VnReview
Hà Nội

Số phận những phần cứng rơi vào tay Google đến nay ra sao?

Một tin tức nổi bật trong những ngày qua đó chính là thương vụ mua lại Fitbit của Google. Fitbit là một công ty chuyên sản xuất các sản phẩm phần cứng theo dõi sức khỏe như dòng smartwatch Fitbit Versa.

Các thương vụ phần cứng mà Google mua lại giờ ra sao?

Dù động thái mua lại mảng phần cứng này gần đây của Google là một bước tiến quan trọng trong việc phát triển những thiết bị đeo của riêng mình, thế nhưng, tương lai của Fitbit có lẽ sẽ thật u tối.

Từ trước đến nay, các công ty phần cứng mà Google mua lại không phải thuộc dạng tốt nhất. Hầu hết các công ty được Google thu mua đều thất bại hoặc đơn giản là được gộp lại với các thương hiệu khác của Google. Số lượng các thương vụ mua lại phần cứng vượt qua thử thách của thời gian là khá nhỏ.

Chúng ta không biết chắc rằng liệu Fitbit có phát triển mạnh mẽ hay thất bại dưới tay Googl hay không, nhưng hãy thử dự đoán số phận của nó dựa trên lịch sử Google. Đây là danh sách các thương vụ mua lại phần cứng nổi bật nhất của Google và những gì đã xảy ra đối với các công ty đó cho đến hiện tại.

Motorola Mobility

Các thương vụ phần cứng mà Google mua lại giờ ra sao?

Google mua lại Motorola Mobility vào năm 2011 và là một trong những thương vụ mua bán nổi tiếng nhất đối với lịch sử công ty. Thỏa thuận này tiêu tốn 12,5 tỉ USD của Google. Và cho đến nay, đây vẫn là vụ mua lại công ty phần cứng lớn nhất từ Google.

Ý định Google mong muốn từ thương vụ này khá nhiều. Công ty muốn kiểm soát hàng ngàn bằng sáng chế liên quan đến di động mà Motorola có tại thời điểm đó với ý định sử dụng các chúng để chống lại nhiều vụ kiện liên quan đến Android từ những đối thủ cạnh tranh (đặc biệt là Apple). Google cũng muốn nhảy vào thị trường phần cứng smartphone bằng cách giới thiệu nhiều thiết bị chất lượng cao ở mức entry level, đặc biệt dành riêng cho các thị trường mới nổi.

Tuy nhiên, kế hoạch đã không diễn ra như Google kỳ vọng. Vào năm 2014, Google đã xác nhận rằng sẽ bán Motorola Mobility cho công ty Trung Quốc Lenovo. Thương vụ bán này đã mang lại cho Google chỉ 2,91 tỉ USD, một tỉ lệ phần trăm khá ít ỏi so với số tiền ban đầu họ đã chi ra. Dù vậy, Google vẫn giữ lại được phần lớn các bằng sáng chế của Motorola.

Chất xám của HTC

Các thương vụ phần cứng mà Google mua lại giờ ra sao?

Mua lại toàn bộ mảng kinh doanh smartphone của Motorola không phải là lần cuối cùng Google cố gắng đưa mình vào ngành sản xuất phần cứng. Năm 2017, Google đã công bố họ sẽ mua lại một lượng lớn những tài năng thiết kế và nghiên cứu của HTC cũng như những quyền hạn không giới hạn đối với một số tài sản trí tuệ của HTC. Thỏa thuận này trị giá 1,1 tỉ USD.

Google và HTC đã hợp tác rất chặt chẽ với nhau nhằm phát triển chiếc smartphone Google Pixel ra mắt vào năm 2016. Dù Pixel được thiết kế bởi Google và được bán trên trị trường dưới dạng một sản phẩm "Made by Google" (Tạo ra bởi Google), thế nhưng, HTC lại nhúng tay khá nhiều trong việc phát triển thiết bị.

Việc mua lại HTC của Google sau đó một năm là một mưu kế chiến lược nhằm phát triển điện thoại smartphone Pixel trong tương lai mà không cần phải hợp tác với một công ty khác. Google Pixel 3 – và mọi chiếc điện thoại Pixel khác kể từ đó – đều được phát triển một phần bởi nhóm HTC mà Google đã mua.

