VnReview
Hà Nội

Cảm biến hình ảnh Sony sa sút vì Huawei

Mức độ tăng trưởng đối với mảng kinh doanh bán dẫn của Sony Group;đang chững lại, phản ánh rõ sự sụt giảm nghiêm trọng trong việc xuất xưởng cảm biến hình ảnh smartphone, khi Huawei trở thành "tốt thí" trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

Cảm biến hình ảnh Sony sa sút vì Huawei

Dù tránh được tình trạng sụt giảm lượng hàng xuất xưởng nhờ vào các đơn đặt hàng từ những nhà sản xuất smartphone Trung Quốc khác, nhưng quá trình phục hồi thu nhập của Sony có vẻ sẽ bị trì hoãn cho đến năm tài chính 2022 (tính đến hết tháng 03/2023) do nhu cầu cảm biến cho smartphone cao cấp đang suy yếu.

Khi Samsung Electronics bắt kịp, Sony buộc phải làm mọi cách để chiếm lại thị trường smartphone. Hiện tại, nhà sản xuất Hàn Quốc này chuyên cung cấp các cảm biến camera cho smartphone tầm trung.

Trong cuộc họp báo diễn ra vào ngày 03/06 vừa rồi, Terushi Shimizu, Chủ tịch kiêm CEO Sony Semiconductor Solutions, tiết lộ: "Chúng tôi không thể đạt được sự phục hồi đối với thu nhập trong năm tài chính này, tính đến hết tháng 3/2022."

Đối với năm tài chính 2021, bộ phận bán dẫn của Sony Group ước tính lợi nhuận hoạt động sẽ giảm xuống còn 140 tỉ Yên (tương đương 1,26 tỉ USD). Đây sẽ là năm thứ hai liên tiếp bộ phận này giảm lợi nhuận hoạt động. Điều đó phản ảnh những thay đổi trong cấu trúc thị trường smartphone do căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Theo thông tin từ công ty nghiên cứu IDC, lượng hàng xuất xưởng toàn cầu của Huawei trong giai đoạn từ tháng 1 – tháng 3 đạt mức 4%. Với việc chính phủ Mỹ cấm xuất khẩu công nghệ Mỹ cho Huawei, ​​thị phần của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc này đã giảm khoảng 14 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2020 – thời điểm mà công ty vẫn đang đứng thứ hai trong bảng xếp hạng những công ty smartphone lớn nhất thế giới.

Cảm biến hình ảnh Sony sa sút vì Huawei

Với việc Huawei bị trừng phạt, Samsung, Apple cùng 3 công ty smartphone Trung Quốc, bao gồm Xiaomi, Oppo và Vivo, đã nhanh chóng mở rộng thị phần của mình.

Sony chiếm một nửa thị trường toàn cầu đối với cảm biến hình ảnh cho smartphone. Nhu cầu đối với camera smartphone độ nét cao cũng như xu hướng sử dụng nhiều hơn 2 camera trên smartphone đã ngày càng tăng mạnh hơn trong những năm gần đây. Điều đó giúp số lượng lô hàng mà Sony xuất xưởng cho Apple và Huawei tăng mạnh mẽ nhờ công nghệ sản xuất cảm biến cao cấp của mình.

Khi Huawei đang dần mất đà phát triển, nhu cầu đối với các cảm biến tiên tiến cho smartphone cao cấp đã suy yếu đi. Thế nên, Sony đã tăng số lượng lô hàng cho 3 nhà sản xuất smartphone Trung Quốc, vốn chủ yếu sản xuất những chiếc điện thoại trung và thấp cấp. Dù cảm biến cho những chiếc điện thoại như vậy đều có giá khá rẻ nhưng các nhà sản sản xuất lại luôn yêu cầu cải thiện chất lượng hình ảnh nhằm thu hút người dùng.

Samsung đang hướng đến việc tận dụng tình trạng "bình thường mới" do xung đột thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới để khôi phục lại vị thế đã mất của mình.

Samsung xuất xưởng gần 300 triệu smartphone mỗi năm và hầu hết trong số đó đều được trang bị các cảm biến hình ảnh do công ty tự sản xuất. Dẫu có nhu cầu ổn định, công ty vẫn rất chú trọng đến việc sản xuất các cảm biến độ phân giải cao cho smartphone tầm trung và nhu cầu đó ngày càng tăng lên.

Trên thị trường cảm biến hình ảnh toàn cầu, Samsung chiếm 20% thị phần và vẫn thua kém khá nhiều so với Sony. Tuy nhiên, với việc Samsung đang sở hữu công nghệ chế tạo vi mô cần thiết cho các cảm biến pixel cao, rõ ràng, "Sony thực sự đang tụt hậu hơn đối với nhu cầu độ phân giải cao", Shimizu cho hay.

Nhưng ông cũng bổ sung thêm rằng: "Chúng tôi sẽ thêm giá trị mới bằng cách sử dụng công nghệ được trau dồi trong lĩnh vực chất lượng hình ảnh cao."

