Lizzie
Writer
Tần Thủy Hoàng (259 TCN – 210 TCN) là vị vua thứ 36 của nước Tần, đồng thời là hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Quốc, sau khi đánh bại 6 nước chư hầu, chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc vào năm 221 TCN.
Ông được sử sách mô tả là một vị hoàng đế *******, người bị ám ảnh bởi các vụ ám sát. Tuy nhiên, Tần Thủy Hoàng cũng được xem là một nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa trông rộng, tiêu diệt các thế lực chia rẽ để thành lập nhà nước tập trung đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.
Tần Thủy Hoàng trị vì 37 năm, trong đó ông xưng vương 25 năm, xưng đế 12 năm và qua đời vì bệnh vào năm 210 TCN.
Cuộc đời của Tần Thủy Hoàng luôn là đề tài hấp dẫn các sử gia và các nhà làm phim. Một trong những chi tiết hấp dẫn hậu thế chính là vụ Kinh Kha liều lĩnh hành thích Tần Thủy Hoàng.
Câu chuyện về Kinh Kha hành thích hoàng đế Tần Thủy Hoàng được chép ở Thích khách liệt truyện trong cuốn Sử Ký của sử gia Tư Mã Thiên. Theo đó, Kinh Kha là người nước Vệ, sau trở thành môn khách của Thái tử Đan nước Yên. Vị thái tử của nước Yên có âm mưu ám sát Tần Thủy Hoàng.
Lúc bấy giờ, Phàn Ư Kỳ, một vị tướng Tần, người từng bị thất sủng với vua Tần, là môn khách của Thái tử Đan. Tần Thủy Hoàng rất giận vị tướng này và muốn lấy đầu của ông. Sau khi biết được điều này, Phàn Ư Kỳ đã ****** để tạo cơ hội cho Kinh Kha ám sát Tần Thủy Hoàng. Ngoài cái đầu của Phàn Ư Kỳ, Kinh Kha còn mang theo bản đồ của nước Yên để có cơ hội tiếp cận Tần Thủy Hoàng.
Đi cùng với Kinh Kha vào trong điện diện kiến Tần Thủy Hoàng còn có Tần Vũ Dương. Hai người bí mật mang theo một thanh chủy thủ (một thanh kiếm ngắn giống như dao găm) có tẩm thuốc độc được giấu trong cuốn bản đồ. Theo đó, Tần Vũ Dương cầm bản đồ, còn Kinh Kha mang đầu của Phàn Ư Kỳ.
Trong Thích khách liệt truyện, Tư Mã thiên đã mô tả cảnh hành thích nổi tiếng này như sau. Cụ thể, khi vào đến nơi, Tần Vũ Dương hoảng sợ nên Kinh Kha đã cầm lấy bản đồ trong tay người này để dâng nộp cho Tần Thủy Hoàng. Khi từ từ mở cuốn bản đồ, Kinh Kha vội cầm chủy thủ đã được chuẩn bị từ trước. Tần Thủy Hoàng (khi đó là Tần Vương) nhìn thấy nên giật mình.
Vị tráng sĩ này tay trái níu chặt áo của Tần Vương, còn tay phải nhắm ngực của Tần Vương để đâm chủy thủ tới. Nhưng do Kinh Kha đâm trượt nên Tần Thủy Hoàng có cơ hội bỏ chạy.
Kinh Kha đuổi theo quyết giết chết Tần Thủy Hoàng. Kết quả, Tần Thủy Hoàng được các quan hầu trong điện nhắc nên liền rút bảo kiếm sau lưng ra chém Kinh Kha bị thương ở tay. Khi biết nhiệm vụ hành thích không thể hoàn thành nên Kinh Kha đã ném mạnh thanh chủy thủ vào người Tần Thủy Hoàng nhưng lại trúng cái cột đồng. Cuối cùng, quân lính của Tần Thủy Hoàng kịp thời xông vào giết chết Kinh Kha.
Kết thúc vụ ám sát này, Kinh Kha và Tần Vũ Dương đều bị giết. Vì vụ việc này, Tần Thủy Hoàng nổi giận quyết định tấn công nước Yên. Đến năm 222 TCN, nước Yên bị nước Tần tiêu diệt hoàn toàn.
