VnReview
Hà Nội

Xả súng tại New Zealand: nghi phạm muốn gì khi livestream trên Facebook, nhắc đến PewDiePie?

Vụ xả súng đẫm máu tại hai nhà thờ Hồi giáo ở Christchurch, New Zealand diễn ra gần đây được thực hiện với mục đích gây sự chú ý trên mạng xã hội?

Xả súng New Zealand làm ít nhất 40 người chết: Facebook xoá ngay clip livestream

Theo The Verge, thủ phạm đã tận dụng các trang mạng xã hội để vụ thảm sát được nhiều người biết đến nhất có thể.

Hiện chưa có thống kê chính xác về số người thương vong, một số nghi phạm đã bị bắt giữ. Cảnh sát địa phương cũng yêu cầu các nhà thờ Hồi giáo đóng cửa, người dân tránh lui đến.

Nghi phạm đã livestream vụ xả súng trên Facebook. Tuy đã bị xóa nhưng đoạn clip dài 17 phút đã nhanh chóng lan truyền trên các website phổ biến khác như YouTube, Twitter hay Instagram.

;

"Vụ xả súng tại New Zealand được livestream trên Facebook, thông báo trên 8chan, đăng lại trên YouTube, nhắc đến trong bình luận trên Reddit và đầy rẫy trên thế giới trước cả khi các hãng công nghệ kịp trở tay" 

Cả đoạn video và những thông điệp của nó đều được tạo ra với mục đích gây sự chú. Mở đầu video, nghi phạm vừa nã đạn vừa hô "Nhớ đăng ký cho PewDiePie". Đây là Felix Kjellberg, YouTuber nổi tiếng từng đăng tải video bài trừ Do Thái, có 89 triệu lượt đăng ký và cộng đồng đang kêu gọi nhau nhấn đăng ký để kênh của anh không bị kênh T-Series vượt mặt.

Trước sự việc vô cùng nghiêm trọng, PewDiePie thừa nhận "phát ớn khi tên của tôi được gã này nêu ra". Tất nhiên nếu không lên tiếng sớm, không ít người sẽ nghĩ rằng kênh của anh chính là nguồn cảm hứng cho kẻ giết người hàng loạt. Rõ ràng khi được PewDiePie nhắc đến, hàng triệu fan của anh sẽ biết đến vụ xả súng này.

Khi bắt giữ nghi phạm, cảnh sát tìm thấy bản tuyên ngôn dài 73 trang, với phần đầu đề cập đến thuyết âm mưu "nạn diệt chủng người da trắng", tiếp đến hắn cho biết đã quyên góp cho các nhóm siêu quyền lực da trắng, thần tượng các kẻ giết người hàng loạt da trắng.

Phần còn lại của bản tuyên ngôn cũng chứa các từ ngữ được cho là để "câu view". Chẳng hạn, dù nghi phạm là người Australia nhưng trong tuyên ngôn lại chứa thông tin tham khảo từ dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần hai của Mỹ (Second Amendment of the US Constitution). Những vụ xả súng tại Mỹ đã gây ra nhiều tranh cãi về luật giữ súng đạn, với những người ủng hộ sửa Hiến pháp cho rằng kiểm soát súng là vi hiến.

Một số tên gọi khác cũng xuất hiện trong tuyên ngôn như Candace Owens, chuyên gia bảo thủ nổi tiếng của Mỹ, các trò chơi như Fortnite hay Spyro the Dragon.

Rõ ràng thủ phạm muốn "SEO" vụ xả súng này trên Google, các trang tin tức trong một thời gian. Nếu không được chú ý, những gì chúng làm chỉ là vô dụng.

Sự phổ biến của mạng xã hội đã khiến người dùng tiếp cận thông tin dễ dàng đến các vụ xả súng hơn. Năm 2015, vụ xả súng tại Virginia (Mỹ) cũng được livestream trên Twitter và Facebook. Với tính năng tự động phát video, ai cũng có thể theo dõi toàn bộ quá trình giết người. Lần này, mọi người trên thế giới lại dễ dàng tiếp cận video giết người được livestream từ New Zealand. Tất nhiên các nền tảng khó mà ngăn chặn livestream ngay từ đầu, nhưng các bản reupload mới lan tỏa nỗi kinh hoàng đến nhiều người hơn.

Hình ảnh từ đoạn video được nghi phạm livestream trong lúc gây án

Những người tò mò có thể tìm đoạn video trên YouTube hay Twitter. Bản tuyên ngôn được lưu trên Mega và Mediafire, hai nền tảng thường được dùng để đăng các tài liệu bất hợp pháp do chính sách quản lý lỏng lẻo.

Đã đến lúc các nền tảng lớn như Facebook, Twitter hay Google tìm cách ngăn chặn các thể loại này. Không thể lường trước những hậu quả nghiêm trọng khi lượng người có thể tiếp cận chúng là rất lớn, có thể trở thành động lực cho những kẻ có cùng tư tưởng.

Phúc Thịnh

Chủ đề khác