VnReview
Hà Nội

Sản xuất của Apple, Microsoft, Google muốn "thoát Trung" nhưng không dễ

Trước diễn biến của cuộc chiến thương mại năm trước và sự bùng phát của chủng virus corona mới, các công ty công nghệ Hoa Kỳ gồm Apple, Microsoft và Google đang muốn tìm đường tháo chạy dây chuyền sản xuất khỏi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Sắp có điện thoại Google và máy tính Microsoft "Made in Vietnam"

Covid-19 buộc Google, Microsoft đẩy nhanh kế hoạch sản xuất tại Việt Nam

Sẽ không dễ để dây chuyền sản xuất của  Apple, Microsoft và Google

Nhưng sẽ là không hề dễ để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Sean Maharaj, giám đốc vận hành tại công ty Tư vấn quản lý quốc tế Aarete, tin rằng: "Dây chuyền sản xuất của Trung Quốc đang ăn vào chuỗi cung ứng của người Mỹ sâu hơn bao giờ hết".

Việt Nam và Thái Lan trở thành tiêu điểm

Theo Nikkei Asian Review, Google và Microsoft đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi dây chuyền sản xuất phần cứng sang những quốc gia khác ở châu Á. Song đối với các quốc gia này, sẽ rất khó để nhanh chóng chuyển đổi chuỗi cung ứng, và ngay cả khi ấy, Trung Quốc vẫn nắm vai trò rất lớn. Đồng nghĩa với việc giảm thiểu rủi ro sẽ trở nên khó khăn hơn.

Tờ báo Nikkei cũng trích dẫn một nguồn tin thân cận cho rằng Google đã dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất mẫu điện thoại thông minh giá rẻ tiếp theo của mình (có thể là mẫu Pixel 4a) tại Việt Nam vào tháng Tư tới. Ngoài ra các mẫu flagship sắp ra mắt cũng sẽ được sản xuất tại đây vào nửa cuối của năm 2020.

Cũng từ thông tin trên báo Nikkei, Google cũng đang yêu cầu các đối tác sản xuất tại Thái Lan chuẩn bị dây chuyển sản xuất để phục vụ những sản phẩm nhà thông minh. Đồng thời, Microsoft cũng đang mong muốn đưa dây chuyền sản xuất tại Việt Nam vào hoạt động từ quý II/2020 để làm cung ứng cho dòng sản phẩm Surface từ máy tính xách tay với PC.

Hiện tại, các sản phẩm phần cứng của hai công ty kể trên đều chủ yếu được sản xuất ở Trung Quốc.

Năm trước cũng có thông tin cho rằng Apple đang thử nghiệm việc sản xuất tai nghe AirPods tại Việt Nam, công ty này cũng yêu cầu các nhà cung cấp cân nhắc việc chuyển 10-30% sản lượng từ Trung Quốc sang các phần khác của Đông Nam Á.

Điểm nghẽn về nguyên vật liệu

Theo ông Subramaniam thì hiện có ba thứ mà chúng ta cần quan tâm: vật liệu điện tử (gồm màn hình và bộ nhớ,..), mô-đun (mà camera là một ví dụ) và dây chuyền lắp ráp thành phẩm.

Hiện nay, khoảng 40% hàng hóa thành phẩm là đến từ Trung Quốc, phần còn lại tới từ nhiều quốc gia khác nhau. Do đó việc đa dạng hóa nguồn gốc trong thời gian ngắn sẽ dễ dàng hơn đối với các công ty đã có tài liệu quy định chi tiết về quy trình sản xuất và lắp ráp.

Trong khi đó, khoảng 60% mô-đun là được sản xuất tại Trung Quốc. Tuy rằng việc chuyển rời các dây chuyền sản xuất mô-đun có khó khăn hơn, nhưng nó vẫn mang tính khả thi.

Trong khi đó, các thành phần linh kiện lại là một vấn đề lớn. Theo ông Subramaniam thì: "Đây chính là một điểm nghẽn bởi linh kiện là yếu tố cần thiết đối với mô-đun và các hàng hóa thành phẩm. Song sẽ rất khó để di chuyển dây chuyền sản xuất linh kiện vì nó sẽ phải kéo theo cả một hệ sinh thái".

Ngoài ra việc chuyển rời chu trình sản xuất linh kiện ra ngoài Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi tính cố hữu và thời gian cần có để xây dựng được dây chuyền ở một quốc gia mới.

Phân tích viên cấp cao tại Coresight Research, John Harmon cho biết: "Một số nhà máy lắp ráp có thể được chuyển đi nơi khác nhưng những dây chuyền sản xuất này cần có thời gian để thiết lập, chưa kể, không quốc gia nào hiện nay có nguồn lao động như ở Trung Quốc".

Và trên hết khi mà các nhà cung cấp linh kiện cần thiết đối với các công ty kể trên đều sản xuất tại Trung Quốc, quy trình đa dạng hóa nguồn gốc của các công ty công nghệ Mỹ sẽ còn tiếp tục bị kéo dài thêm nữa.

Neil Shah, một đối tác của Counterpoint Research, cũng bổ sung thêm: "Các đối tác Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản hoặc Hàn Quốc hiện đang sở hữu chuỗi cơ sở vật chất ở Trung Quốcsẽ phải đa dạng hóa nguồn cung. Điều này cũng sẽ làm chậm tiến trình chuyển đổi chậm đi một chút nữa".

Quá trình chuyển giao chậm rãi

Maharaj tin rằng việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc là điều có thể được thực hiện, song đòi hỏi nhiều thời gian.

Ông mô tả: "Quá trình này giống như quãng thời gian chậm dãi chuẩn bị giữa lúc máy bay hạ cánh và cất cánh. Tôi nghĩ rằng nhiều công ty đã nghiêm túc tìm hiểu các chiến lược nhằm giảm thiểu rủi ro của chuỗi cung ứng".

Ông cũng bổ sung thêm: "Mỗi tập đoàn đều có thể nhanh chóng chuyển dịch và tự đầu tư vào thời điểm họ muốn. Và họ có thể hợp tác chặt chẽ với chính quyền địa phương cùng các doanh nghiệp để hiện thực hóa điều đó. Nhờ vào những động lực kể trên tại các quốc gia như Hàn Quốc, Đài Loan hay Việt Nam, mọi thứ đều có thể xảy ra còn nhanh hơn cả những gì chúng ta dự kiến trước đó".

Dẫu vậy, việc di chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc có thể không phải là biện pháp giúp giảm thiểu phần nhiều rủi ro cho các công ty.

"Việc chuyển dịch vị trí của dây chuyền sản xuất có thể giúp đa dạng hóa rủi ro nhưng không phải là liều thuốc thần kì, thậm chí, nó cũng chỉ như một kiểu giấu đầu hở đuôi. Bởi virus corona đã lan tới nhiều quốc gia, trong khi đó, theo thời gian, các quốc gia khác cũng có thể trở thành nạn nhân mới của cuộc chiến thuế quan", Bryan Ma, phó chủ tịch của IDC, cho hay.

Trung ND theo CNBC

Chủ đề khác