VnReview
Hà Nội

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của những chiếc amp/DAC tầm trung

Vượt qua sự nghi ngại của người dùng vốn đã quá quen với chất lượng của những chiếc amp/DAC giá rẻ, amp/DAC tầm trung (400 - 600 USD) đã vươn lên trở thành lựa chọn đầu tư hợp lý nhất, đáng tiền nhất cho các audiophile vào lúc này.

Vượt qua sự nghi ngại của người dùng vốn đã quá quen với chất lượng quá cao của những chiếc amp/DAC giá rẻ, amp/DAC tầm trung (400 - 600 USD) đã vươn lên trở thành lựa chọn đầu tư hợp lý nhất, đáng tiền nhất cho các audiophile vào lúc này.

Vào thời điểm khoảng 5 năm trước, thị trường audiophile bình dân bắt đầu liên tiếp nhận được những cú hích mạnh mẽ; từ các nhà sản xuất amp/DAC. Những mẫu tai nghe chất lượng cao giá thành thấp đã xuất hiện từ trước đó rất lâu nhưng người chơi hạn hẹp kinh phí lại thiếu đi những bộ amp/DAC thực sự chất lượng để phát huy hết giá trị. Những mẫu amp/DAC giá rẻ của Fiio hay iBasso trước thời kỳ này thường tập trung nhiều hơn vào nhiệm vụ... làm to tiếng  thay vì thực sự cải thiện chất âm.

Đến thời điểm năm 2012, một luồng gió mới đã khiến khung cảnh audiophile thực sự thay đổi: ODAC và O2. Với mức giá chỉ vào khoảng 150 USD cho các phiên bản hoàn thiện và 100 USD cho bảng mạch chính, ODAC/O2 đã thực sự tạo ra một cơn bão ở phân khúc giá thấp. Dù audiophile không còn là một lĩnh vực dành riêng cho những người dư dả về tiền bạc, đây vẫn là lần đầu tiên người dùng hạn hẹp kinh phí được tiếp cận với một bộ amp DAC thực sự xứng đáng với khoản tiền họ bỏ ra.

Sau khi O2 và ODAC ra đời, thị trường amp và DAC giá thấp thực sự bùng nổ cả về chất lượng lẫn số lượng. Riêng O2/ODAC đã thu hút được rất nhiều nhà sản xuất, trong đó có cả những phiên bản giá siêu rẻ (3,2 triệu đồng cho cả bộ) đến từ Việt Nam. Schiit Audio, một startup trẻ tuổi ra mắt chiếc DAC Modi và amp Magni chỉ vài tháng sau thời điểm O2/ODAC được công bố, mang tới trải nghiệm khá gần về chất âm trong lớp vỏ hào nhoáng hơn. Aune mang tới khẩu vị amp đèn, JDS mang tới mẫu C5D tuyệt vời cho di động. Mới đây nhất, xDuoo đã ra mắt thành công một mẫu DAC tối đa tính năng (thậm chí có cả màn hình LED) ở mức giá dưới 5 triệu đồng: XD-05.

Vượt qua sự nghi ngại của người dùng vốn đã quá quen với chất lượng quá cao của những chiếc amp/DAC giá rẻ, amp/DAC tầm trung (400 - 600 USD) đã vươn lên trở thành lựa chọn đầu tư hợp lý nhất, đáng tiền nhất cho các audiophile vào lúc này.

O2/ODAC "Made in Vietnam".

Nhưng ngay cả trong thời đại hoàng kim của amp/DAC giá rẻ, vấn đề lớn nhất của chúng đã xuất hiện: chúng đã chạm tới ngưỡng giới hạn và càng ngày càng giống nhau. Ví dụ, gần đây chúng tôi đã đánh giá 3 mẫu amp/DAC có chất lượng rất thuyết phục là xDuoo XD-05, JDS C5D và OPPO HA-2. Trong khi âm thanh chúng tạo ra không hoàn toàn giống nhau, sự khác biệt về giá cả giữa 3 model này tập trung vào các tính năng nhiều hơn là chất âm.

