VnReview
Hà Nội

Bất cứ thứ gì trên đời cũng có thể gây nghiện. Bộ não đã được lập trình để nghiện ngập như thế nào?

Rượu, mạng truyền thông xã hội, ma túy, mua sắm, bánh ngọt, hoạt hình, thể thao, trò chơi video trực tuyến... Dường như bộ não của chúng ta đã được lập trình để "nghiện" một trong những món trên, hoặc một món nào khác trong đời. Sự lập trình này đã diễn ra như thế nào?

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc VnReview hiểu rõ hơn về quá trình hình thành cơ chế phụ thuộc của bộ não từ góc độ thần kinh học.

Chất gây nghiện tác động lên não bộ chúng ta như thế nào?

5 thứ dễ khiến con người nghiện nhất

Chúng ta nghiện smartphone và Facebook bởi vì chúng ta là con người và chúng ta tiến hóa

Bài viết tổng hợp từ Live Science và các nguồn liên quan.

Dopamine và sự khao khát

Theo Live Science, tất cả mọi điều mà mỗi chúng ta làm đều là vì một mục đích nào đó, kể cả khi việc đó là... không làm bất cứ điều gì. Không làm gì là điều bạn cần làm để thư giãn.

Vùng vân là nơi chịu trách nhiệm cho những cảm hứng tốt lành trong bộ não. Vùng vân là trung tâm kiểm soát hành động của con người, thông báo cho chúng ta khi một mục đích nào đó đã thật sự được hoàn thành. Nhờ có vùng vân mà bạn biết tận hưởng các thành quả đó.

Vùng vân liên tục tích lũy kinh nghiệm của chính nó: nó nhớ những gì bạn thích và cách bạn đạt được điều đó. Vùng vân cung cấp cảm hứng để bạn lặp lại chính mình - biến những niềm vui cũ thành khao khát trong hiện tại.

Vùng vân là nơi phát ra những tín hiệu, lời khuyên (khi bạn tìm kiếm niềm vui): một chiếc bánh hảo hạng, tình dục thú vị, sự thư giãn tại hệ thống máy tính sau một ngày làm việc. Hoặc cũng có thể là những phần thưởng hiệu quả hơn như ma túy.

Một trong những tín hiệu mà vùng vân phát ra là dopamine, một chất dẫn truyền thần kinh được trung tâm não gửi đến vùng vân. Dopamine góp phần thúc đẩy trung tâm thỏa mãn hay hài lòng-một trong hai hệ thống não bộ sẽ được đề cập ở dưới. Dopamine càng cao càng thúc đẩy trung tâm thỏa mãn, làm cho sự khao khát thứ muốn có càng mạnh mẽ hơn.

(Ảnh: Live Science)

Tuy nhiên, tại sao việc từ bỏ sự khát khao này quá đỗi khó khăn? Tại sao bạn không thể thay đổi từ khát khao đó sang một thứ gì khác? Vấn đề là sự hấp dẫn của cái được ưa thích trong ngắn hạn. Khi đó, khát khao với các mục tiêu khác sẽ bị giảm bớt.

Mỗi người trong chúng ta đều đã trải qua một sự phụ thuộc nào đó. Khi chúng ta đề cập đến thuật ngữ "nghiện" (addiction), từ này không được ưa thích. Nó chỉ ra rằng chúng ta đang dựa vào một cái gì đó quá mức và không thể từ bỏ nó.

Lấy ví dụ về cá cược, một trong những thứ được cho là gây nghiện cao nhất hành tinh. Có những người đã quen cá cược để kiếm tiền và có thể cải thiện cuộc sống. Kết cục là họ thua cuộc đến không còn một xu dính túi trong hầu hết những lần đánh cá. Tuy nhiên, ngay cả trong những kịch bản đó, họ vẫn từ chối châm dứt thói quen của mình.

Với những người cá cược, roulette trực tiếp (một trò đánh bài phổ biến ở các sòng casino) được cho là một trong những thứ gây nghiện cao nhất. Tuy một số trò chơi roulette trực tuyến đặt ra các hạn chế để tránh những màn chơi cực độ từ khách hàng, điều đó cũng không giúp các game thủ "kỳ cựu" từ bỏ sự phụ thuộc này, sự phụ thuộc mà cuối cùng sẽ khiến họ phải ngưng nhiều thứ khác trong cuộc sống cá nhân (vì không còn tiền!).

