Khi laptop bị lỗi hoặc hỏng hẳn màn hình, không phải trường hợp nào cũng phải thay màn mới. Có nhiều lỗi trên màn hình laptop vẫn có thể sửa được hoặc cũng có nhiều trường hợp không phải màn hình bị lỗi mà do tác động từ các phần khác như cáp màn hình, vỏ máy, card màn hình rời trên main hoặc do mainboard laptop bị làm màn hình laptop không lên hoặc nhiễu hình, nhòe hình vv...
Trong bài viết này, kỹ thuật viên trung tâm sửa chữa laptop Hoàng Dương (hdlaptop.com.vn) ở Hà Nội sẽ hướng dẫn một số trường hợp lỗi màn hình laptop có thể sửa để bạn có thể tự kiểm tra, loại trừ hoặc ít nhất có thể định hình được phương án sửa chữa thay thế trước khi mang laptop đi sửa ở các trung tâm.
Trước khi phân tích từng bệnh của màn hình, bạn cần tham khảo cấu tạo của màn hình laptop để hiểu từng bộ phận của màn hình laptop. Bức ảnh dưới đây là các lớp trên một chiếc màn hình LED mỏng, loại màn hình phổ biến nhất trên laptop hiện nay.
Khi gặp trường hợp này, tỷ lệ cao là do đứt gãy một vài sợi cáp của bó cáp kết nối từ bo mạch chủ lên màn hình. Nếu may mắn thì chỉ bị lỏng cáp màn hình ở chỗ cắm phía sau màn hình hoặc ở chân cắm phía dưới main.
Cách sửa chữa: Để tiện xử lý, thông thường chúng ta sẽ thử từ phần dễ trước. Tháo màn hình ra và rút dây cáp kết nối ra, lấy bàn chải đánh răng cọ qua chân cáp (nếu nhúng cồn hoặc nước rửa mạch chuyên dụng thì càng tốt) rồi cắm lại, bật máy xem màn hình đã bình thường chưa, nếu chưa được thì chúng ta lắp màn hình lại như cũ và tiếp tục.
Cắm lại phần đầu cáp tiếp xúc với bo mạch chủ (mainboard). Để làm được bước này, yêu cầu bạn phải biết tháo máy, phải tháo toàn bộ phần bên dưới máy ra đến khi nhìn thấy chỗ cắm cáp màn hình vào main laptop thì tiến hành thử.
Nếu lắp lại cáp màn hình rồi mà chưa được thì cần thiết phải có một chiếc cáp màn hình cùng loại để tiến hành thay thử. Đến bước này, chắc các bạn phải mang qua nơi sửa chữa laptop uy tín để nhờ họ kiểm tra cho mình rồi. Nếu thử cáp mà ok thì giá vẫn rẻ hơn giá thay màn hình rất nhiều.
Chú ý: trong trường hợp màn hình cũng bị nhòe, nhưng lay đi lay lại màn hình không có biểu hiện gì thay đổi thì đây lại là một bệnh hoàn toàn khác. Nó có thể là lỗi màn hình, lỗi card màn hình (VGA) trên main laptop.
Trường hợp 2: Màn hình laptop bị ố, mốc, đốm sáng trắng ở sâu bên trong màn hình
Đây là hiện tượng lớp lót phía trong màn hình bị ẩm mốc, bị thủng… Nếu là những vết ố nhỏ hoặc mốc mờ mờ phía trong màn thì chỉ gây cho người dùng sự khó chịu nhẹ, nhưng màn vẫn sử dụng bình thường, không ảnh hưởng quá nhiều. Nhưng khi những vết mốc, vết ố loang to dần thì nhiều người đã muốn vứt đi, thay ngay màn hình mới. Rất may cho bạn là biểu hiện này của màn hình hoàn toàn có thể sửa chữa được mà không cần phải thay màn hình mới nhé.
Nếu tìm được nơi sửa chữa laptop có tay nghề cao thì họ hoàn toàn có thể bóc tách màn hình laptop của bạn ra và thay lớp lót phía bên trong màn hình là màn của bạn lại sáng đẹp như thường, chi phí sửa chỉ bằng 1/3 so với cho phí thay màn hình mới, và chất lượng thì vẫn là màn hình zin của bạn chỉ là bóc ra thay lớp lót phản quang phía bên trong mà thôi. Tấm màn hình và độ phân giải màn hình của bạn không hề thay đổi gì. Chỉ có điều quá trình thay lót màn hình có thể phát sinh rủi ro, dẫn đến màn hình có thể lỗi hoàn toàn không thể sửa chữa được nữa, cũng không thể trả lại hiện trạng ban đầu của nó.
Trường hợp 3: Màn hình laptop bị tối mờ, nhìn kỹ vẫn thấy chữ
Biểu hiện: Màn hình bị mờ, vẫn thấy tiếng máy chạy khởi động lên Windows bình thường, nhìn nghiêng hoặc soi đèn vào màn hình mới thấy chữ hiển thị mờ mờ.
Nguyên nhân:
• Đèn cao áp bị hỏng hoặc đứt dây, bo mạch cao áp chết (đối với những máy đời Core 2 dual trở về trước).
