xuyên hơn, tiếp đến là taxi (với 24%) và các ứng dụng gọi xe (23%).

Cũng theo kết quả khảo sát, việc di chuyển bằng xe ôm đang có dấu hiệu sụt giảm đáng kể tại Việt Nam, với 39% những người được hỏi nói rằng họ đang sử dụng hình thức di chuyển này ít hơn so với năm trước. 33% cho biết họ sử dụng xe buýt ít hơn, và 19% sử dụng các dịch vụ chia sẻ phương tiện ít hơn so với năm trước.

Kết quả khảo sát tại Việt Nam cũng chỉ ra rằng mô hình "di chuyển đa phương thức" đang trở nên phổ biến hơn. Có hơn 50% số người tham gia khảo sát cho biết rằng họ sử dụng nhiều hơn một phương thức di chuyển hàng ngày, hoặc với tần suất nhiều hơn 2 lần mỗi tuần. Chỉ có 5% nói rằng họ không bao giờ sử dụng nhiều hơn một phương tiện đi lại.

Công nghệ trên mọi nẻo đường

Ở phạm vi khu vực, ¼ số người tham gia khảo sát cho biết họ sử dụng ứng dụng gọi xe nhiều hơn 1 lần một tuần để di chuyển trong thành phố. Những người tham gia khảo sát tại Trung Quốc và Ấn Độ có xu hướng sử dụng ứng dụng gọi xe nhiều nhất (28%). Ngược lại hoàn toàn, tại Úc và New Zealand, nơi ghi nhận lượng sử dụng ứng dụng ít nhất: Chỉ 5% người dân Úc và 3% người dân New Zealand cho biết họ thường xuyên sử dụng ứng dụng gọi xe.

Trong toàn khu vực, việc sử dụng các ứng dụng kết nối di chuyển này đang gia tăng, với 32% số người tham gia khảo sát cho biết họ đang sử dụng, nhiều hơn so với kết quả khảo sát năm vừa qua. Ấn Độ (với 42%) và Trung Quốc (với 33%) là những quốc gia dẫn đầu cho xu hướng đang lên này, trong khi đó New Zealand (với 7%), Đài Loan (9%) và Úc (12%) ghi nhận tỉ lệ sử dụng ít nhất.

Các dịch vụ chia sẻ phương tiện cũng trở nên phổ biến hơn, cứ 5 người được hỏi thì 1 người đồng ý rằng tần suất sử dụng ứng dụng nền tảng chia sẻ xe của họ tăng hơn trong năm vừa qua. Trong đó, số người tham gia khảo sát tại Ấn Độ được ghi nhận có tỉ lệ sử dụng phương tiện chia sẻ cao nhất - với 33%, theo sau là Trung Quốc (với 19%) và Malaysia (với 16%).

 "Với nhiều người, đặc biệt là tại các khu vực nội thành, những chương trình chia sẻ phương tiện có thể tạo ra nhiều những lợi ích đáng kể. Chúng tôi đang theo sát những mô hình chia sẻ phương tiện khác nhau tại Mỹ, Châu Âu và tại Châu Á - Thái Bình Dương để tìm ra cách nâng cao các yếu tố góp phần vào sự hình thành dịch vụ chia sẻ phương tiện", John Larson, Giám đốc Kế hoạch di chuyển thông minh, Ford Châu Á Thái Bình Dương. "Ví dụ như tại Ấn Độ, chúng tôi đang chạy thử nghiệm kế hoạch Di chuyển thông minh của Ford để tìm ra một mô hình chia sẻ phương tiện dễ dàng dành cho những nhóm khách hàng như gia đình hoặc đồng nghiệp".

 (*) Thông tin chi tiết về khảo sát: một khảo sát trực tuyến được thực hiện tại GlobalWebIndex với tư cách của công ty Ford Motor. 12,619 khách hàng đã được khảo sát tại 12 thị trường: Úc (1053 người), Trung Quốc (1,058 người), Hồng Kong (1,047 người), Ấn Độ (1,050 người), Indonexia (1,052 người), Malaysia (1,050 người), New Zealand (1,050 người), Phi-lip-pin (1,052 người) và Việt Nam (1,051 người). Nghiên cứu thực địa được tiến hành vào tháng 1/2016. Tất cả các phân tích được đo lường bằng dân số.

Chủ đề khác