Dù không thành công nhưng vụ Kinh Kha liều lĩnh ám sát Tần Thủy Hoàng vẫn được coi là một trong những sự kiện hành thích nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc.
Vậy, câu hỏi đặt ra rằng, vì sao khi bị Kinh Kha truy đuổi trên điện, Tần Thủy Hoàng lại không lập tức rút ngay thanh kiếm mang bên mình để xử lý thích khách?
Đặc biệt, phát hiện khảo cổ này còn tiết lộ nguyên nhân then chốt giúp nhà Tần có thể thống trị thiên hạ cách đây hơn 2.000 năm.
Cụ thể, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một số thanh kiếm bằng đồng sắc bén, mỏng, dài và nhọn ở trong một hố chôn có tượng binh sĩ và ngựa làm bằng đất nung. Những thanh kiếm cổ này có chiều dài từ 81 – 94,8 cm.
Vì chiều dài của các thanh kiếm được tìm thấy nên các chuyên gia suy đoán kiếm của Tần Thủy Hoàng phải dài gần 1 m.
Dưới sự truy đuổi của Kinh Kha, Tần Thủy Hoàng quả thực rất khó để rút một thanh kiếm dài như vậy một cách nhanh chóng. Do đó, chi tiết Tần Thủy Hoảng bỏ chạy do khó rút kiếm được sử gia Tư Mã Thiên ghi lại trong Sử ký là tương đối chính xác.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nếu một thanh kiếm dài như vậy không có lợi cho việc rút ra thì nó có thực sự là vũ khí của Tần Thủy Hoàng?
Vì vậy, một số học giả cho rằng một số thanh kiếm đồng được khai quật trong hố chôn binh sĩ đất nung có thể chỉ là biểu tượng của địa vị và quyền lực. Nếu đúng như vậy, những thanh kiếm này không thể giúp giải quyết bí ẩn về việc Tần Thủy Hoàng không thể rút kiếm một cách bình thường trong vụ ám sát của Kinh Kha.
Tuy nhiên, sau đó, tại hố số 1 về tượng binh sĩ đất nung ở gần lăng mộ Tần Thủy Hoàng ở Thiểm Tây, các nhà khảo cổ đã khai quật được 5 thanh kiếm hoàn chỉnh có chiều dài từ 88 – 91 cm. Trong số này, có một thanh kiếm bằng đồng rất tốt. Nó được đeo ở trên thân của một bức tượng. Điều này cho thấy thanh kiếm đồng dài như vậy không phải là vật trang trí.
Kiếm thường được đeo ở thắt lưng của người dùng. Do đó, việc Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế có chiều cao vượt trội hơn 1m9 (theo ghi chép trong "Thái Bình ngự lãm" đời nhà Tống), sử dụng thanh kiếm dài như vậy là hoàn toàn có khả năng.
Mặt khác, 5 thanh kiếm đồng được tìm thấy đều là vũ khí của binh sĩ, không phải của tướng lĩnh. Với chiều dài từ 88 – 91 cm, rõ ràng những thanh kiếm này vượt trội hơn so với vũ khí của các tướng sĩ lục quốc.
Thứ nhất, chiều dài của những thanh kiếm đồng của nước Tần vượt trội hơn so với 6 quốc gia còn lại thời Chiến Quốc là do nghề đúc đồng, rèn vũ khí của quốc gia này vượt trội hơn. Điều này cũng chứng tỏ vũ khí của binh sĩ nước Tần có hiệu quả chiến đầu cao hơn. Sở dĩ nước Tần của Tần Thủy Hoàng có thể thống nhất lục quốc vì họ có lợi thế về công nghệ và vũ khí bằng đồng.
Thứ hai, ngoài kiếm đồng, các nhà khảo cổ còn tìm thấy nhiều loại vũ khí khác như kích, cung tên... Điều này cho mấy quy mô sản xuất vũ khí của nhà Tần là rất lớn. Mỗi binh sĩ đều được trang bị nhiều loại vũ khí, từ đó tăng hiệu quả chiến đấu.