• Dây đèn LED chiếu sáng nằm trong màn hình hỏng
• Chết bo mạch cao áp phía mặt sau của màn hình công nghệ LED.
• Cáp màn hình đứt
• Mất nguồn điện từ bo mạch laptop cấp lên màn hình
Cách sửa chữa:
Nếu hỏng đèn hoặc vỉ cao áp thì thay vỉ cao áp rời hoặc chế đèn khác. Thông thường các thợ sẽ lấy lại những đèn cũ của các màn hình bị vỡ chứ không có đèn sản xuất mới.
Nếu hỏng dây cao áp LED thì phải thay dây LED trong màn hình
Độ hoặc sửa bo mạch cao áp nếu máy bị lỗi ở mạch cao áp sau màn hình.
Nếu máy lỗi cáp thì phải thay cáp mới
Bị lỗi ở main laptop thì phải sửa main, kiểm tra sửa chữa phần nguồn trên main để cấp lại điện đủ cho màn hình laptop hoạt động.
Trường hợp 4: Màn hình laptop bị sọc dọc
Công nghệ bây giờ đã hiện đại hơn ngày trước rất nhiều. Những thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM… hiện đã có máy ép sọc màn hình, có thể xử lý được lỗi màn hình bị sọc do hở bẹ cáp kết nối từ bảng mạch điều khiển của màn hình lên tấm màn hình (panel) nhưng chi phí sửa cũng rất cao, ước chừng cũng gần ngang với thay một cái màn cũ mà dùng tốt nên cũng ít người sử dụng dịch vụ này. Nếu sọc do lỗi panel thì màn hình cũng bỏ đi luôn.
Trường hợp 5: Màn hình laptop bị những sọc chéo mờ mờ như dạng mưa chéo đều trước màn hình.
Lỗi này khiến độ hiển thị của màn hình bị kém đi rất nhiều, gây khó chịu cho người sử dụng nhưng cũng có thể sửa được mà không cần phải thay mới. Tuy nhiên, sửa lỗi này có độ rủi ro rất cao vì không khéo tay sẽ làm vỡ panel của màn hình ngay lập tức, nên bạn không thể tự sửa chữa tại nhà.
Đối với những người thợ, họ sẽ bóc lớp dán ở mặt trước panel của màn hình ra, thay một miếng dán mới là màn hình lại hiển thị đẹp, hết ngay những "cơn mưa phùn hoặc nặng hạt" trên màn hình, chi phí sửa khoảng 350 – 500k tùy từng chỗ.
- Màn hình bị sọc ngang (do lỗi panel – bộ phận quan trọng nhất của màn hình).
- Màn hình bị va chạm, chảy mực loang đen ở trong panel màn hình (có một số công nghệ sửa được nhưng không bền, và chi phí cũng rất cao).
- Màn hình bị nhòe và chớp chớp giật giật.
- Màn hình có điểm chết, đốm đen hoặc trắng ngay phía ngoài panel.
Trong bài viết này, kỹ thuật viên trung tâm sửa chữa laptop Hoàng Dương (hdlaptop.com.vn) ở Hà Nội sẽ hướng dẫn một số trường hợp lỗi màn hình laptop có thể sửa để bạn có thể tự kiểm tra, loại trừ hoặc ít nhất có thể định hình được phương án sửa chữa thay thế trước khi mang laptop đi sửa ở các trung tâm.
Trước khi phân tích từng bệnh của màn hình, bạn cần tham khảo cấu tạo của màn hình laptop để hiểu từng bộ phận của màn hình laptop. Bức ảnh dưới đây là các lớp trên một chiếc màn hình LED mỏng, loại màn hình phổ biến nhất trên laptop hiện nay.
Các trường hợp lỗi màn hình có thể sửa được
Trường hợp 1: Màn hình bị nhòe, bị sọc dọc khi cầm phía trên màn hình lay đi lay lại thì lúc được lúc không. Màn hình có sáng mà không thấy chữ, không hiển thị gì.Khi gặp trường hợp này, tỷ lệ cao là do đứt gãy một vài sợi cáp của bó cáp kết nối từ bo mạch chủ lên màn hình. Nếu may mắn thì chỉ bị lỏng cáp màn hình ở chỗ cắm phía sau màn hình hoặc ở chân cắm phía dưới main.
Cách sửa chữa: Để tiện xử lý, thông thường chúng ta sẽ thử từ phần dễ trước. Tháo màn hình ra và rút dây cáp kết nối ra, lấy bàn chải đánh răng cọ qua chân cáp (nếu nhúng cồn hoặc nước rửa mạch chuyên dụng thì càng tốt) rồi cắm lại, bật máy xem màn hình đã bình thường chưa, nếu chưa được thì chúng ta lắp màn hình lại như cũ và tiếp tục.
Nếu lắp lại cáp màn hình rồi mà chưa được thì cần thiết phải có một chiếc cáp màn hình cùng loại để tiến hành thay thử. Đến bước này, chắc các bạn phải mang qua nơi sửa chữa laptop uy tín để nhờ họ kiểm tra cho mình rồi. Nếu thử cáp mà ok thì giá vẫn rẻ hơn giá thay màn hình rất nhiều.
