VnReview
Hà Nội

Nhìn lại cuộc chiến hệ điều hành giữa Google và Samsung

Nhằm giảm sự phụ thuộc vào Android, Samsung đang gấp rút nghiên cứu Tizen. Tuy nhiên gã khồng lồ Google lại không thích điều này.

Chiến tranh thế giới công nghệ lần thứ nhất: Google vs Samsung

5 năm qua, smartphone của Samsung đã tràn ngập trên thị trường, mạng lại lợi nhuận khổng lồ cho hãng. Tuy nhiên, như chúng ta đã thấy trong thị trường máy tính, mô hình kinh doanh chỉ cung cấp phần cứng là mô hình không bền vững. Do smartphone ngày càng phổ biến, lợi nhuận của Samsung sẽ giảm 10% đến 15% trong vòng ba năm tới trừ khi hãng làm điều gì đó để tăng tiềm năng thu nhập tổng thể.

Samsung là một trong những công ty tích hợp theo chiều dọc tối ưu nhất trong lĩnh vực công nghệ và hãng có thể tận dụng điều này để giữ vững lợi nhuận trong một thời gian dài. Mặc dù vậy, Samsung phải kiểm soát vận mệnh của mình để tránh đi vào con đường giống như các công ty sản xuất máy tính phụ thuộc vào Microsoft và Windows.

Trong kịch bản này Google và Android đóng vai Microsoft và Windows. Samsung, qua các sản phẩm của hãng, đang giúp ngày càng nhiều khách hàng đến với Google và quảng cáo, dịch vụ, sản phẩm của gã khồng lồ tìm kiếm.

Hiện 50% thiết bị Android được sản xuất bởi Samsung, chính Samsung đang làm giàu cho Google, trong khi Google lại không mang lại nhiều lợi nhuận cho Samsung. Thậm chí, Samsung nên tức giận bởi Google còn đang làm khó cho nguồn thu nhập trong tương lai của Samsung bằng cách cho phép ngày càng nhiều công ty khai thác Android.

Samsung hiểu rõ điều này. Hãng chắc chắn sẽ xem xét lại mối quan hệ của mình với Google. Tại hội nghị phát triển của Samsung diễn ra gần đây, nhà sản xuất Hàn Quốc đã ra mắt hệ điều hành di động riêng là Tizen, và thậm chí đã bắt đầu trả tiền cho các nhà phát triển ứng dụng để họ viết các chương trình cho hệ điều hành này. Thoạt nhìn, có vẻ như Tizen tập trung vào thị trường châu Á, nhưng tương lai thì sẽ hoàn toàn khác.

Samsung sẽ phải đối mặt những gì nếu tiếp tục phụ thuộc vào Android?

Đầu tiên, hãng tiếp tục làm cho Google giàu có hơn và xây dựng cơ sở người dùng cho Google. Android cho tới nay vẫn hoạt động tốt, nhưng Google sở hữu hệ điều hành này và Samsung chỉ là một người phục vụ của Google. Thứ hai, lợi nhuận của Samsung tiếp tục chảy vào ngân quỹ của Google. Samsung chỉ có được số lợi nhuận này nếu hãng sở hữu khách hàng. Thứ ba, hãng sẽ tiếp tục phải đối mặt với áp lực do lợi nhuận từ phần cứng giảm dần.

Google ngày càng xấu xí, tham lam và vô tình

Samsung đã nhìn thấy quyền sở hữu của Apple với toàn bộ hệ sinh thái iDevice và iOS, máy tính Mac và OS X. Apple gần như cách ly hoàn toàn với áp lực giảm doanh thu bởi vì lợi nhuận của hãng không chỉ tới từ phần cứng mà còn tới từ các hệ điều hành, ứng dụng, các sản phẩm và dịch vụ. Sở dĩ Apple có thể làm như vậy vì hãng sở hữu hệ điều hành, hệ sinh thái sản phẩm và tự kiểm soát số phận của chính mình qua những sản phẩm này. Nói tóm lại, Apple nắm được tất cả lợi nhuận từ phần cứng, phần mềm, quảng cáo và dịch vụ trong khi với Samsung, Google nhận hầu hết doanh thu từ quảng cáo, lợi nhuận trong việc kinh doanh ứng dụng, và lợi nhuận từ kinh doanh dịch vụ.