Thứ ba, đeo một thanh kiếm dài như vậy rõ ràng không phải là vật trang trí và đây phải là vũ khí mà các binh sĩ có thể sử dụng khi tham chiến. Theo các chuyên gia, nhiều khả năng những thanh kiếm dài này được chế tác cho các binh sĩ có chiều cao vượt trội. Thực tế, chiều cao của các binh sĩ đất nung là khoảng 1m8. Do đó, dựa theo ghi chép trong sử sách cùng những phát hiện khảo cổ, chiều cao của hoàng đế Tần Thủy Hoàng cũng có thể vượt trội hơn so với người bình thường.
Với những lợi thế này, rõ ràng, việc Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế có tham vọng và tầm nhìn xa trông rộng, đánh bại lục quốc, thống nhất thiên hạ là điều đã trở thành hiện thực và được sử sách ghi nhận.
Bài viết tham khảo nguồn: Sohu, 163, Baidu
Ông được sử sách mô tả là một vị hoàng đế *******, người bị ám ảnh bởi các vụ ám sát. Tuy nhiên, Tần Thủy Hoàng cũng được xem là một nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa trông rộng, tiêu diệt các thế lực chia rẽ để thành lập nhà nước tập trung đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.
Tần Thủy Hoàng trị vì 37 năm, trong đó ông xưng vương 25 năm, xưng đế 12 năm và qua đời vì bệnh vào năm 210 TCN.
Cuộc đời của Tần Thủy Hoàng luôn là đề tài hấp dẫn các sử gia và các nhà làm phim. Một trong những chi tiết hấp dẫn hậu thế chính là vụ Kinh Kha liều lĩnh hành thích Tần Thủy Hoàng.
Lúc bấy giờ, Phàn Ư Kỳ, một vị tướng Tần, người từng bị thất sủng với vua Tần, là môn khách của Thái tử Đan. Tần Thủy Hoàng rất giận vị tướng này và muốn lấy đầu của ông. Sau khi biết được điều này, Phàn Ư Kỳ đã ****** để tạo cơ hội cho Kinh Kha ám sát Tần Thủy Hoàng. Ngoài cái đầu của Phàn Ư Kỳ, Kinh Kha còn mang theo bản đồ của nước Yên để có cơ hội tiếp cận Tần Thủy Hoàng.
Đi cùng với Kinh Kha vào trong điện diện kiến Tần Thủy Hoàng còn có Tần Vũ Dương. Hai người bí mật mang theo một thanh chủy thủ (một thanh kiếm ngắn giống như dao găm) có tẩm thuốc độc được giấu trong cuốn bản đồ. Theo đó, Tần Vũ Dương cầm bản đồ, còn Kinh Kha mang đầu của Phàn Ư Kỳ.
Trong Thích khách liệt truyện, Tư Mã thiên đã mô tả cảnh hành thích nổi tiếng này như sau. Cụ thể, khi vào đến nơi, Tần Vũ Dương hoảng sợ nên Kinh Kha đã cầm lấy bản đồ trong tay người này để dâng nộp cho Tần Thủy Hoàng. Khi từ từ mở cuốn bản đồ, Kinh Kha vội cầm chủy thủ đã được chuẩn bị từ trước. Tần Thủy Hoàng (khi đó là Tần Vương) nhìn thấy nên giật mình.
Kinh Kha đuổi theo quyết giết chết Tần Thủy Hoàng. Kết quả, Tần Thủy Hoàng được các quan hầu trong điện nhắc nên liền rút bảo kiếm sau lưng ra chém Kinh Kha bị thương ở tay. Khi biết nhiệm vụ hành thích không thể hoàn thành nên Kinh Kha đã ném mạnh thanh chủy thủ vào người Tần Thủy Hoàng nhưng lại trúng cái cột đồng. Cuối cùng, quân lính của Tần Thủy Hoàng kịp thời xông vào giết chết Kinh Kha.
Kết thúc vụ ám sát này, Kinh Kha và Tần Vũ Dương đều bị giết. Vì vụ việc này, Tần Thủy Hoàng nổi giận quyết định tấn công nước Yên. Đến năm 222 TCN, nước Yên bị nước Tần tiêu diệt hoàn toàn.
