VnReview
Hà Nội

Hành trình "làm giá" của OnePlus: Từ "flagship killer" trở thành "flagship"

Dòng OnePlus 9 hiện là sản phẩm tốt nhất của OnePlus với vô số tính năng flagship đi cùng mức giá cũng khá đắt đỏ. Và dẫu chiếc smartphone OnePlus 8 Pro năm ngoái đã cố gắng duy trì ở mức giá dưới 1.000 USD, nhưng thế hệ OnePlus 9 Pro năm nay lại là lần đầu tiên trong lịch sử thương hiệu vượt ngưỡng giá đó.

Hành trình nâng giá bán điện thoại OnePlus: Từ "flagship killer" trở thành "flagship"

Điều đó đã cho thấy thị trường smartphone thay đổi nhanh như thế nào. Cách đây không lâu, OnePlus 6 đã tạo ra nhiều tranh cãi khi đây là chiếc flagship đầu tiên của công ty vượt mốc 500 USD, trong khi vào thời điểm khởi đầu, toàn bộ dòng sản phẩm này có giá trung bình khoảng 299 USD.

Ban đầu, OnePlus đã theo đuổi tham vọng "flagship killer", tập trung vào hiệu năng và tốc độ, thực hiện cắt bỏ những khía cạnh rìa để thu hút người dùng. Nhưng gần đây, công ty dường như đã thay đổi mụct iêu của mình và quyết định tạo ra những flagship thực sự cao cấp, trong khi vẫn giữ mức giá thấp hơn so với đối thủ.

Thời điểm xuất hiện, OnePlus như một kẻ phá bĩnh, và việc thay đổi quan điểm đó đối với nhiều người là rất khó. Việc phát triển thương hiệu này cũng đã giúp OnePlus tiến sâu hơn vào thị trường Mỹ so với bất kỳ thương hiệu Trung Quốc nào khác, nhưng cuối cùng, những chiếc điện thoại OnePlus ngày nay có mức giá gần như tương đương với Samsung, Google hay thậm chí là Apple.

Để hiểu rõ hơn, hãy cùng lướt qua lịch sử giá điện thoại của OnePlus cho đến thời điểm hiện tại.

OnePlus One: 299 USD = 6,9 triệu đồng

Hành trình nâng giá bán điện thoại OnePlus: Từ "flagship killer" trở thành "flagship"

Với SoC Qualcomm Snapdragon 801, RAM 3GB cùng màn hình IPS LCD 5,5 inch 1080p, thông số kỹ thuật của OnePlus One (2014) đã khiến mọi người kinh ngạc. OnePlus đã đánh cược khi không trnag bị khả năng mở rộng bộ nhớ cũng như tháo rời pin trên thiết bị này. Người dùng chỉ có thể tùy chọn 16GB hoặc 64GB bộ nhớ trong. Dẫu những đánh đổi đó khá lớn, nhưng nó vẫn là một "cú hit". Nhiều bài đánh giá nhấn mạnh vào các vấn đề trên mẫu thiết bị này, chẳng hạn như phần mềm lỗi hay chất lượng âm thanh kém. Tuy nhiên, thiết bị 5,5 inch này đã khiến nhiều người thích thú, đến từ một thương hiệu hoàn toàn mới.

Với sự hậu thuẫn từ "người mẹ" BBK cũng như thương hiệu "chị em" Oppo, OnePlus đã thực sự thành công. OnePlus One mang đến hiệu năng tương đương Samsung Galaxy S5 với mức giá chỉ bằng một nửa. Dĩ nhiên, nó không hoàn hảo và chúng ta phải hi sinh nhiều thứ, nhưng nó lại là một thiết bị cao cấp với giá bán không ai có thể tin được.

OnePlus 2: 329 USD = 7,6 triệu đồng (tăng 30 USD)

Chỉ hơn một năm sau đó, OnePlus 2 xuất hiện với SoC Snapdragon 810 64-bit mới, 3/4GB RAM, cảm biến vân tay, USB-C, thanh trượt cảnh báo, pin dung lượng lớn hơn và có OIS cho camera sau. Dù thông số kỹ thuật màn hình là hoàn toàn như nhau, nhưng độ trung thực cũng được cải thiện. Thiết bị này không có NFC và hiệu năng camera tụt hậu hơn khá nhiều so với những mẫu dẫn đầu.

Thú vị thay, OnePlus 2 lại được coi là một trong những thiết bị kém nhất của OnePlus. Sai lầm lớn nhất của công ty là loại bỏ NFC. Công ty lập luận rằng có rất ít người dùng sử dụng tính năng này. Và dẫu chuyển sang cổng sạc USB-C là khá tuyệt vời, nhưng nó lại không tương thích với các tiêu chuẩn USB-C. Có lẽ, OnePlus đã rút ra được nhiều bài học từ thiết bị này.