Samsung thậm chí còn là một trong những "công thần" giúp Android thành công, nhưng Google không thể chia sẻ "chiến lợi phẩm" cho Samsung nhiều hơn các hãng được cấp phép sử dụng Android khác. Do đó Samsung phải gấp rút tìm kiếm một lối thoát khác. Tuy nhiên, trong một vài năm sắp tới Samsung vẫn bị mắc kẹt với Android. Gã khổng lồ Hàn Quốc có thể và sẽ sửa đổi Android tới giới hạn cho phép nhưng vẫn không làm mất giấy phép truy cập kho ứng dụng vì từ bỏ các ứng dụng trên Android (cả hợp pháp và bất hợp pháp) là thiệt hại quá lớn với Samsung. Ở thời điểm này, một nền tảng di động mà không thể chạy Android APK sẽ sớm bị chết yểu. Môi trường phát triển của Samsung vẫn dựa trên Android có vẻ như hãng đang cố gắng để tạo ra một nền tảng biến thể dựa trên Android, một nền tảng vẫn có thể sử dụng kho ứng dụng Android và cả các ứng dụng tùy chỉnh được tạo ra trong hệ sinh thái của Samsung.

Mặc dù Samsung có thể thêm một vài tùy biến, nhưng hãng vẫn đang đổ tiền vào kho bạc của Google, và nếu không thay đổi, chiến lược chỉ phần cứng sẽ khiến Samsung ngày càng thiệt hại nhiều trong tương lai. Hãy nhớ rằng các hãng sản xuất thiết bị gốc (OEM) ủng hộ Android đều đang nhận được một hệ điều hành tương tự mặc dù phần cứng có thể khác nhau. Rất khó để Samsung tạo ra những khác biệt với Google trong kiểm soát hệ điều hành và các dịch vụ, các sản phẩm liên quan.

Google ngày càng xấu xí, tham lam và vô tình

Vậy Samsung cần làm gì để giải thoát bản thân khỏi bàn tay quyền lực mạnh mẽ của Google? Một số người cho rằng Samsung có thể chia tay với Android theo cách mà Amazon đã từng làm với hệ điều hành Fire OS của hãng. Nhưng lựa chọn ứng dụng trong Fire OS vẫn rất khan hiếm dù Amazon rất mạnh và tiếp tục gắn bó với Android có thể gây nhầm lẫn cho khách hàng của Samsung trong thời gian dài.

PCMag cho rằng Samsung đang cố gắng để hướng tới việc chấm dứt hoàn toàn phụ thuộc vào Android để có thể hoàn toàn kiểm soát tương lai của hãng trong ba đến năm năm tới. Mặc dù cho tới nay Tizen vẫn chưa thu hút được nhiều hỗ trợ về ứng dụng, nhưng nếu Samsung đứng đằng sau nền tảng này và chứng minh cho thị trường rằng hãng sẽ tiếp tục sáng tạo xung quanh nền tảng này thì mọi chuyện sẽ khác. Nếu Samsung xuất xưởng hàng trăm smartphone và tablet Tizen hàng năm thì các nhà phát triển phần mềm sẽ phải cân nhắc đến việc viết ứng dụng cho hệ điều hành này.

Chiến tranh thế giới công nghệ lần thứ nhất: Google vs Samsung

Google ngày càng xấu xí, tham lam và vô tình

Chắc chắn Google không muốn xẩy ra mâu thuẫn với Samsung, nhưng gã khổng lồ tìm kiếm cũng không thể chia sẻ doanh thu của nó cho Samsung bởi vì làm như vậy sẽ tạo ra tiền lệ xấu và các nhà cung cấp Android lớn khác cũng sẽ yêu sách một điều khoản tương tự. Tuy nhiên, Google có thể sẽ tìm cách giữ Samsung gắn bó với Android cũng như gây sức ép lên Samsung bằng những cách khó có thể tưởng tượng được.

Hoàng Kỷ

Theo PCMag

Chủ đề khác