VnReview
Hà Nội

Ô tô bay hữu dụng hơn xe chạy bằng gas và điện khi đi quãng xa

Ô tô bay chắc chắn một ý tưởng độc đáo, nhưng việc có nên thực hiện ý tưởng này hay không vẫn còn đang tranh cãi. Nhưng chắc chắn ô tô bay mang lại nhiều lợi ích, trong đó người lái có thể tin tưởng hiệu suất xe được cải thiện - về mặt lý thuyết và trên các chuyến đi dài thực tế.

Du lịch hàng không cần một năng lượng khổng lồ để nâng cả một vật nặng như máy bay lên không trung và để cho phương tiện di chuyển trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhanh hơn nhưng đi máy bay ít hiệu quả hơn so với di chuyển trên mặt đất vì trọng lực giúp nâng đỡ xe chạy trên đường.

Tất nhiên, khi một chiếc máy bay lên đến độ cao nhất định, phương tiện di chuyển với tốc độ cao và ít ma sát, và cho dù máy bay đi được 100km hoặc 1000km thì phương tiện chỉ cất cánh một lần duy nhất. Vì vậy, các nhà nghiên cứu của Đại học Michigan (U-M) cho rằng ô tô bay thực sự có khả năng tiết kiệm năng lượng. Hóa ra ý kiến này không hoàn toàn viễn tưởng. Nhóm nghiên cứu đã công bố kết quả của họ vào ngày hôm nay (10/4) trên tạp chí Nature Communications.

Các kỹ sư bên U-M đã thiết kế một mô hình hiệu quả cho phương tiện bay di chuyển cả trên đường bộ và cất hạ cánh thẳng đứng (VTOL) dựa trên thông số kỹ thuật từ các công ty hàng không vũ trụ nghiên cứu thiết bị trên.

Tác giả đồng nghiên cứu Noah Furbush trong một bản tin mới của U-M tiết lộ: "Mô hình của chúng tôi đại diện xu hướng chung trong không gian VTOL và sử dụng các tham số từ nhiều nghiên cứu và thiết kế máy bay để xác định trọng lượng, tỷ lệ lực nâng so với lực cản và năng lượng từ pin."

Các chuyên gia đã nghiên cứu cách thức hoạt động của các phương tiện mới được thử nghiệm bằng cách xét yếu tố số lượng hành khách khác nhau tại các khoảng cách khác nhau và so sánh năng lượng tiêu thụ.

Thông thường, việc lái ô tô bay không thực sự hữu dụng nếu chỉ đi quãng đường 2-3km vì người lái sẽ sử dụng tối đa năng lượng để lên trên độ cao chỉ để hạ xuống mặt đất ngay sau đó. Thế nhưng, nếu đi quãng đường 100 km thì điều này sẽ khác biệt đôi chút.

Với quãng đường đi 100 km, người lái chiếc ô tô bay tiêu tốn năng lượng ít hơn 35% so với xe chạy xăng, nhưng vẫn cao hơn 28% so với xe điện. Trên thực tế, ô tô bay hiệu quả hơn so với xe chạy gas nếu người lái đi được ít nhất tầm 40 km. Nhưng phương tiện không bao giờ bắt kịp với xe EV về mặt hiệu suất mặc dù có nhiều triển vọng.

Để chứng minh mang tính thuyết phục hơn, các chuyên gia cẩn thận so sánh các con số, đưa ra giả định ô tô bay nếu chở một phi công và ba hành khách sẽ có khả năng vận dụng tối đa hiệu suất trong khi các phương tiện di chuyển trên đường bộ chở trung bình 1,5 hành khách không cải thiện hiệu suất đáng kể. Với lập luận trên, các nhà nghiên cứu kết luận một ô tô bay đi quãng đường 100 km với ba hành khách cũng đủ đánh bại hiệu suất xe EV chỉ chở một người.

Cho dù lợi thế hiệu suất không quá to lớn, nhưng ô tô bay sẽ di chuyển đến điểm đến chỉ trong một phần tư thời gian mà không bị ảnh hưởng bởi yếu tố giao thông và các vấn đề khác. Thêm vào đó, hành khách có thể ngắm nhìn mọi thứ từ trên cao.

Tuy tất cả mới được đưa ra về mặt lý thuyết, những nghiên cứu như thế này giúp các công ty tham gia lĩnh vực này quyết định cách thức tổ chức và tiếp thị dịch vụ của mình. Thực tế có thể sẽ khác so với ý tưởng ban đầu, nhưng chắc chắn nhiều người sẽ sẵn sàng đón nhận bất cứ ô tô bay nào ra mắt ngoài đời thực.

D.N

Chủ đề khác