VnReview
Hà Nội

Nghiên cứu: Ô nhiễm không khí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản phụ nữ

Kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy yếu tố môi trường đóng một vai trò nhất định đối với sức khỏe sinh sản ở phụ nữ.

Phát hiện mới: Ô nhiễm không khí ảnh hưởng mọi bộ phận cơ thể, không riêng phổi

Một ngày lang thang đếm bụi ở Hà Nội: cảnh báo "màu cam" phủ khắp thành phố

Ô nhiễm không khí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ

Các nhà nghiên cứu tiết lộ rằng ô nhiễm không khí có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của buồng trứng của người phụ nữ.

Mặc dù nghiên cứu không đi sâu về tác động của ô nhiễm không khí đến khả năng sinh sản, song các chuyên gia cho biết những phát hiện trên cho thấy sức khỏe sinh sản của phụ nữ có bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường.

Tuy nhiên, họ cho biết thêm rằng nếu một trong các tác động này xảy ra lâu dài sẽ khiến thời kỳ sinh sản của người phụ nữ ngắn hơn và kì mãn kinh sẽ tới sớm hơn so với bình thường.

Ông Antonio La Marca, người đứng đầu cuộc nghiên cứu của Đại học Modena và Reggio Emilia tại Ý cho biết: "Các yếu tố môi trường có ảnh hưởng lớn đến đời sống con người, bởi vậy chúng ta cần quan tâm đến cả môi trường trong nhà lẫn ngoài trời".

Phát hiện trên được trình bày tại cuộc họp thường niên của hiệp hội Human Reproduction and Embryology Châu Âu, nó là kết quả dựa trên nghiên cứu về các cấp độ của một loại hoocmon có tên là AMH. Loại hoocmon này được tiết ra bởi các tế bào buồng trứng, nó đồng thời cũng phản ánh số lượng trứng khả thi mà buồng trứng phụ nữ có thể tạo ra. Con số này không cố định mà sẽ thay đổi theo từng người nhưng đều bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố bao gồm gen di truyền, độ tuổi, các thói quen như hút thuốc,… Tuy nhiên mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường với sức khỏe sinh sản vẫn còn rất nhiều tranh cãi: Tỷ lệ dự trữ của buồng trứng thấp không hoàn toàn có nghĩa là quá trình thụ thai tự nhiên sẽ khó khăn.

Tuy nhiên, La Marca cho biết các nghiên cứu trước đây cho thấy có thể có mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí và sự suy giảm sức khỏe sinh sản ở phụ nữ, ngoài ra, trên các hình mẫu động vật đã cho thấy ô nhiễm không khí có thể ảnh hưởng đến hàm lượng AMH.

Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, La Marca và các đồng nghiệp đã khảo sát số liệu về AMH ở khoảng 1.300 phụ nữ tại Modena từ đầu năm 2007 đến mùa thu năm 2017. Nhóm nghiên cứu đã đo lượng bụi cỡ nhỏ PM2.5 và PM 10 trong không khí hàng ngày và cũng như nồng độ nitơ dioxide tại khu vực sống của những phụ nữ tham gia khảo sát.

Dù rằng đối với những phụ nữ trên 25 tuổi, nồng độ AMH sẽ tự giảm dần theo độ tuổi, nhưng sau khi xem xét đến yếu tố độ tuổi, nhóm nghiên cứu nhận thấy tỷ lệ AMH có xu hướng thấp hơn ở những phụ nữ sống ở khu vực với mức độ ô nhiễm không khí cao hơn. Cụ thể hơn, khi chia mức độ ô nhiễm không khí thành bốn mức độ, họ nhận thấy rằng những phụ nữ sống chung với mức độ xấu nhất sẽ dễ gặp phải hiện tượng suy giảm nồng độ AMH xuống dưới 1ng/ml cao gấp hai đến ba lần so với những người trong các nhóm khác. Nồng độ AMH trên biểu thị tỷ lệ dự trữ buồng trứng đang ở mức thấp nghiêm trọng. Ngoài ra, La Marca còn bổ sung rằng những nghiên cứu trước đây chỉ cho thấy khoảng 10% phụ nữ khỏe mạnh dưới 30 tuổi mới có mức AMH thấp như vậy.

La Marca cho biết rằng trong khi mối liên hệ giữa nồng độ AMH và tỷ lệ mang thai tự nhiên trong ngắn hạn chưa rõ ràng, song kết quả cho thấy các yếu tố môi trường có thể đóng một vai trò nhất định nào đó với sức khỏe sinh sản ở phụ nữ.

Ông cho biết thêm: "Nồng độ AMH cao là một lợi thế trong sinh sản bởi phụ nữ có AMH cao hơn sẽ có thời kỳ sinh sản dài hơn", và nó cũng rất có ý nghĩa với những người cần can thiệp của thụ tinh nhân tạo bởi "nếu bạn có nồng độ AMH cao, bạn cũng sẽ có số lượng trứng cao hơn sau quá trình kích thích rụng trứng từ đó giúp tạo ra nhiều phôi thai hơn".

Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng có những hạn chế nhất định, nhất là nhóm nghiên cứu không thể tính đến các yếu tố khác như nghèo đói và sức khỏe yếu, đây đều là những yếu tố có xu hướng đi kèm với sự ô nhiễm và đều có ảnh hưởng đến mức AMH. Hơn nữa, AMH và mức độ ô nhiễm cũng không được theo dõi biến đổi theo thời gian.

Richard Anderson, giáo sư khoa học Sinh sản Lâm sàng tại Đại học Edinburgh cho biết, trong khi tác động của các yếu tố môi trường đến số lượng và chất lượng tinh trùng luôn là một đề tài nóng của các nghiên cứu thì lại có rất ít nghiên cứu về các tác động có thể có đối với sức khỏe sinh sản của nữ giới.

Ông cho biết rằng mặc dù mức độ ô nhiễm không khí mà người phụ nữ phải tiếp xúc trực tiếp vẫn chưa được đo lường nhưng "kết quả của cuộc nghiên cứu vẫn biểu thị sự suy giảm chức năng ở buồng trứng của những phụ nữ phải sinh sống trong điều kiện môi trường không tốt".

Dẫu vậy, câu trả lời cho vấn đề này vẫn còn được bỏ ngỏ. Anderson cho rằng: "Chúng ta vẫn chưa thể chắc chắn liệu đây có phải là một tác động cố định và có thể dẫn tới sự giảm tuổi thọ sinh sản đồng thời đẩy nhanh thời kỳ mãn kinh sớm hơn, hay liệu đây chỉ là tác dụng tạm thời lên cơ thể phụ nữ và có thể phục hồi nếu ngừng tiếp xúc với các hóa chất đó"?

Trung ND theo The Guardian

Chủ đề khác