VnReview
Hà Nội

“Cơn nghiện” đồ nhựa của Nhật Bản đang đe dọa đại dương và chôn vùi sự sống của sinh vật biển

Nhật Bản là một quốc gia có quy mô xã hội nhỏ gọn. Trên những hòn đảo nhỏ với nguồn tài nguyên ít ỏi là những đô thị với dân số đông đúc. Dân cư ở đây đều biết phối hợp chặt chẽ với nhau để đảm bảo sự hài hòa về mặt xã hội.

Phải mất nhiều thập kỉ để phá vỡ nhựa dẻo trong điều kiện trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời

Chúng ta sắp phải đối mặt với một "đại dịch nhựa" đe dọa tấn công cả thế giới

Tính kỉ luật của họ được thể hiện ra theo nhiều cách. Người dân Nhật Bản cũng rất thân thiện, và biết tôn trọng người khác. Họ là những người có trật tự và luôn hết lòng hết sức.

Quan trọng hơn, người Nhật rất tiết kiệm. Rác được phân loại một cách tỉ mỉ ra thành nhiều loại và được loại bỏ theo một lịch trình nhất định. Ngoài ra, những người tham dự các sự kiện tập thể ở đây cũng đã quen với việc được yêu cầu tự mang rác về nhà. Và mặc dù không phải nơi nào cũng có sự xuất hiện của thùng rác nhưng đường phố vẫn tương đối sạch sẽ.

Bên cạnh đó vẫn còn một ví dụ nổi bật khác về sự đạm bạc của con người nơi đây. Người Nhật rất thích tắm, đa số người đều hàng ngày ngâm mình trong bồn tắm. Đáng chú ý là, theo một khảo sát của DIMSDRIVE, trên 50% hộ gia đình đã thực hiện việc tái chế nước tắm. Nhờ vào một chiếc máy bơm chuyên dụng, nước tắm thải ra sẽ được đưa vào máy giặt để sử dụng cho bước đầu của chu trình giặt.

Song không thể vì đó mà quên mất những điểm thiếu sót của quốc gia này. Trong năm 2019, dù rằng lượng giác thải nhựa có giảm đi trên toàn quốc, song đây vẫn là mặt xấu của xã hội Nhật Bản, và nó đang đe dọa sâu sắc tới môi trường.

Không quá bất ngờ khi nói rằng Nhật Bản "nghiện" đồ nhựa, đặc biệt là trong việc đóng gói. Các đặc thù xã hội nơi đây đang tạo ra một đất nước ưa trình bày, điều này khiến các nhà sản xuất phải tìm cách để thu hút người mua ngay từ cách đóng gói sản phẩm. Đồng nghĩa với đó là một lượng bao bì khổng lồ, và một khi chúng được thải ra, đủ để gây hại tới các đại dương của thế giới.

Đoạn video ngắn dưới đây sẽ giúp bạn phần nào hình dung ra được lượng bao bì nhựa được thải ra chỉ sau một bữa ăn:

Chắc chắn rằng lượng rác thải nhựa mà người Nhật thải ra sẽ sớm gây ra nhiều vấn đề. Nhật Bản, một trong những quốc gia tiêu thụ nhiều nhựa nhất trên thế giới, đang làm ô nhiễm hệ sinh thái biển, nơi được cho là nguồn sống của chính quốc gia này. Mà thật vậy, rác thải đang dần tích tụ lại trên các vùng biển lân cận Nhật Bản. Các hạt vi nhựa này sẽ thâm nhập vào chuỗi thức ăn và làm ô nhiễm nguồn thủy hải sản.

Thực tế liệu có tệ đến vậy?

Luke Mahoney, tác giả của bài viết này sống gần một vịnh của đảo Honshu. Trong nhiều lần đi bộ dọc bờ biển mùa hè năm trước, lượng rác thải nhựa đổ về các bãi biển và các công viên cạnh biển đã làm anh kinh ngạc.

Có một lần, nước biển tràn qua bờ kẻ xi măng của một công viên ven biển. Sau khi thủy chiều rút, lượng rác thải nhựa cuốn theo cơn sóng bị giữ lại, dạt vào lối đi. Thậm chí, ngày hôm sau, khu vực này còn bị rác thải phủ kín. Số rác này sau đó còn ở lại đây tới vài tuần.

Cảnh tượng này đã khiến Luke suy nghĩ lại về cách mình sử dụng đồ nhựa. Giống như những người tiêu dùng khác, anh cũng dần tạo cho mình các thói quen mới để giảm thiểu rác thải nhựa. Mặc dù việc phải liên tục từ chối dùng túi nhựa khá là phiền phức, song đó là một cách tốt. Nhưng liệu điều này có thể thay đổi được gì không?

Để hiểu thêm về lượng chất thải nhựa của mình, Luke và một người khác đã quyết định sẽ thu gom lại toàn bộ số rác nhựa của bản thân. Đồng thời, họ vẫn duy trì hoạt động ăn uống và mua sắm như thường lệ và nhận toàn bộ các loại dĩa, túi,… làm từ nhựa đi kèm với sản phẩm. Họ cũng bỏ lại túi sinh học của mình ở nhà và gói ghém sản phẩm theo cách như bao người Nhật khác.

