Các hãng laptop gaming đang đánh lừa chúng ta, tại sao chẳng ai quan tâm?

Đã đầu tư laptop gaming, thứ các anh em quan tâm nhất chắc chắn là cấu hình, cấu hình càng khủng chơi game càng "phê". Thế nhưng, một điều ít ai biết là những chiếc laptop gaming của các hãng khác nhau có thể có hiệu năng khác nhau dù dùng CPU, GPU giống nhau.
Các hãng laptop gaming đang đánh lừa chúng ta, tại sao chẳng ai quan tâm?
AMD và NVIDIA cho phép các nhà sản xuất laptop như Dell Alienware, Acer Nitro, Asus ROG, MSI, Razer chọn lượng điện năng cung cấp cho GPU trong một khoảng phạm vi và đó là một điều tốt. Những chiếc laptop phục vụ nhiều mục đích khác nhau, và nó chỉ có ý nghĩa khi phù hợp với nhiều thiết kế khác nhau. Vấn đề là sự khác biệt về sức mạnh đó có thể gây ra tổn thất lớn đối với hiệu năng và cũng chẳng có bất kỳ sự giám sát chặt chẽ nào để buộc các nhà sản xuất laptop phải ghi rõ ràng thông số điện năng mà GPU bên trong đang sử dụng.

Vấn đề​

Chuyện khó tin nhưng có thật: hai chiếc laptop có thông số kỹ thuật giống hệt nhau lại có thể chênh lệch tới 20% về hiệu năng chơi game. Ví dụ điển hình là MSI Creator Z17 và Lenovo Legion 5i Pro – 2 chiếc laptop đều được trang bị CPU Intel Core i7-12700H và GPU RTX 3070 Ti Laptop. Trong 3DMark Time Spy, cỗ máy Lenovo lại nhanh hơn tới 21,6%.
Các hãng laptop gaming đang đánh lừa chúng ta, tại sao chẳng ai quan tâm?
Hãy nhớ rằng, trên giấy tờ, 2 chiếc máy này có thông số kỹ thuật giống hệt nhau. Thực tế, phiên bản RTX 3070 Ti laptop có thể hoạt động trong khoảng công suất từ 80W đến 125W. MSI Creator Z17 có công suất tối đa 90W, trong khi Lenovo Legion 5i Pro thì "đụng nóc". Rõ ràng, điều đó đã ảnh hưởng đến hiệu năng của thiết bị.
Vấn đề này không chỉ xuất hiện trong quá trình so sánh những chiếc laptop cho người dùng sáng tạo nội dung với các laptop chơi game. Razer Blade 17 và MSI GE76 Raider đều là những chiếc laptop được trang bị RTX 3080 Ti. Cả 2 đều cho thấy sự khác biệt lớn trong Assassin’s Creed Valhalla khi cỗ máy của MSI mạnh mẽ hơn khoảng 14%.
Các hãng laptop gaming đang đánh lừa chúng ta, tại sao chẳng ai quan tâm?
Những cỗ máy này được trang bị CPU hơi khác nhau, cụ thể là Intel Core i7-12800H trên Razer Blade 17 trong khi MSI GE76 Raider lại là Intel Core i9-12900HK. Tuy vậy, thử nghiệm của Digital Trends được thực hiện trên tựa game Assassin's Creed Valhalla, vốn phụ thuộc mạnh mẽ vào GPU.
Sự khác biệt về hiệu năng là một chuyện, nhưng khoảng công suất lại là một điều đặc biệt nghiêm trọng. NotebookCheck nhận thấy rằng GPU RTX 3070 laptop đặt ở mức công suất cao có thể hoạt động tốt hơn RTX 3070 Ti công suất thấp. Hãy tưởng tượng đến việc bạn chi thêm tiền để có RTX 3070 Ti nhưng rồi lại phát hiện ra rằng nó hoạt động tệ hơn so với RTX 3070 rẻ hơn.
Nếu muốn hiểu rõ hơn, hãy xem benchmark 3DMark Fire Strike giữa Gigabyte Aero 16 và Lenovo Legion 5i Pro. Sự khác biệt giữa chúng rơi vào khoảng 9%. Điều này đặc biệt quan trọng khi xét đến việc cỗ máy của Lenovo có GPU RTX 3070 Ti và Gigabyte lại sở hữu RTX 3080 Ti. Hơn nữa, cỗ máy của Lenovo cũng có bộ xử lý chậm hơn.
Các hãng laptop gaming đang đánh lừa chúng ta, tại sao chẳng ai quan tâm?
NVIDIA yêu cầu các nhà sản xuất laptop liệt kê lượng điện năng phân bổ cho GPU, ít nhất là trên lý thuyết. Nhưng hiện tại, chẳng ai có thể biết rõ giới hạn năng lượng của Lenovo Legion 5i Pro hoặc Razer Blade 17 vì đơn giản chỉ là những công ty laptop không liệt kê thông tin này.