Dù không thành công nhưng vụ Kinh Kha liều lĩnh ám sát Tần Thủy Hoàng vẫn được coi là một trong những sự kiện hành thích nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc.
Hé mở bí ẩn thanh kiếm của Tần Thủy Hoàng
Đáp án cho câu hỏi này được hé mở sau hơn 2.000 năm xảy ra vụ ám sát. Theo đó, trong một cuộc khai quật vào năm 1974, các nhà khảo cổ đã tìm thấy thanh kiếm thời Tần Thủy Hoàng trị vì. Cổ vật này phần nào đã giúp giải mã bí ẩn về vụ ám sát Tần Thủy Hoàng của Kinh Kha.Đặc biệt, phát hiện khảo cổ này còn tiết lộ nguyên nhân then chốt giúp nhà Tần có thể thống trị thiên hạ cách đây hơn 2.000 năm.
Cụ thể, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một số thanh kiếm bằng đồng sắc bén, mỏng, dài và nhọn ở trong một hố chôn có tượng binh sĩ và ngựa làm bằng đất nung. Những thanh kiếm cổ này có chiều dài từ 81 – 94,8 cm.
Vì chiều dài của các thanh kiếm được tìm thấy nên các chuyên gia suy đoán kiếm của Tần Thủy Hoàng phải dài gần 1 m.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nếu một thanh kiếm dài như vậy không có lợi cho việc rút ra thì nó có thực sự là vũ khí của Tần Thủy Hoàng?
Vì vậy, một số học giả cho rằng một số thanh kiếm đồng được khai quật trong hố chôn binh sĩ đất nung có thể chỉ là biểu tượng của địa vị và quyền lực. Nếu đúng như vậy, những thanh kiếm này không thể giúp giải quyết bí ẩn về việc Tần Thủy Hoàng không thể rút kiếm một cách bình thường trong vụ ám sát của Kinh Kha.
Tuy nhiên, sau đó, tại hố số 1 về tượng binh sĩ đất nung ở gần lăng mộ Tần Thủy Hoàng ở Thiểm Tây, các nhà khảo cổ đã khai quật được 5 thanh kiếm hoàn chỉnh có chiều dài từ 88 – 91 cm. Trong số này, có một thanh kiếm bằng đồng rất tốt. Nó được đeo ở trên thân của một bức tượng. Điều này cho thấy thanh kiếm đồng dài như vậy không phải là vật trang trí.
Mặt khác, 5 thanh kiếm đồng được tìm thấy đều là vũ khí của binh sĩ, không phải của tướng lĩnh. Với chiều dài từ 88 – 91 cm, rõ ràng những thanh kiếm này vượt trội hơn so với vũ khí của các tướng sĩ lục quốc.
Vì sao Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ?
Từ những phát hiện khảo cổ về vũ khí của đội quân đất nung gần lăng mộ Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ có thể đưa ra ba kết luận.Thứ nhất, chiều dài của những thanh kiếm đồng của nước Tần vượt trội hơn so với 6 quốc gia còn lại thời Chiến Quốc là do nghề đúc đồng, rèn vũ khí của quốc gia này vượt trội hơn. Điều này cũng chứng tỏ vũ khí của binh sĩ nước Tần có hiệu quả chiến đầu cao hơn. Sở dĩ nước Tần của Tần Thủy Hoàng có thể thống nhất lục quốc vì họ có lợi thế về công nghệ và vũ khí bằng đồng.
Thứ hai, ngoài kiếm đồng, các nhà khảo cổ còn tìm thấy nhiều loại vũ khí khác như kích, cung tên... Điều này cho mấy quy mô sản xuất vũ khí của nhà Tần là rất lớn. Mỗi binh sĩ đều được trang bị nhiều loại vũ khí, từ đó tăng hiệu quả chiến đấu.
Với những lợi thế này, rõ ràng, việc Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế có tham vọng và tầm nhìn xa trông rộng, đánh bại lục quốc, thống nhất thiên hạ là điều đã trở thành hiện thực và được sử sách ghi nhận.
Bài viết tham khảo nguồn: Sohu, 163, Baidu