Và trên đây là toàn bộ thành quả của một tuần. Chỗ rác Luke và một người bạn thải ra nặng khoảng 1,6kg. Dù rằng con số này có thể cao hơn trung bình, tuy nhiên, nếu nhân lên thì nó sẽ tương đương với 83,2kg (42kg mỗi người) rác nhựa mỗi năm.

Con số này phản ánh điều gì?

Tin buồn là con số Luke và bạn anh nhận được cao hơn rất nhiều so với mức trung bình. Ở Nhật Bản, lượng rác thải nhựa theo đầu người là khoảng 30kg/năm, tương đương với 9,4 tấn rác mỗi năm trên cả nước. Mặc dù Nhật Bản đang ngày càng xuất khẩu nhiều hơn nhưng chính phủ hiện đang có kế hoạch cắt giảm lượng rác thải nhựa trong nước đi 25% tính tới năm 2030.

Số rác nhựa này sẽ đi đâu?

Theo luật pháp thì các hộ gia đình phải tái chế đồ nhựa. Nói một cách chính xác thì; Luke và bạn anh phải tuân theo các hướng dẫn được đưa ra bởi các trung tâm tái chế. Mỗi người dân sẽ đều phải tuân theo bộ thủ tục này, hiện nay tỷ lệ tái chế đang là 84%.

Tuy nhiên, từ đây lại phát sinh một vấn đề. Nhật Bản đã chuyển một phần rác thải nhựa của mình sang Trung Quốc cho tới tận năm 2017. Sau khi lệnh cấm ở Trung Quốc có hiệu lực, số rác thải này lại bắt đầu được chuyển tới các quốc gia như Indonesia và Việt Nam. Có một vài thông tin cho rằng các quốc gia kể trên hiện chưa có đủ khả năng để xử lý nhựa đúng cách. Sau khi nghiên cứu vấn đề này, Luke nhận ra rằng họ đã để lọt một lượng lớn rác thải ra đại dương. Mà thật vậy, số lượng nhựa có nguồn từ Đông Nam Á lên đênh trên các đại dương thật đáng kinh ngạc.

Hãy cùng quay lại với con số Luke vừa nêu bên trên. Hai người đã thải ra khoảng 83,2kg rác thải nhựa mỗi năm, 15,8kg trong số đó sẽ không được tái chế. Khoảng dưới 20% lượng rác thải nhựa của Nhật Bản sẽ được chuyển ra nước ngoài. Vì mục đích của bài viết này, hãy giả sử toàn bộ số nhựa này đều không được xử lý đúng cách.

Hầu hết số nhựa không được xử lý đúng cách sẽ bị bỏ ra ngoài đại dương. Tức là hiện đã có tới 36% rác nhựa (20% của phần không được xử lý + 16% không được tái chế), tương đương với 32kg mỗi năm, có nghĩa là 1/3 trong tổng số rác thải nhựa của chúng ta phải trôi nổi trên các đại dương của châu Á hằng năm.

Điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào tới sinh vật biển?

Theo một báo cáo công bố trên trang Science vào năm 2015, hàng năm, 8 tỷ kg nhựa bị thải vào các đại dương trên toàn thế giới. Trang biologicaldiversity.org báo cáo rằng mỗi năm, 100.000 sinh vật biển bị thương hoặc chết do rác thải nhựa. Theo đó, Luke và bạn của mình sẽ vô tình giết chết hoặc làm bị thương một con vật sau 200 năm, hoặc 2 đời người. Với khoảng 40 triệu cặp đôi đang chung sống tại Nhật Bản, con số sẽ còn lớn hơn nữa.

Không chỉ vậy, nếu 30% trong tổng số 8 triệu tấn rác nhựa mà Nhật Bản thải ra hàng năm bị tuồn vào đại dương, nước này sẽ phải chịu trách nhiệm cho 1/3 thiệt hại gây ra. Tương đương với đó là một con số khổng lồ, lên tới 30.000 động vật bị giết hoặc bị thương do rác thải nhựa hàng năm. Ngay cả khi phép giả sử này vượt qua thực tế quá nhiều thì một nửa số rác thải nhựa trong đó cũng vẫn đủ để làm hại tới 15.000 động vật biển mỗi năm.

Phải thừa nhận rằng đây không phải là một kết luận khoa học. Sẽ có một vài giả định vô căn cứ của tôi không xảy ra. Tuy nhiên, nhìn chung thì kết quả trên là chính xác. Hiện nay đang có rất nhiều nhựa được sản xuất tại Nhật Bản và phần nhiều trong số đó bị xử lý một cách cẩu thả. Thêm vào đó, Nhật Bản chắc chắn không phải là quốc gia duy nhất gặp vấn đề này.

Quá trình tái chế nhựa hiện nay vẫn chưa hoàn hảo. Đó là đúng đắn khi chính phủ Nhật Bản quyết định cắt giảm lượng rác thải nhựa; khi mà người tiêu dùng hoàn toàn có quyền tiết kiệm. Song tại các quốc gia công nghiệp hóa, việc tiêu thụ quá mức loại tài nguyên không phân hủy này cần phải được thay đổi.

Trung ND - theo Japantoday

Chủ đề khác