VnReview
Hà Nội

Ông Nhậm Chính Phi thách thức lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ

Ông Nhậm Chính Phi, người sáng lập Công ty Huawei Technologies (Trung Quốc) đã thể hiện một giọng điệu thách thức khi đối mặt với các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đe dọa đến sự sống còn của Huawei.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với Bloomberg TV, nhà sáng lập công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc đã thừa nhận rằng lệnh cấm xuất khẩu của chính quyền tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành sẽ làm Huawei chậm lại hai năm nhưng vẫn đi trước các đối thủ như Ericsson AB và Nokia Oyj. Công ty sẽ đẩy mạnh chip 'của nhà trồng được' hoặc tìm giải pháp thay thế để giữ lợi thế về smartphone và 5G.

Vào ngày 17/5, Hoa Kỳ đã đưa Huawei vào trong danh sách đen - nơi mà họ cáo buộc Huawei hỗ trợ Bắc Kinh trong hoạt động gián điệp - và cấm hãng mua phần mềm và linh kiện của Hoa Kỳ để sản xuất các sản phẩm của mình. Lệnh cấm này đã ngáng đường trở thành hãng công nghệ hàng đầu thế giới của hãng công nghệ Trung Quốc.

Ông Nhậm Chính Phi thực ra đã có sự chuẩn bị để giảm lệ thuộc vào công nghệ Mỹ, như đã được thiết kế chip của riêng hiện được sử dụng trong nhiều điện thoại thông minh Huawei. Hãng thậm chí còn phát triển phần mềm hệ điều hành riêng để chạy điện thoại và máy chủ. Tuy nhiên, ông Nhậm lảng tránh các câu hỏi về việc Huawei liệu có thể tăng tốc những nỗ lực thay thế nội bộ đó nhanh như thế nào.;

Nhậm ChínH Phi

Ông Nhậm Chính Phi

Nhiều tháng trở lại đây ông Nhậm từ một người sống ẩn dật đã trở thành tâm điểm truyền thông khi phải chiến đấu để cứu công ty trị giá 100 tỷ đô la mà ông sáng lập. Tỷ phú 74 tuổi nổi lên sau vụ bắt giữ con gái lớn và Giám đốc tài chính Huawei, bà Mạnh Vãn Chu, là một phần của cuộc điều tra rộng hơn về Huawei. Gần đây ông Nhậm có nhiều việc phải giải quyết hơn khi trở thành trung tâm của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Công ty của ông ngày càng bị cô lập, bị bao vây bởi nỗ lực của Hoa Kỳ lôi kéo các đồng minh chủ chốt cấm thiết bị Huawei.

Huawei dường như đã lường trước khả năng này kể từ ít nhất là giữa năm 2018, khi các lệnh trừng phạt tương tự đã nhấn chìm đối thủ đồng hương ZTE Corp. Huawei cho biết đã dự trữ đủ chip và các linh kiện quan trọng khác để duy trì hoạt động kinh doanh của mình ít nhất ba tháng.

Ông Nhậm nói: "Chúng tôi đã tạo ra một số con chip thực sự tốt. Có thể phát triển trong môi trường chiến đấu khắc nghiệt nhất, phản ánh chúng tôi tuyệt vời như thế nào".

Huawei

Tuần trước, tổng thống Trump cho biết Huawei có thể trở thành một phần của thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung, khuấy động suy đoán đây là con bài thương lượng trong các cuộc đàm phán nhạy cảm. Nhưng ông Nhậm nói rằng ông ta không phải là một chính trị gia. "Đây là một trò đùa lớn", ông chế giễu, "Làm thế nào chúng tôi có liên quan đến thương mại Trung Quốc-Hoa Kỳ?". Nếu Trump gọi, "tôi sẽ bỏ qua ông ta, vậy thì ông ta có thể thương lượng với ai? , sau đó anh ta có thể thương lượng với ai? Nếu ông ấy gọi cho tôi, tôi có thể không trả lời. Nhưng ông ấy không có số của tôi".