OnePlus 3: 399 USD = 9,2 triệu đồng (tăng 70 USD)

OnePlus 3 đã nâng cấp bộ xử lý lên Qualcomm Snapdragon 820 cùng với 6GB RAM, bộ nhớ trong 64GB, màn hình AMOLED và công nghệ sạc nhanh Dash Charge. Nó cũng hỗ trợ NFC và được nâng cấp camera. Đáng tiếc, camera đã giảm xuống còn 3.000mAh.

OnePlus 3T: 439 USD = 10,1 triệu đồng (tăng 40 USD)

Hành trình nâng giá bán điện thoại OnePlus: Từ "flagship killer" trở thành "flagship"

OnePlus 3T là một bản nâng cấp ngắn hạn dành cho thiết bị trước đó. Nó chủ yếu được nâng cấp thông số bên trong với chipset Snapdragon 821 mới hơn, camera trước 16MP, viên pin 3.400mAh và tùy chọn 128GB mới.

OnePlus 5: 479 USD = 11 triệu đồng (tăng 40 USD)

Để tránh số 4 "xui xẻo", OnePlus tiến thẳng lên OnePlus 5. Đây là thiết bị đầu tiên trong dòng smartphone của công ty có camera kép ở phía sau. Thiết bị này được nâng chipset lên Qualcomm Snapdragon 835, với 6/8GB RAM cùng bộ nhớ trong 64/128GB. Mang phong cách gần giống iPhone 7, thiết bị này sở hữu cảm biến 16MP cùng 20MP và giữ lại thiết kế hoàn toàn bằng kim loại, nhưng bị loại bỏ OIS. Tuy nhiên, nó vẫn được đánh giá là một thiết bị "đáng giá từng xu".

OnePlus 5 đã nhận được nhiều lời chỉ trích gay gắt do không có quá nhiều nâng cấp đáng kể để có thể biện minh cho mức giá cao hơn 50% so với OnePlus 3. Công ty cũng chậm cập nhật phần mềm, lỗi "đơ máy" khi cuộn cũng như gian lận điểm benchmark.

OnePlus 5T: 479 USD = 11 triệu đồng (không tăng giá)

Hành trình nâng giá bán điện thoại OnePlus: Từ "flagship killer" trở thành "flagship"

OnePlus 5T không nâng cấp quá nhiều so với OnePlus 5 trước đây. Thiết bị này vẫn sở hữu SoC Snapdragon 835, 6/8GB RAM, nhưng màn hình được nâng cấp lên AMOLED 6 inch, độ phân giải 2160x1080px, tỉ lệ 18:9 và đưa cảm biến vân tay ra phía sau. Công ty cũng bổ sung thêm tính năng mở khóa bằngg khuôn mặt.

OnePlus 6: 529 USD = 12,2 triệu đồng (tăng 50 USD)

OnePlus 6 mang đến một thân máy bằng kính hoàn toàn với mới màn hình lớn hơn, độ phân giải cao hơn một chút, cũng như SoC Snapdragon 845, hệ thống camera kép tốt hơn, được bổ sung OIS trên camera chính, cảm biến Sony mới, kết nối LTE nhanh hơn, khả năng chống nước tốt hơn và được tinh chỉnh phần mềm. OnePlus 6 cũng là sản phẩm đầu tiên của thương hiệu này tham gia vào chương trình Android beta của Google.

OnePlus 6T: 549 USD = 12,6 triệu đồng (tăng 20 USD)

Hành trình nâng giá bán điện thoại OnePlus: Từ "flagship killer" trở thành "flagship"

OnePlus 6T xuất hiện chỉ sau 6 tháng. So với OnePlus 6, OnePlus 6T bị loại bỏ jack cắm tai nghe, bổ sung cảm biến vân tay trong màn hình, giảm kích thước và hình dạng tai thỏ cũng như trình làng Android 9 Pie. Thiết bị này cũng có thông số kỹ thuật và cấu trúc gần như giống hệ với OnePlus 6. Tuy nhiên, với việc loại bỏ jack cắm tai nghe 3,5mm, nó đã gây ra vô số tranh cãi.

OnePlus 7: 630 USD = 14,5 triệu đồng (tăng 80 USD); OnePlus 7 Pro: 669 USD = 15,4 triệu đồng (mới)

Năm 2019, OnePlus trình làng dòng OnePlus 7 với 2 biến thể: OnePlus 7 tiêu chuẩn và OnePlus 7 Pro cao cấp hơn. Đây là lần đầu tiên công ty phát hành thêm một phiên bản cao cấp thay vì chỉ một mẫu tiêu chuẩn.