Chú ý: trong trường hợp màn hình cũng bị nhòe, nhưng lay đi lay lại màn hình không có biểu hiện gì thay đổi thì đây lại là một bệnh hoàn toàn khác. Nó có thể là lỗi màn hình, lỗi card màn hình (VGA) trên main laptop.
Trường hợp 2: Màn hình laptop bị ố, mốc, đốm sáng trắng ở sâu bên trong màn hình
Đây là hiện tượng lớp lót phía trong màn hình bị ẩm mốc, bị thủng… Nếu là những vết ố nhỏ hoặc mốc mờ mờ phía trong màn thì chỉ gây cho người dùng sự khó chịu nhẹ, nhưng màn vẫn sử dụng bình thường, không ảnh hưởng quá nhiều. Nhưng khi những vết mốc, vết ố loang to dần thì nhiều người đã muốn vứt đi, thay ngay màn hình mới. Rất may cho bạn là biểu hiện này của màn hình hoàn toàn có thể sửa chữa được mà không cần phải thay màn hình mới nhé.
Nếu tìm được nơi sửa chữa laptop có tay nghề cao thì họ hoàn toàn có thể bóc tách màn hình laptop của bạn ra và thay lớp lót phía bên trong màn hình là màn của bạn lại sáng đẹp như thường, chi phí sửa chỉ bằng 1/3 so với cho phí thay màn hình mới, và chất lượng thì vẫn là màn hình zin của bạn chỉ là bóc ra thay lớp lót phản quang phía bên trong mà thôi. Tấm màn hình và độ phân giải màn hình của bạn không hề thay đổi gì. Chỉ có điều quá trình thay lót màn hình có thể phát sinh rủi ro, dẫn đến màn hình có thể lỗi hoàn toàn không thể sửa chữa được nữa, cũng không thể trả lại hiện trạng ban đầu của nó.
Trường hợp 3: Màn hình laptop bị tối mờ, nhìn kỹ vẫn thấy chữ
Biểu hiện: Màn hình bị mờ, vẫn thấy tiếng máy chạy khởi động lên Windows bình thường, nhìn nghiêng hoặc soi đèn vào màn hình mới thấy chữ hiển thị mờ mờ.
Nguyên nhân:
• Đèn cao áp bị hỏng hoặc đứt dây, bo mạch cao áp chết (đối với những máy đời Core 2 dual trở về trước).
• Dây đèn LED chiếu sáng nằm trong màn hình hỏng
• Chết bo mạch cao áp phía mặt sau của màn hình công nghệ LED.
• Cáp màn hình đứt
• Mất nguồn điện từ bo mạch laptop cấp lên màn hình
Cách sửa chữa:
Nếu hỏng đèn hoặc vỉ cao áp thì thay vỉ cao áp rời hoặc chế đèn khác. Thông thường các thợ sẽ lấy lại những đèn cũ của các màn hình bị vỡ chứ không có đèn sản xuất mới.
Nếu hỏng dây cao áp LED thì phải thay dây LED trong màn hình
Độ hoặc sửa bo mạch cao áp nếu máy bị lỗi ở mạch cao áp sau màn hình.
Nếu máy lỗi cáp thì phải thay cáp mới
Bị lỗi ở main laptop thì phải sửa main, kiểm tra sửa chữa phần nguồn trên main để cấp lại điện đủ cho màn hình laptop hoạt động.
Trường hợp 4: Màn hình laptop bị sọc dọc
Trường hợp 5: Màn hình laptop bị những sọc chéo mờ mờ như dạng mưa chéo đều trước màn hình.
Lỗi này khiến độ hiển thị của màn hình bị kém đi rất nhiều, gây khó chịu cho người sử dụng nhưng cũng có thể sửa được mà không cần phải thay mới. Tuy nhiên, sửa lỗi này có độ rủi ro rất cao vì không khéo tay sẽ làm vỡ panel của màn hình ngay lập tức, nên bạn không thể tự sửa chữa tại nhà.
Đối với những người thợ, họ sẽ bóc lớp dán ở mặt trước panel của màn hình ra, thay một miếng dán mới là màn hình lại hiển thị đẹp, hết ngay những "cơn mưa phùn hoặc nặng hạt" trên màn hình, chi phí sửa khoảng 350 – 500k tùy từng chỗ.
Những trường hợp cần phải thay màn hình mới
Các trường hợp lỗi ở panel màn hình sau đây không thể sửa và phải thay màn hình mới vì panel là bộ phận quan trọng và có giá trị nhất trên màn hình laptop. Nếu thay panel thì chi phí không khác gì thay màn hình khác cả.- Màn hình bị sọc ngang (do lỗi panel – bộ phận quan trọng nhất của màn hình).
- Màn hình bị va chạm, chảy mực loang đen ở trong panel màn hình (có một số công nghệ sửa được nhưng không bền, và chi phí cũng rất cao).
- Màn hình bị nhòe và chớp chớp giật giật.
- Màn hình có điểm chết, đốm đen hoặc trắng ngay phía ngoài panel.