Trên thực tế, ông Nhậm không có phản kháng bằng hành động nào sau khi người đàn ông mà ông ta từng gọi là một tổng thống vĩ đại chỉ vài tháng trước đó chặn hết đường làm ăn của Huawei. "Tôi thấy những dòng tweet của ông ấy [Donald Trump] và nghĩ nó thật buồn cười vì chúng tự mâu thuẫn", ông châm biếm. "Làm thế nào mà ông ấy trở thành bậc thầy về nghệ thuật thỏa thuận?".

Bản thân Bắc Kinh không có tùy chọn. Một số người suy đoán Trung Quốc có thể trả đũa lệnh cấm của Huawei - có thể thêm nhiều hãng công nghệ Trung Quốc khác - bằng cách chặn các tập đoàn lớn nhất của Mỹ. Apple có thể từ bỏ gần một phần ba lợi nhuận nếu Trung Quốc cấm sản phẩm của mình, các nhà phân tích của Goldman Sachs ước tính. Tuy nhiên, ông Nhậm cho biết sẽ phản đối bất kỳ động thái nào như vậy chống lại đối thủ người Mỹ của mình.

Mạnh vãn Chu

Con gái ông, Mạnh Vãn Chu, bị Canada bắt giữ tháng 12/2018, đang được tại ngoại trong quá trình xét xử dẫn độ sang Mỹ.

"Điều đó sẽ không xảy ra, trước hết. Và thứ hai, nếu điều đó xảy ra, tôi sẽ là người đầu tiên phản đối", ông Nhậm nói. "Apple là thầy giáo của tôi, họ là người dẫn đầu. Là một học sinh, tại sao đi ngược lại thầy giáo của mình? Không bao giờ".

Trọng tâm của chiến dịch Trump là sự nghi ngờ rằng Huawei hỗ trợ Bắc Kinh trong hoạt động gián điệp trong khi dẫn đầu tham vọng của Trung Quốc để trở thành một siêu cường công nghệ. Trong nhiều năm qua, hãng đã bị buộc tội ăn cắp tài sản trí tuệ trong các vụ kiện của các công ty Mỹ từ Cisco Systems và Motorola cho đến T-Mobile US. Những người chỉ trích nói rằng hành vi trộm cắp đó đã giúp Huawei đột nhập vào công nghệ cao - nhưng ông Nhậm đã cười phá lên: 

"Tôi đã đánh cắp các công nghệ của Mỹ từ tương lai chăng? Người Mỹ thậm chí còn chưa có những công nghệ đó", ông nói. "Chúng tôi đi trước Hoa Kỳ. Nếu chúng tôi đứng sau, sẽ không cần Trump phải cố gắng tấn công chúng tôi".

Là một cựu sĩ quan quân đội Trung Quốc, ông Nhậm nói rằng ông đã sống sót sau sự hỗn loạn của Cách mạng Văn hóa, một phần nhờ vào chuyên môn về các công cụ có độ chính xác cao. Ông vẫn tin tưởng công nghệ Huawei sẽ giành chiến thắng.

Công ty của ông ngày nay tạo ra doanh số cao hơn cả gã khổng lồ internet Trung Quốc Alibaba và Tencent cộng lại. Năm 2018, Huawei đã vượt qua Apple về doanh số điện thoại thông minh. Những câu trích dẫn của ông được dùng để tô điểm cho các bức tường của khu ẩm thực tại khuôn viên trải dài của Huawei ở vùng ngoại ô phía nam Thâm Quyến, và các nhân viên vẫn nói về ông bằng giọng điệu tôn kính. Báo cáo của công ty 2018 cho thấy ông có 1,14% cổ phần, mang lại cho ông tài sản ròng trị giá 2 tỷ đô la, theo Bloomberg Billionaires Index.

Ông Nhậm Chính Phi, người sống sót sau nạn đói, đã thành lập Huawei vào năm 1987 với 21.000 nhân dân tệ, cho biết Huawei sẽ làm mọi cách để tồn tại. Ông nói, "Hoa Kỳ chưa bao giờ mua sản phẩm từ chúng tôi. Ngay cả khi Hoa Kỳ muốn mua sản phẩm của chúng tôi trong tương lai, tôi không thể bán cho họ. Sẽ không có một cuộc đàm phán nào".

Tuyên Quang

Chủ đề khác