OnePlus 7 giữ lại một số lựa chọn nâng cấp truyền thống hướng đến giá trị và hiệu năng vốn tạo dựng nên thương hiệu, trong khi OnePlus 7 Pro lại là một tuyên bố của công ty đối với tham vọng cao cấp.

Cả hai đều được trang bị SoC Qualcomm Snapdragon 855, nhưng phiên bản Pro lại sở hữu cụm 3 camera cao cấp hơn với cảm biến Sony IMX586 48MP, camera selfie dạng bật lên, tấm nền 90Hz và sạc nhânh Warp Charge. Phiên bản OnePlus 7 tiêu chuẩn vẫn cung cấp 48MP cho camera chính nhưng cảm biến phụ chỉ có 5MP, trong khi những tính năng khác như UFS 3.0, RAM Boost, Zen Mode và các chế độ chơi game cũng bị bỏ qua.

OnePlus cũng cung cấp thêm một biến thể 5G dành riêng cho OnePlus 7 Pro. Phiên bản này có số lượng hạn chế và chỉ là một thiết bị thử nghiệm cho những mẫu 5G trong năm 2020.

OnePlus 7T: 599 USD = 13,8 triệu đồng (giảm 30 USD); OnePlus 7T Pro: 830 USD = 19,1 triệu đồng (tăng 160 USD)

Hành trình nâng giá bán điện thoại OnePlus: Từ "flagship killer" trở thành "flagship"

OnePlus 7 đã bổ sung một loạt các cải tiến so với dòng OnePlus 7. Sự khác biệt chính nằm ở con chip bên trong: Cả 2 mẫu OnePPlus 7T đều được trang bị chipset Snapdragon 855 Plus, OnePlus 7T Pro vẫn sử dụng cách bố trí camera dọc và được bổ sung thêm 2GB RAM cùng bộ nhớ trong lên đến 256GB.

Tuy nhiên, với OnePlus 7T lại là một bản nâng cấp đáng kể khi áp dụng những tính năng chính từ One Plus 7 Pro, bao gồm màn hình tần số quét 90Hz cùng cụm 3 camera ở phía sau, nằm trong thiết kế hình tròn.

OnePlus 8: 699 USD = 16,1 triệu đồng (tăng 100 USD); OnePlus 8 Pro: 899 USD = 20,7 triệu đồng (tăng 60 USD)

Bộ đôi OnePlus 8 và 8 Pro được nâng cấp lên chipset Snapdragon 865 mới, bổ sung kết nối 5G cùng màn hình OLED chất lượng cao. Riếng OnePlus 8 Pro còn có màn hình 120Hz và sạc không dây. Cả hai đều cung cấp các tùy chọn thông số kỹ thuật cao hơn, với dung lượng RAM và bộ nhớ trong cao hơn, có giá cao hơn 100 USD. Như vậy, chiếc OnePlus 8 Pro được trang thông số kỹ thuật cao nhất sẽ có giá lên đến 999 USD (khoảng 23 triệu đồng).

Đó là một nước tiến khá xa bởi trong quá khứ, OnePlus không chọn tiếp cận những thiết bị có giá trị cao. Nhưng chiếc flagship OnePlus 8 Pro vẫn rẻ hơn Galaxy S20 Plus hay Huawei P40 Pro mà vẫn mang lại hiệu năng vượt trội trong một số khía cạnh. Không còn là một nhà vô địch về giá trị nữa, nhưng OnePlus 8 pro đã nổi lên như một trong những flagship Android tốt nhất trên thị trường. OnePlus 8 không cắt bỏ quá nhiều thứ để có mức giá rẻ hơn, tùy thuộc vào mức độ quan trọng về sạc không dây cũng như camera tele đối với bạn.

Trớ trêu thay, một ngày sau đó, Apple trình làng iPhone SE (2020), cung cấp một vài tính năng flagship của dòng OnePlus, nhưng có thông số khá khủng, kể cả con chip A13 Bionic có trên dòng flagshipp của Apple, với mức giá 399 USD (tương đương 9,2 triệu đồng) khá rẻ.

OnePlus 8T 12GB/256GB: 749 USD = 17,3 triệu đồng (tăng 50 USD)

Hành trình nâng giá bán điện thoại OnePlus: Từ "flagship killer" trở thành "flagship"

OnePlus 8T cũng sở hữu con chip Snapdragon 865 như bộ đôi OnePlus 8 và 8 Pro trước đó, nhưng chỉ cung cấp phiên bản 12GB RAM, bộ nhớ trong 256GB.

Đáng tiếc rằng, OnePlus 8T lại có giá đắt hơn OnePlus 8 tiêu chuẩn, dù vẫn ở dưới mức 1.000 USD. Cả 2 chiếc điện thoại này đều chia sẻ chung màn hình 6,55 inch và không đạt tiêu chuẩn chống chịu bụi, nước IP.