Cảm biến hình ảnh Sony sa sút vì Huawei

Samsung có rất nhiều cơ sản xuất, bao gồm cả các cơ sở sản xuất chip nhớ và CPU. Sony sẽ đầu tư 700 tỉ Yên cho các cơ sơ sản xuất bán dẫn của mình theo kế hoạch 3 năm, đến hết năm tài chính 2023, tăng 20% so với kế hoạch trước đó. Nhưng nếu tầm quan trọng của công nghệ chế tạo vi mô tăng lên, theo một công ty nghiên cứu, Samsung có thể giành được lợi thế bởi công ty Hàn Quốc này có nhiều thời gian đầu tư hơn.

Sony có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn trước khi giảm bớt sự phụ thuộc của mình vào thị trường smartphone đầy biến động. Dẫu công ty coi lĩnh vực cảm biến hình ảnh cho xe ô tô là một thị trường tăng trưởng và tiếp tục thúc đẩy doanh số hàng năm lên 50%, nhưng hoạt động kinh doanh của nó vẫn ở một quy mô rất nhỏ. Hợp tác với dự án nguyên mẫu xe điện "Vision S" của mình, Sony dự định phát triển một cảm biến hiệu suất cao có khả năng phát hiện các vật thể ngay cả trong bóng tối và cung cấp nó cho những nhà sản xuất ô tô tại Mỹ và Châu Âu.

Bên cạnh đó, Sony cũng đang thử mình trong một mô hình kinh doanh mới. Dù Sony đã bán ra những cảm biến hình ảnh của mình, nhưng công ty đang cố gắng thiết lập một mô hình thu phí định kỳ trên cơ sở liên tục. Cụ thể, họ sẽ dùng một cảm biến được trang bị các chức năng xử lý dữ liệu dựa trên trí tuệ nhân tạo mà họ phát triển. Do đó, dữ liệu có thể được xử lý cả trên mây lẫn trong cảm biến nhằm giảm khối lượng giao tiếp.

Chẳng hạn, cảm biến có thể được sử dụng trong camera tại một cửa hàng bán lẻ thanh toán không tiền mặt, không có máy tính tiền, hoặc cải thiện hiệu năng cho các camera giám sát đường phố.

Cảm biến hình ảnh AI của Sony đã xuất hiện trong nhiều camera theo dõi thông minh mà thành phố Rome (Ý) dự định sẽ đưa vào sử dụng trong tháng 6. Chính quyền tại Rome hi vọng các camera này có thể tối ưu hóa hoạt động của xe buýt bằng cách nhận diện tình trạng tắc nghẽn tại những trạm dừng xe buýt hoặc phát ra ánh sáng cho người bi bộ băng qua đường khi đèn đỏ.

Cảm biến hình ảnh Sony sa sút vì Huawei

Cảm biến hình ảnh vẫn sẽ là trọng tâm đối với mảng kinh doanh bán dẫn của Sony. Nó được coi như là động lực phát triển khi Sony vẫn đang tự phục hồi. Trong năm tài chính 2019, lĩnh vực này đã đóng góp rất nhiều vào thu nhập của Sony, đạt doanh thu hơn 1.000 nghìn tỉ Yên và tỉ lệ lợi nhuận hoạt động trên doanh thu là 22%.

Sony Semiconductor đã rất cố gắng để phục hồi, bất chấp những khó khăn như những thiệt hại đối với các nhà máy tại quê nhà do một loạt động đất ở tỉnh Kumamoto vào năm 2016.

Dẫu Sony Semiconductor vẫn đang nỗ lực giải quyết triệt để những thay đổi trên thị trường smartphone, thế nhưng, bộ phận này vẫn đang xet xét đến việc phát triển các lĩnh vực tăng trưởng mới, chẳng hạn như cảm biến hình ảnh cho ô tổ và cảm biến hình ảnh AI.

Công nghệ bán dẫn tiên tiến đang thu hút rất nhiều sự chú ý đối với quan điểm an ninh quốc gia. Chính phủ Nhật Bản đã soạn thảo chính sách nhằm thu hút các nhà sản xuất nước ngoài.

Quá trình mua sắm chip logo đã trở nên khó khăn khi Sony giao phần lớn việc sản xuất cho các nhà sản xuất nước ngoái. Khi được hỏi liệu Sony Semiconductor có tự sản xuất hay không, bao gồm cả một dự án liên quan, nhằm đảm bảo nguồn cung ổn định hay không, Shimizu thừa nhận, việc đó sẽ rất khó khăn cả về công nghệ lẫn chi phí.

"Nói chung, việc nhận được sự hỗ trợ của chính phủ là vô cùng ý nghĩa", Shimizu cho hay, đồng thời xác nhận sự cần thiết của chính phủ đối với việc hỗ trợ tài chính cho quá trình sản xuất.

Lê Hữu theo Nikkei Asia

Chủ đề khác