Con đường Dopamine tác động đến não

Có 2 hệ thống khác nhau trong não của chúng ta: một hệ thống chịu trách nhiệm về khát khao (desire) và hệ thống còn lại quản lý sự thỏa mãn (satisfaction).;

Hai hệ thống quản lý ham muốn (khao khát) và thỏa mãn này thuộc về 2 mạch thần kinh khác nhau. Hai hệ thống cũng đã được tạo hóa thiết kế nằm liền nhau một cách cẩn thận, tuy nhiên chúng hoàn toàn có thể tồn tại mà không cần đến nhau. Thông thường, 2 hệ thống này hoạt động nhất quán với nhau: chúng ta khao khát (desire) những gì chúng ta thích (like), và chúng ta thích những gì chúng ta khát khao. Tuy nhiên, tương tác này ở một người nào đó sẽ bị hỏng khi người đó bị phụ thuộc.

Hai hệ thống quản lý ham muốn và thỏa mãn trong bộ não con người (Ảnh: Live Science)

Trong các kịch bản thông thường, khi bạn nhận được một phần thưởng như sô cô la, "hệ thống mong muốn" sẽ được kích hoạt, dopamine tăng đủ cao để não kết luận "kẹo ngon tuyệt, tôi muốn ăn nữa". Nhưng sự hài lòng sẽ giảm xuống theo từng gói kẹo mới, khi hương vị bắt đầu có vẻ quá nhiều và não đưa ra kết luận thứ 2: "Chà, bây giờ những viên kẹo này không còn ngon như lúc ban đầu, có lẽ là đủ". Mong muốn, khát khao ăn thêm kẹo cũng giảm đi.

Kịch bản này sẽ thay đổi nếu lợi ích hay phần thưởng cho bạn là một thứ có thể "hack" hệ thống dopamine. Hệ thống dopamine sẽ bị hack trực tiếp bởi rượu, ma túy hoặc gián tiếp bởi những thứ mới lạ và không thể đoán được như phim con heo và cá cược. Nếu bạn đưa một số loại ma túy mạnh vào các thực phẩm có đường, nồng độ dopamine sẽ tăng đến giới hạn.

Dopamine, cảm giác hài lòng, hiểu biết và trí nhớ

Dopamine được sản xuất như thế nào? Khi hệ thống lợi ích ở các trung tâm não bộ tiết ra dopamine, chúng ta trải nghiệm sự vui sướng, sự thỏa mãn hay hài lòng và thư giãn. Điều này diễn ra trong phần lớn các yêu cầu sinh tồn tiêu chuẩn của chúng ta, ví dụ như tình dục, thực phẩm, địa vị xã hội, v.v.

Ngoài việc đem lại sự vui sướng, dopamine còn có vai trò quan trọng trong việc biết và ghi nhớ, theo khuyến cáo của một số nghiên cứu thực tiễn. Dopamine giúp chúng ta ghi nhớ thông tin, củng cố các kết nối ở giữa nuclear accumbens và các vị trí khác của não chịu trách nhiệm về năng lực ghi nhớ.

Bên cạnh đó, theo các nghiên cứu, việc tìm ra các quy trình não bộ có một thành phần tâm lý sẽ giúp chúng ta độc lập hơn (ít phụ thuộc, nghiện ngập), và dopamine đóng vai trò thiết yếu trong các quy trình này.

Dopamine giống như một sự cân nhắc quan trọng về các nhận biết liên tưởng (associative knowing). Một nghiên cứu tiết lộ, việc kích thích các đường dẫn dopamine trong liềm đen (substantia niagra) đi kèm với một lợi ích nào đó cho các cá nhân trong thí nghiệm đã truyền cảm hứng cho những người tham gia lặp lại kích thích xuất hiện trước lợi ích mà họ ưa thích.

Dopamine liên quan tới sự phụ thuộc như thế nào?