Càng ngày các mẫu amp/DAC giá rẻ càng quy tụ về cùng một kiểu âm thanh không khác biệt quá nhiều so với "tiêu chuẩn" O2 ODAC. Những "tay mơ" đang đắn đo về các lựa chọn giá rẻ gần như chắc chắn sẽ luôn nhận được một lời khuyên từ các bậc tiền bối trong lĩnh vực audiophile: "Cuối cùng thì âm thanh của amp/DAC tầm dưới 5 triệu cũng chỉ có thể đến vậy mà thôi".

Điều này có nghĩa rằng phân khúc amp/DAC giá rẻ đã chạm tới giới hạn của chúng. "Luồng gió" 200 đô vẫn tiếp tục thổi, nhưng cơn bão giá rẻ có thể coi là đã chấm dứt.

Thật may mắn, thị trường amp/DAC audiophile đã bắt đầu đón nhận luồng gió mới tiếp theo: những chiếc amp/DAC ở khoảng giá tầm trung, từ 400 đến 600 USD.

Vượt qua sự nghi ngại của người dùng vốn đã quá quen với chất lượng quá cao của những chiếc amp/DAC giá rẻ, amp/DAC tầm trung (400 - 600 USD) đã vươn lên trở thành lựa chọn đầu tư hợp lý nhất, đáng tiền nhất cho các audiophile vào lúc này.

iFi iDSD Micro, "con dao Thụy Sĩ phiên bản amp/DAC" đến từ Anh Quốc.

Khởi động cho cuộc cách mạng này có lẽ là chiếc iDSD Micro của hãng âm thanh Anh Quốc iFi. Ra mắt từ khoảng giữa 2014, mẫu iDSD Micro nhanh chóng tìm được chỗ đứng trên thị trường audiophile cao cấp nhờ di sản thiết kế thừa hưởng từ hãng mẹ Abbington Music Research. Chất âm trầm ấm của chip DAC Burr Brown trên iDSD đã được tinh chỉnh lại để giữ nguyên cảm xúc dịu dàng nhưng cùng lúc tạo ra âm nhạc rộng rãi hơn, chi tiết hơn.

Phần amp của iDSD Micro cũng không hề kém cạnh. Trong khi phần amp của các mẫu amp/DAC tích hợp thường có chỉ mang tính "xuất hiện... cho có", amp của iDSD Micro có đủ sức mạnh để "kéo" tất cả những chiếc tai nghe kén chọn, từ AKG K7xx, Beyerdynamic DT880 cho tới Sennheiser HD800. Đi kèm với chất âm thuyết phục của DAC, sức mạnh vượt trội của amp là khả năng chơi định dạng DSD ở mức tuyệt đối cùng một loạt các tính năng phụ trợ (iPurifier Lite chống nhiễu, cổng sạc hỗ trợ smartphone/DAP, kích bass qua XBass, giả lập âm trường 3D, cổng quang và tính năng pin sạc) giúp iDSD Micro trở thành sản phẩm hoàn hảo để mở màn cho cơn sóng amp/DAC tầm trung mới.

Vượt qua sự nghi ngại của người dùng vốn đã quá quen với chất lượng quá cao của những chiếc amp/DAC giá rẻ, amp/DAC tầm trung (400 - 600 USD) đã vươn lên trở thành lựa chọn đầu tư hợp lý nhất, đáng tiền nhất cho các audiophile vào lúc này.

Ở mức giá 500 USD, Mojo không thua kém quá nhiều đàn anh Hugo có giá 2500 USD.

Nhưng bất chấp chất âm mang tính "phá giá" (nhiều người cho rằng iDSD Micro đem lại chất lượng không thua kém các mẫu DAC tầm giá 1000 USD), chiếc DAC cao cấp đầu tay của iFi vẫn mắc phải 2 điểm yếu: kích cỡ quá cồng kềnh để mang lại trải nghiệm di động thực thụ và chất âm có thể bị coi là hơi chi tiết, trung tính quá mức. Hơn một năm sau thời điểm iDSD Micro gây sốt, cộng đồng audiophile lại xôn xao về một chiếc amp/DAC tầm trung khắc phục được cả 2 nhược điểm trên: Chord Mojo.

