VnReview
Hà Nội

Đông Nam Á sẽ vượt Trung Quốc thành trung tâm sản xuất máy tính của thế giới

Đông Nam Á sẽ sản xuất tới một nửa lượng máy tính cá nhân của toàn thế giới vào năm 2030.

Chi phí lao động tại Trung Quốc tăng cao những năm gần đây, cộng thêm nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng, giảm phụ thuộc vào một điểm sản xuất cố định khiến Đông Nam Á có cơ hội. Theo thời gian, Trung Quốc sẽ không còn là công xưởng máy tính của thế giới nữa. Vai trò đó dần chuyển sang cho khu vực Đông Nam Á bên cạnh, với hai đại diện là Việt Nam và Thái Lan.

Năm ngoái, lượng máy tính xuất xưởng đạt 160 triệu chiếc trên toàn cầu. Trung Quốc được cho là đóng góp gần 90%, chủ yếu đến được giám sát bởi các công ty Đài Loan. Đông Nam Á chỉ đóng góp một phần không đáng kể.

Đại dịch giúp nhu cầu mua laptop tăng trở lại (ảnh: Reuters)

Tuy nhiên, Trung Quốc được dự đoán sẽ giảm từ 90% xuống còn 40% vào năm 2030. Các hãng sản xuất theo hợp đồng lớn của Đài Loan như Wistron là một điển hình, được cho là đang hướng tới sản xuất tại Việt Nam về lâu dài.

Compal Electronics cũng đang tính kế hoạch xây dựng một cơ sở tại Việt Nam. Còn Quanta Computer, công ty sản xuất theo hợp đồng lớn thứ ba thế giới, dự định chọn Thái Lan làm điểm đến tiếp theo. Đối với Foxconn, họ chọn tiếp tục mở rộng tại Việt Nam để trở thành một điểm sản xuất laptop quan trọng.

Laptop HP tăng trưởng tới 42% trong quý 2;

Đại dịch đã giúp các hãng máy tính tăng trưởng mạnh doanh số. Nhiều trường học tại Mỹ còn báo cáo thiếu hụt nguồn cung laptop cho năm học mới. Giãn cách xã hội và các lệnh cấm tập trung nơi công cộng buộc nhiều người phải ở nhà, học tập và làm việc. Máy tính vì thế trở thành mặt hàng được quan tâm trở lại.

Theo báo cáo, Lenovo và HP là hai công ty laptop lớn nhất thế giới hiện nay, kiểm soát tới một nửa thị trường.

Ambitious Man

Chủ đề khác