Cả OnePlus 8 và OnePlus 8T đều không có jack cắm tai nghe, nhưng OnePlus 8T lại có một chút nâng cấp về camera. Thiết bị này được trang bị thêm một ống kính thứ 4 ở đằng sau, so với cụm 3 camera trên OnePlus 8. Mẫu OnePlus 8T cũng sở hữu viên pin dung lượng lớn hơn, 4.500mAh.

OnePlus 9: 729 USD = 16,8 triệu đồng (tăng 30 USD); OnePlus 9 Pro: 969 USD = 22,3 triệu đồng (tăng 70 USD)

Hành trình nâng giá bán điện thoại OnePlus: Từ "flagship killer" trở thành "flagship"

Dòng OnePlus 9 một lần nữa lại thúc đẩy tham vọng cao cấp của OnePlus. Biến thể OnePlus 9 Pro cao nhất có giá cao ngất ngưỡng 1.069 USD (tương đương 24,6 triệu đồng), khiến nó trở thành chiếc smartphone đắt đỏ nhất của OnePlus cho đến hiện tại. Với mức giá đó, bạn có được bộ xử lý Snapdragon 888 5nm mạnh mẽ, 12GB RAM, bộ nhớ trong 256GB, kết nối 5G, sạc nhanh không dây cùng cụm 3 camera ở mặt sau hợp tác với Hasselblad. Chiếc điện thoại này đại diện cho sự gia nhập của OnePlus vào thị trường siêu cao cấp, nhưng với số tiền đó, thương hiệu này đang tiến rất gần với Samsung Galaxy S21 Ultra.

Mẫu OnePlus 9 Pro 8GB RAM hiện có giá 969 USD. Nó vẫn đắt hơn 70 USD so với OnePlus 8 Pro, duy trì xu hướng liên tục tăng giá của công ty đối với các sản phẩm flagship, nhưng lại cạnh tranh hơn một chút trong phân khúc flagship. Dù vậy, không có gì bàn cãi khi tuyên bố OnePlus 9 Pro là chiếc smartphone đắt đỏ nhất từ thương hiệu này từ trước đến nay.

Ở phân khúc thấp hơn, OnePlus 9 lại đắt hơn chỉ 30 USD so với OnePlus 8. Dẫu vậy, mẫu RAM 12GB cũng đắt hơn 80 USD so với phiên bản OnePlus 8T tương đương. Mức giá cao hơn này mang lại cho chúng ta một bộ xử lý mạnh mẽ hơn, kết nối 5G cùng công nghệ sạc nhanh, nhưng chiếc điện thoại này vẫn không được bổ sung camera hiện đại hơn và có sạc không dây chậm hơn. Do Samsung định giá khởi điểm cho dòng Galaxy S21 của mình chỉ ở mức 799 USD (khoảng 18,4 triệu đồng), rõ ràng, OnePlus giờ đây đã trở thành một trong những thương hiệu đắt tiền trong ngành smartphone.

Để thu hút những khách hàng có hầu bao eo hẹp, OnePlus cũng tung ra OnePlus 9R cho riêng thị trường Ấn Độ với mức giá chỉ 39.999 Rupee (tương đương 12,7 triệu đồng), sở hữu bộ xử lý Snapdragon 870, 8GB RAM cùng cụm camera rẻ tiền hơn.

Điều đó có nghĩa lý gì?

;

Từ dòng OnePlus One có giá 299 USD vào năm 2014 cho đến dòng sản phẩm OnePlus 9 có giá dao động trong khoảng 729 USD – 1.069 USD ra mắt trong năm 2021, rõ ràng, OnePlus đã tạo ra một hành trình tăng giá ổn định, khiến công ty từng được mệnh danh là "flagship killer" trở thành "killer flagship".

Đó không hẳn là một lời chỉ trích. Những mẫu flagship của OnePlus đã được bổ sung ngày càng nhiều tính năng, hiệu năng, công nghệ máy ảnh cũng như khả năng chống chịu nước hay sạc không dây vượt trội trong dòng OnePlus 8 Pro hay OnePlus 9 Pro. Thế nên, việc tăng giá là một điều dễ hiện.

Rõ ràng, OnePlus vẫn nhìn thấy một thị trường smartphone giá cả phải chăng khi tung ra những thiết bị như OnePlus 9R hay OnePlus Nord, Nord N10 và N100. Nhưng đồng thời, thương hiệu cũng muốn cạnh tranh với Apple và Samsung tại các thị trường siêu cao cấp. Dẫu sao đi chăng nữa, điều đó cũng giúp họ đa dạng hóa sản phẩm của mình hơn để phục vụ cho nhiều đối tượng người dùng hơn nữa, thay vì chỉ tập trung vào một phân khúc "flagship killer" duy nhất như trước đây.

Lê Hữu theo Android Authority

Chủ đề khác