VnReview
Hà Nội

Mỹ: ZTE có thể hoạt động lại trong thời gian cân nhắc hình phạt

Chính quyền của Tổng thống Trump đã "mở đường sống" cho ZTE khi cho phép công ty phục hồi một số hoạt động kinh doanh trong khi chờ Mỹ cân nhắc việc chấm dứt hình phạt 7 năm với mình.

ZTE không thể sửa… nhà vệ sinh vì lệnh cấm vận của Mỹ

Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu gỡ bỏ lệnh cấm đối với ZTE

Vi phạm lệnh cấm vận, ZTE bị Mỹ cấm mua chip Qualcomm trong 7 năm

Sự cho phép đến từ Cục Công nghiệp và An ninh thuộc Bộ Thương mại Mỹ có hiệu lực từ ngày 2/7 đến 1/8. Dù chưa rõ khi nào lệnh cấm sẽ thực hiện, nhưng giới thạo tin kỳ vọng ZTE sẽ tuân thủ quyết định của Mỹ vào ngày 1/8.

Cổ phiếu của ZTE ngay lập tức tăng 10% tại Thâm Quyến sau thông tin trên, mức tăng cao nhất trong hơn 1 năm qua. Còn tại Hồng Kông, cổ phiếu của hãng cũng tăng 7,6%.

Theo Bloomberg, sự cho phép trên giúp công ty viễn thông lớn thứ 2 Trung Quốc hỗ trợ các nhà mạng hoặc thiết bị, hạ tầng hiện có theo hợp đồng ký trước ngày 15/4, thời điểm Mỹ chặn các công ty bán linh kiện cho ZTE do vi phạm lệnh trừng phạt đối với Iran và Bắc Triều Tiên. Lệnh cấm buộc ZTE ngừng hoạt động và đối mặt với việc phá sản.

Hồi tháng 5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã xem xét lại hình phạt trên lợi ích cá nhân cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Vào cuối tháng, chính quyền Trump tuyên bố sẽ cho phép ZTE duy trì hoạt động nếu trả khoản phạt 1,3 tỷ USD, thay đổi bộ phận quản lý và cung cấp "biện pháp đảm bảo an ninh cấp cao".

Nhiều lo ngại cho rằng Mỹ sử dụng ZTE là "quân cờ" thương lượng trong cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung nhằm ngăn chặn tranh chấp thuế quan. Các cuộc đàm phán đã bị đình trệ và Mỹ sẽ áp mức thuế quan 34 tỷ USD lên hàng hóa Trung Quốc vào thứ 6 này, sau đó có thể thêm 16 tỷ USD nữa. Trung Quốc từng tuyên bố sẽ "đáp trả" mức thuế quan mà Mỹ áp đặt.

ZTE đã có những động thái quan trọng trong việc đáp ứng yêu cầu của Nhà Trắng bằng việc sa thải toàn bộ hội đồng quản trị và bổ nhiệm chủ tịch mới hồi tuần trước. Một quan chức thương mại Mỹ cho biết hôm 22/6 rằng ZTE đã gần như hoàn thành mọi thứ bằng cách trả 400 triệu USD tiền ký quỹ.

Bộ phận quản lý mới của ZTE hiện phải đối mắt với thách thức xây dựng lòng tin với các hãng điện thoại và khách hàng doanh nghiệp. Công ty được cho là đối mặt với mức thiệt hại 3 tỷ USD do lệnh cấm kéo dài nhiều tháng đã cắt giảm dòng cung ứng chip và thành phần linh kiện để ZTE chế tạo thiết bị mạng và smartphone.

Tại Washington, một nhóm nhà lập pháp vẫn lo ngại về mối đe dọa của ZTE với an ninh quốc gia Mỹ và đang thúc đẩy luật pháp nhằm khôi phục mức phạt nặng hơn.

Trong thời gian cho phép này, ZTE có thể tiếp tục hỗ trợ cập nhật phần mềm cho smartphone bán ra trước ngày 15/4, thực hiện giao dịch với các bên được phép và nhận thông tin về các lỗ hổng bảo mật nhằm bảo vệ các thiết bị mạng hiện tại.

Phúc Thịnh

Chủ đề khác