Ở mức giá 600 USD, Chord Mojo trở thành cái tên được nhắc tới nhiều nhất trên thị trường amp/DAC là nhờ chất âm cực kỳ nhạc tính và cuốn hút. Đây không chỉ là lợi thế của Chord Mojo so với iDSD Micro mà còn cả với đàn anh Hugo có giá cao gấp nhiều lần. Chiếc amp/DAC nhỏ bé này rất biết cách hòa quyện các nhạc cụ và giọng hát bên trong từng bản nhạc để tạo ra trải nghiệm tự nhiên nhất, nhạc tính nhất và giàu năng lượng nhất. Với rất nhiều giải thưởng từ các tạp chí âm thanh hàng đầu thế giới, Mojo trở thành cái tên được nhắc tới nhiều nhất của thế giới audiophile. 

Không may cho Chord, chỉ vài tháng sau khi Mojo ra đời, một đối thủ xứng tầm đã xuất hiện.

Vượt qua sự nghi ngại của người dùng vốn đã quá quen với chất lượng quá cao của những chiếc amp/DAC giá rẻ, amp/DAC tầm trung (400 - 600 USD) đã vươn lên trở thành lựa chọn đầu tư hợp lý nhất, đáng tiền nhất cho các audiophile vào lúc này.

m9XX, sản phẩm đưa Grace Design xuống mức giá tầm trung và khẳng định vị thế quan trọng của Massdrop với giới audiophile.

Với tên gọi đầy đủ là "Grace Design X MassDrop m9XX", chiếc amp/DAC tuyệt đẹp này là nỗ lực đưa chất âm của chiếc DAC m920 của Grace (giá lên tới 1900 USD) xuống mức giá 500 USD. Điều này cho phép m9XX tạo ra chất âm tuyệt vời hết mức có thể trên tầm giá có lẽ sẽ được đại đa số audiophile coi là giới hạn cuộc chơi. Sản phẩm kết hợp của Grace Design và Massdrop có chất âm giàu nhạc tính nhưng cũng không hề kém cạnh bất cứ chiếc amp/DAC tầm trung nào về âm trường hay chi tiết.

Không gian 3D của m9XX trở nên đặc biệt hấp dẫn qua một tính năng mà Mojo không có: crossfeed ("trộn" lẫn 2 kênh audio). Tính năng này cũng có mặt trên iDSD Micro song cách thực hiện của Grace vẫn là tuyệt vời nhất, cho phép tái hiện lại không gian âm nhạc một cách chính xác hơn trải nghiệm stereo thông thường, vốn thường dàn hàng ngang hơn là tạo ra không gian thực sự 3D. Cùng với nhiều tính năng độc đáo không thua kém gì iDSD Micro (màn LED, khả năng "kéo" 2 tai nghe cùng lúc, núm chỉnh volume đa năng), m9XX dễ dàng trở thành nhà vô địch mới của thế giới amp/DAC dưới 1000 USD. Blog âm thanh nổi tiếng Headfonia đã hết lời ca ngợi mẫu amp/DAC giá rẻ này "dồi dào mojo (tạm hiểu: năng lượng sống) hơn cả Mojo".

Vượt qua sự nghi ngại của người dùng vốn đã quá quen với chất lượng quá cao của những chiếc amp/DAC giá rẻ, amp/DAC tầm trung (400 - 600 USD) đã vươn lên trở thành lựa chọn đầu tư hợp lý nhất, đáng tiền nhất cho các audiophile vào lúc này.

Thân hình nhỏ gọn nhưng tính năng phong phú, Sprout đã định nghĩa lại chiếc amp/DAC 500 đô.

Dĩ nhiên, Massdrop không chỉ có riêng các mẫu amp/DAC tự phân phối trực tiếp từ các nhà sản xuất. Startup trẻ tuổi này được thành lập để xác nhận sự hưởng ứng từ người mua đối với sản phẩm, nhờ đó giúp các hãng sản xuất có thể yên tâm đặt ra các mức giá hấp dẫn. Một trong số các mẫu amp/DAC tuyệt vời nhất hưởng lợi từ mô hình này là chiếc PS Sprout.