Sự phụ thuộc cho thấy một mong muốn cực độ đối với một thứ gì đó, mất kiểm soát trong việc sử dụng món ưa thích và dùng nó nhiều hơn bất chấp những kết quả không thuận lợi. Sự phụ thuộc "tùy biến" bộ não bằng cách thay đổi các phương pháp lành mạnh để đạt khoái cảm, làm gián đoạn năng lực nhận biết và truyền cảm hứng định kỳ.
Kịch bản thông thường ở trên là cơ thể chúng ta có khả năng tự biết khi nào nên dừng ăn sôcôla. Khi bạn bắt đầu ăn sôcôla, bạn thích ăn nó nên lượng dopamine tăng cao khiến bạn càng muốn ăn nhiều hơn. Nhưng khi bạn ăn thêm sôcôla tới một mức nào đó, hứng thú trước những viên kẹo mới sẽ giảm dần. Ham muốn và lượng dopamine sản xuất ra trước lợi ích sôcôla sẽ giảm theo. Nói cách khác, bạn không bị kích thích bởi lợi ích là sôcôla nữa.

(Ảnh: Time)

Như đã nêu ở phần Con đường dopamine tác động đến não, kịch bản này sẽ thay đổi khi bạn dùng ma túy, rượu, đánh bạc hoặc xem phim con heo, những thứ có thể "hack" hệ thống dopamine trong bộ não. Ngoài việc gia tăng sản xuất dopamine, ma túy còn làm giảm quá trình xử lý và loại bỏ chất dẫn truyền thần kinh này. Do đó, cơ thể sẽ tích tụ một lượng lớn dopamine trong các khe khớp thần kinh (synaptic space), theo quan sát có thể lên đến hơn 150% trong một thời gian dài.
Sự tích tụ dopamine trong não dẫn đến sự phát triển các thụ thể hoàn toàn mới cho tác nhân nội tiết tố này. Theo thời gian, não thích nghi và dopamine dừng hoạt động. Điều này làm giảm cảm giác thỏa mãn được kích hoạt bởi một hợp chất hoặc hành vi. Đó là lý do tại sao các cá nhân có thói quen xấu sẽ yêu cầu tăng liều lượng (thói quen, chất gây nghiện) để có được kết quả chính xác y như cũ. Họ bị kích thích, khao khát chất gây nghiện để có được cảm giác thỏa mãn như cũ. Họ đánh mất khả năng biết dừng lại khi ham muốn đã được thỏa mãn đủ như kịch bản với kẹo sôcôla ở trên.

Khát khao dùng ma túy, mất khả năng kiểm soát bản thân trước ma túy bất chấp kết quả tệ hại được gọi là sự chịu đựng hoặc phụ thuộc.

Các vùng não liên quan tới dopamine

Theo Wikipedia, liềm đen (substantia niagra, còn gọi là chất đen) là một vùng nhỏ ở trung não chịu trách nhiệm về tưởng thưởng và vận động, sản xuất dopamine. Substantia niagra là tiếng Latin nghĩa là chất đen vì vùng này có màu đen do sự tích lũy các melanin thần kinh, phó phẩm của quá trình tổng hợp dopamine. Liềm đen và vùng vân đều nằm trong trong đồi não (basal ganglia),

Nuclear accumbens là một phần của vùng vân có nhiệm vụ tạo ra các xung thần kinh giúp ta cảm thấy dễ chịu khi được thỏa mãn. Nuclear accumbens nằm trong vùng vân bụng. Vùng vân bụng (ventral striatum) cùng với vùng vân lưng-(dorsal striatum) là hai thành phần chính của vùng vân. Theo Neuroscientifically Challenged, vùng vân bụng liên kết với phần thưởng, sự củng cố, và sự tiến triển từ việc chỉ trải nghiệm một thứ gì đó để khen thưởng đến việc bắt buộc phải tìm kiếm nó như một phần của sự nghiện ngập. Vùng vân bụng được kích hoạt khi chúng ta làm hoặc thậm chí chỉ hình dung trong đầu việc sẽ làm một điều gì đó (mà chúng ta biết) là sẽ khiến mình vui sướng.

Nuclear accumbens là một phần của vùng vân bụng-ventral striatum, cả hai vùng này và vùng vân lưng-dorsal striatum đều có màu xanh dương (Ảnh: Pinterest)

Liềm đen (substantia niagra) trên con đường dopamine (Ảnh: Live Science)

Linh Trần (Tổng hợp)

Chủ đề khác