Trong khi đó, bản thân HTC lại đang lúng túng và khả năng cao họ đã mất một phần không nhỏ các nhà thiết kế và nhà nghiên cứu tài năng nhất của mình trong thương vụ đó.

Nest Labs

Các thương vụ phần cứng mà Google mua lại giờ ra sao?

Hai cựu kỹ sư tại Apple đã bắt đầu xây dựng Nest Labs vào năm 2010. Năm 2011, Nest công bố thiết bị đầu tiên của mình, có tên là Nest Learning Thermostat. Sau đó vài năm, họ công bố sản phẩm thứ hai của mình với khả năng phát hiện khói và carbon monoxide cho nhiều gia đình.

Đến năm 2014, Google chốt deal, mua lại Nest với giá 3,2 tỉ USD trong gần 24 giờ. Vào thời điểm đó, Google hứa rằng sẽ đảm bảo cho Nest tiếp tục hoạt động như một thương hiệu riêng của mình hoặc có thể hiểu là như một thực thể riêng biệt tại Google. Tuy nhiên, điều này lại tỏ ra khó khăn với văn hóa danh nghiệp của Nest vốn bị chỉ trích là rất khắt khe và sự thay đổi về quản lý đã khiến con thuyền này dần chìm đi.

Vào năm 2018, Google đã thực hiện lời hứa của mình để giữ Nest như là một thực thể riêng biệt và sẽ bắt đầu sáp nhập Nest vào Google. Điều này dẫn đến nhiều sự thay đổi trong quản lý, bao gồm cả sự ra đi của CEO cũng như Giám đốc sản phẩm của Nest. Một lần nữa, Google lại thay đổi mọi thứ khi quyết định sẽ áp dụng thương hiệu Google Nest cho mọi sản phẩm nhà thông minh (smart home) của Google, bao gồm cả những sản phẩm mà Nest không chuyên. Thậm chí, họ còn đổi trên Google Home Hub hiện có thành Google Nest Hub.

Dropcam

Các thương vụ phần cứng mà Google mua lại giờ ra sao?

Sau khi Google mua lại Nest, không lâu sau đó, họ tiếp tục mua lại Dropcam. Việc Google mua lại phần cứng này cho phép Nest tạo ra một trong những sản phẩm nổi tiếng của họ: Nest Cam.

Tại thời điểm bán, Google chỉ tốn 555 triệu USD. Dropcam chỉ có 2 sản phẩm: Dropcam và Dropcam Pro. Nest lấy những thiết kế đó và tùy chỉnh chúng lại một chút để công bố chiếc Nest Cam đầu tiên, được bán trên thị trường với tư cách là sản phẩm kế nhiệm Dropcam Pro. Google và Nest sau đó đã sáp nhập người dùng Drop vào ứng dụng Nest "mới". Về cơ bản, đó đơn giản chỉ là một phiên bản tinh chỉnh của ứng dụng Dropcam gốc.

Sau khi thực hiện các động thái này, Google đã giải thể luôn thương hiệu Dropcam. Greg Duffy, đồng sáng lập tại Dropcam, đã công khai rằng anh hối hận khi bán công ty cho Google.

Cronologics

Các thương vụ phần cứng mà Google mua lại giờ ra sao?

Dù bạn có tin hay không, Fitbit không phải là công ty đầu tiền Google mua lại để tập trung vào các thiết bị đeo. Vào cuối năm 2016, Google đã mua lại Cronologics mà không tiết lộ số tiền. Cronologics chỉ phát triển một sản phẩm duy nhất trước khi Google mua lại, có tên là CoWatch.

CoWatch được tích hợp với Amazon Alexa, cho phép người dùng phát lệnh giọng nói ngay trên smartwatch của mình. Thiết bị này có mức giá 279 USD ngay khi ra mắt.

Dù Cronologics nhúng tay khá nhiều trong việc phát triển đứa con cưng CoWatch nhưng đó không phải là lý do tại sao Google mua công ty này. Thay vào đó, Google muốn nhóm này về phát triển Android Wear, hệ điều hành Android dành cho thiết bị đeo và sau được đổi thành Wear OS. Nhóm Cronologicss, tại thời điểm Google mua lại, đã tự phát triển một hệ điều hành đeo của riêng mình dựa trên phiên bản Android Lollipop mã nguồn mở.

Sau khi mua lại, Google giải thể Cronologics.

Titan Aerospace

Các thương vụ phần cứng mà Google mua lại giờ ra sao?