Đặt tên cho nó​

Với việc ra mắt GPU di động RTX 30-series, NVIDIA đã bỏ thương hiệu Max-Q và Max-P. Những cái tên này ban đầu được tạo ra để lưu ý mức năng lượng cho phép của GPU, với Max-Q đánh dấu các tùy chọn công suất thấp nhất. Thương hiệu này giờ đã không còn, nhưng tinh thần của Max-Q thì vẫn còn rất nhiều.
Các hãng laptop gaming đang đánh lừa chúng ta, tại sao chẳng ai quan tâm?
Đương nhiên, đó là một vấn đề khi người mua laptop phát hiện ra rằng card đồ họa bên trong không được "thả xích" để có hiệu suất tốt nhất. NVIDIA đã bắt đầu yêu cầu các nhà sản xuất laptop liệt kê TGP (Total Graphics Power: Tổng công suất đồ họa), như một thông số kỹ thuật vào hồi tháng 2/2021. Nhưng đến nay, một số nhà sản laptop vẫn từ chối đề cập đến nó.
MSI, Asus và Gigabyte liệt kê rõ ràng TGP trên các sang sản phẩm laptop. Dell cũng liệt kê chúng, dù chúng nằm trong một trang riêng biệt mà bạn chỉ có thể truy cập qua một nút bấm trên trang sản phẩm. Dẫu thế, điều đó vẫn không tệ bằng Razer, Acer và Lenovo, những công ty hoàn toàn không liệt kê TGP bất chấp các yêu cầu của NVIDIA.
Các hãng laptop gaming đang đánh lừa chúng ta, tại sao chẳng ai quan tâm?
Về cơ bản, nhiệt độ chính là yếu tố quyết định lượng điện năng mà GPU có thể lấy được và điều đó cho thấy tại sao một số cỗ máy tận dụng được nhiều khoảng trống hơn trong khi những máy khác thì không. Nhưng vấn đề vẫn còn tồn tại ở đó. Khi RTX 3070 Ti có thể hoạt động tốt hơn RTX 3080 Ti trong laptop, đã đến lúc chúng ta cần phải xem xét kỹ lưỡng ngay từ đầu.

Quay lại vấn đề từ đầu​

Các hãng laptop gaming đang đánh lừa chúng ta, tại sao chẳng ai quan tâm?
Dẫu không có giải pháp, nhưng tất cả chúng ta đều không muốn “sống chung với lũ” và cần một số ý tưởng để tìm hướng giải quyết. Về cơ bản, tốt nhất là bạn nên chú ý đến TGP trong bảng thông số kỹ thuật. Yêu cầu này không phải lúc nào cũng đúng và AMD cũng như NVIDIA cần phải thực thi nó tốt hơn trên diện rộng.
Tùy chọn khác là giới thiệu lại Max-Q cùng với quá trình xây dựng thương hiệu thực sự ý nghĩa. Có thể thay vì Max-Q, các chiếc card công suất thấp nên được ghi chú bằng “LP”, hoặc cũng có thể kết hợp một số quy ước đặt tên CPU với hậu tố “U” mà Intel từng làm. Đằng nào cách đặt tên của các hãng máy tính cũng quá là khó nhớ, thêm chút nữa có là sao!
Nguồn: Digital Trends
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top