Với mức giá ban đầu khi ra mắt vào năm 2014 là 800 USD, PS Sprout được Massdrop phân phối với giá chỉ 500 USD. Ở mức giá hấp dẫn này, âm thanh của Sprout không có gì nổi trội so với 3 đối thủ từ iFi, Chord và Grace, đó vẫn là chất âm chi tiết, rộng rãi, giàu nhạc tính dường như đã làm chủ phân khúc 500 USD. Song, Sprout lại gây ấn tượng mạnh mẽ nhờ sức mạnh và khả năng kết nối vượt trội: chiếc amp này có Bluetooth, có DAC USB, có chế độ Phono preamp cho đầu đĩa than, có thể kéo những chiếc tai nghe khó tính và cũng có thể "kéo" luôn cả... loa thùng.

Tất cả được gói trong một lớp vỏ kim loại nắp gỗ đẹp tinh tế với kích cỡ chỉ bằng một quyển sách. Đây không chỉ là giải pháp cho âm nhạc từ máy tính tới tai nghe mà là giải pháp cho gần như toàn bộ nhu cầu nghe nhạc của bạn.

Sự xuất hiện của 4 anh tài iFi iDSD Micro, Chord Mojo và Grace Design m9XX và PS Sprout buộc các audiophile phải nhìn lại phân khúc tầm trung một cách nghiêm túc. Trong quá khứ, phân khúc này thường bị các audiophile phân khúc giá thấp nhìn nhận với ánh mắt nghi ngờ ("Tôi không tin rằng những chiếc DAC 500 đô có thể mang tới âm thanh hay hơn combo Modi 2/Magni 2 của tôi") và cũng bị các audiophile dư dả tài chính bỏ qua một cách đầy coi thường. Giờ đây, phân khúc giá 500 USD đã được thừa hưởng rất nhiều thế mạnh từ các đàn anh nghìn đô, và nếu nói riêng về chất âm chưa chắc m9XX hay PS Sprout đã thua kém những bộ DAC có giá cao gấp nhiều lần.

Vượt qua sự nghi ngại của người dùng vốn đã quá quen với chất lượng quá cao của những chiếc amp/DAC giá rẻ, amp/DAC tầm trung (400 - 600 USD) đã vươn lên trở thành lựa chọn đầu tư hợp lý nhất, đáng tiền nhất cho các audiophile vào lúc này.

Một khi đã xóa bỏ ấn tượng xấu về amp/DAC 500 đô, bạn sẽ nhận thấy phân khúc này vẫn còn rất nhiều lựa chọn ấn tượng khác: Centrance Hifi M8 là một trong số rất ít lựa chọn di động hỗ trợ kết nối balanced; Sony PHA-1A tiên phong cho âm thanh hi-res ở mức giá dễ chấp nhận; Matrix M-Stage HPA-3U đại diện cho Trung Quốc đi tranh đấu với các đối thủ phương Tây với chất âm mạnh mẽ; Schiit Bifrost tuy chỉ có tính năng DAC nhưng lại có thiết kế module cho phép mở rộng khả năng một cách dễ dàng v...v...

Tuy vậy, các sản phẩm kể trên đều không có sức hút mạnh mẽ như iDSD Micro, Chord Mojo, m9XX và Sprout – những anh tài đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt của phân khúc amp/DAC tầm trung tới giới hâm mộ âm nhạc. Nhờ có 4 mẫu amp/DAC này, giá trị mà mỗi audiophile nhận được khi bỏ ra khoản tiền 400 – 600 USD đã thực sự tăng lên rất nhiều so với trước đây.

Chắc chắn tương lai của amp/DAC tầm trung sẽ không dừng tại đây. Trước thành công khổng lồ của iDSD Micro, Chord Mojo, m9XX và Sprout, nhiều hãng amp/DAC cao cấp/siêu cấp đã bắt đầu dịch chuyển, theo cùng một cách O2/ODAC đã từng thay đổi khái niệm "amp/DAC giá rẻ" vào thời điểm 4 năm trước đây.

Gia Cường

Chủ đề khác