Đây có lẽ là một trong những giao dịch mua phần cứng cực kỳ thú vị của Google đối với lịch sử công ty. Titan Aerospace xuất hiện vào năm 2011 với ý định phát triển máy bay không người lái với khả năng bay bằng năng lượng mặt trời trong vòng 5 năm về lý thuyết.

Ban đầu, Facebook đã từng bày tỏ rằng họ cũng muốn mua công ty này với mục đích cụ thể rằng sử dụng máy bay để cung cấp internet tốc độ cao đến nhiều nơi trên thế giới. Về mặt logic, đây là một ý tưởng khó nhằn. Tuy nhiên, Google đã can thiệp vào ý tượng này bằng cách mua lại Titan Aerospace vào năm 2014.

Google đặt Titan Aerospace dưới trướng bộ phận thử nghiệm Google X và đổi tên công ty thành Project Titan. Google hi vọng Project Titan có thể cung cấp máy bay như đã hứa và thậm chí là như Facebook dự định: sử dụng máy bay đó để phân phối internet không dây đến với những khu vực chưa có dịch vụ.

Đáng tiếc là vào năm 2017, Google đã tự bỏ dự án này và giải thể phần còn lại cảu Titan Aerospace. Thay vào đó, Google chuyển trọng tâm sang Loon, một ý tưởng tương tự nhưng sử dụng khinh khí cầu thay vì những máy bay có cánh.

Hàng loạt các công ty robot khác nhau

Các thương vụ phần cứng mà Google mua lại giờ ra sao?

Dù chưa thấy bất kỳ con robot nào mang mác Made by Google, thế nhưng, thực tế, Google đã tham gia rất nhiều trong việc phát triển robot. Năm 2013, Google đã mua lại ít nhất là 3 công ty chế tạo robot nổi tiếng: Meka Robotics, Redwood Robotics và Boston Dynamics.

Meka Robotics chủ yếu tập trung vào tương tác giữa người và robot, tạo ra các bộ phân cơ thể robôt và máy móc hình người đầy đủ. Redwood Robotics là một công ty liên doanh với Meka và một số công ty khác với ý đinh phát triển vũ khí robot để sử dụng cho con người. Cả 2 công ty đều đã được Google đưa vào nền tảng Google X và không có thêm bất cứ thông tin nào vệ họ kể từ đó.

Boston Dynamics có lẽ là công ty chế tạo robot nổi tiếng nhất trong danh sách nhưng công ty tạo ra robot BigDog. Tuy nhiên, không giống như Meka và Redwood, Google không đưa Boston Dynamics vào chương trình Google X. Vào năm 2017, Google đã bán Boston Dynamics cho SoftBank – công ty sở hữu nhà mạng Sprint – và không tiết lộ số tiền của thương vụ.

Fitbit

Các thương vụ phần cứng mà Google mua lại giờ ra sao?

Giờ đây, Google tiếp tục mua một công ty phần cứng khác, Fitbit. Do thương vụ này mới chỉ diễn ra mới vài ngày, thế nên hiện chưa có thêm thông tin gì về việc nó sẽ hoạt động như thế nào sau khi được mua lại.

Không rõ những gì Google đã làm với Cronologics và để nhóm phát triển Fitbit chỉ tập trung vào Wear OS có lặp lại hay không. Cũng không chắc rằng Google có lặp lại sai lầm mà họ đã gây ra ra với Motorola Mobility và cuối cùng bán lại nó sau vài năm ngắn ngủi hay không.

Thay vào đó, chúng ta hi vọng Google sẽ kết hợp những gì họ đã làm với nhóm HTC và Nest Labs cho Fitbit. Google có thể phát hành những thiết bị đeo thông mình dưới cái tên Fitbit (hoặc Fitbit by Google hay cái gì đó liên quan) và sau đó công bố một thiết bị đeo mang nhãn hiệu Google do nhóm Fitbit tạo ra. Những thiết bị đeo này cũng có thể kết hợp với những bằng sáng chế từ Fossil mà Google đã mua lại vào đầu năm nay.

Nếu mọi việc suôn sẻ, Fitbit có thể sẽ bị giải thể và những nhân viên đó sẽ về làm việc cho các thiết bị đeo tay mang thương hiệu Google.

Minh Hùng theo Android Authority

Chủ đề khác