VNR Content
Pearl
Trước khi một trong những cuộc xung đột tồi tệ nhất trong lịch sử loài người đi đến hồi kết, các nhà khoa học Đức đã lọt vào tầm ngắm của Mỹ: họ bị bắt và đưa sang nơi đất khách quê người trong một dự án bí mật gọi là “Chiến dịch Kẹp giấy”.
Tuy nhiên, mục đích của phía Mỹ không phải là xét xử các nhà khoa học này vì tội ác chiến tranh; thay vào đó, họ được xem là những “tài sản” tiềm năng nhằm giúp Mỹ phát triển nhiều chương trình công nghệ siêu bí mật, và quan trọng hơn là giảm thiểu mối đe doạ ngày càng tăng đến từ Liên bang Soviet, quốc gia cũng đang có kế hoạch làm điều tương tự.
Dù một vài trong số các nhà khoa học nói trên có quá khứ tương đối đen tối. Nhưng theo Tổng thống Mỹ thời đó là Truman, thì “đây là điều phải làm và đã được hoàn thành”.
Hãy cùng VNReview điểm qua một số thành tựu công nghệ đáng chú ý nhất mà chương trình này mang lại cho nước Mỹ, và tìm hiểu tại sao “Chiến dịch Kẹp giấy” từ trước đến nay vẫn luôn là một trong những chương trình gây tranh cãi nhất mọi thời đại mà chính phủ một quốc gia từng thực hiện.
Chiến dịch Kẹp giấy là gì?
Trong những ngày cuối của Chiến tranh Thế giới II, quân Đồng Minh đã làm mọi thứ có thể để thâu tóm càng nhiều nghiên cứu quân sự, khoa học và công nghệ càng tốt. Khi quân đội các nước tiến về Berlin, nhiều nhóm bí mật gồm các binh sỹ không tham chiến cũng nhanh chóng trà trộn vào đám đông nhằm tìm kiếm và thu giữ những thứ mà họ xem là có giá trị về sau.
Tất nhiên, Mỹ và Anh không phải hai quốc gia suy tính đến vấn đề này. Liên bang Soviet cũng tích cực thu thập công nghệ và nghiên cứu của Đức Quốc xã trong suốt giai đoạn cuối của cuộc chiến. Từ khoảng năm 1946, Liên bang Soviet đã lôi kéo hơn 2.200 chuyên gia Đức cùng gia đình họ trong chiến dịch Osoaviakhim - có thông tin cho rằng mọi thứ chỉ diễn ra trong vỏn vẹn một ngày duy nhất.
Trong khi đó, một nhóm các đặc vụ của quân Đồng Minh mang tên Combined Intelligence Objectives Subcommittee (CIOS) đã tịch thu, bắt và tra tấn các nhà khoa học và kỹ sư Đức khi chiếm đóng các cơ sở nghiên cứu.
Một trong những mẫu vật tình báo hữu ích nhất thu thập được trong chiến dịch này là tập tài liệu “Osenberg List” (Danh sách Osenberg). Tài liệu này có chứa tên tuổi và thông tin chi tiết của từng nhà khoa học, kỹ sư, và kỹ thuật viên, được tập hợp theo lệnh của Hitler khi ông chính thức triệu tập các nhà khoa học, kỹ sư và kỹ thuật viên từ chiến trường về làm việc trong các bộ phận nghiên cứu nhằm hỗ trợ cho tiền tuyến vào năm 1943.
Tại thời điểm đó, Chiến dịch Barbarossa của Đức nhằm xâm chiếm Liên bang Soviet đã thất bại. Điều này khiến Đức mất đi một lượng lớn tài nguyên, nhân lực, và nguyên vật liệu, từ đó đặt quốc gia này trước nguy cơ không kịp chuẩn bị khi Soviet phản công.
Nhanh chóng nhận ra tình hình, quân đội Đức quyết định lập ra một kế hoạch để tăng cường hàng rào phòng thủ bằng bất kỳ giá nào - bao gồm thông qua cải tiến công nghệ. Nhưng những chuyên gia được trọng dụng trong kế hoạch này cần phải được chọn lọc để đáp ứng những tiêu chuẩn về chính trị và ý thức hệ. Do đó, Werner Osenberg (một chuyên gia trong Hiệp hội Nghiên cứu Quốc phòng của Hitler) đã được giao trọng trách lên danh sách những bộ óc tiềm năng và vĩ đại bậc nhất trên toàn nước Đức, tập trung vào những người có tư tưởng tương đồng với chính quyền phát xít.
Như vậy, Danh sách Osenberg đã ra đời.
Vào tháng 3/1945, một kỹ thuật viên phòng thí nghiệm người Phần Lan tại Đại học Bonn đã tìm thấy nhiều mảnh của danh sách này mắc kẹt trong một nhà vệ sinh. Chúng cuối cùng đến tay các đặc vụ MI6 tại Vương quốc Anh trước khi được chia sẻ với các tình báo viên Mỹ. Đây là một tài liệu mà về sau dẫn đến một trong những chương trình chính phủ tuyệt mật bậc nhất trong lịch sử - “Chiến dịch Kẹp giấy”.
Ban đầu được gọi là “Chiến dịch Mây phủ” (Operation Overcast), chương trình này đã đưa khoảng 1.600 nhà khoa học Đức và gia đình họ đến Mỹ để phục vụ cho quốc gia hùng mạnh nhất thế giới này.
Trên thực tế, đã có khá nhiều người từng đứng bên kia chiến tuyến bỗng trở nên cực kỳ quan trọng đối với Mỹ trong những phiên tòa hậu chiến và thời kỳ “Chiến tranh lạnh”
Một trong những mục tiêu chính của chiến dịch là đưa các nhà khoa học Đức đến Mỹ làm việc nhằm giúp phát triển, và sau đó là cải tiến, những nghiên cứu sơ khai của Mỹ về tên lửa, vũ khí sinh học và vũ khí hóa học. Nằm dưới quyền quản lý của Cơ quan JIOA (Joint Intelligence Objectives Agency), một mục tiêu khác của chiến dịch là giữ những phát hiện và tiến bộ khoa học của Đức quốc xã không lọt vào tay của Liên bang Soviet.
Chiến dịch được chính thức thông qua bởi Tổng thống Mỹ Harry Truman, nhưng có một giới hạn quan trọng: trong bất kỳ tình huống nào, cũng không được tuyển mộ các thành viên của Đức quốc xã hoặc những người ủng hộ Đức quốc xã.
Không may là (hay may là, tuỳ quan điểm của bạn), giời hạn này đã bị bỏ qua bởi JIOA và Văn phòng Ban Chiến lược (OSS). OSS là tiền thân của Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) hiện nay.
Điều này cho phép họ vượt qua những rào cản bằng cách phá huỷ hoặc tẩy trắng bất kỳ bằng chứng tội ác chiến tranh nào trong lý lịch của các nhà khoa học, với niềm tin rằng trí tuệ của các nhà khoa học này rồi sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong những nỗ lực hậu chiến của Mỹ.
Wernher von Braun
Có lẽ một trong những cái đầu nổi tiếng bậc nhất nước Đức được Mỹ đón về trong chiến dịch này là Wernher von Braun. Là một tên phát xít đúng nghĩa, von Braun từng đảm nhiệm chức vụ giám đốc kỹ thuật tại Trung tâm Nghiên cứu Quân sự Peenemunde tại Đức và là người chỉ đạo phát triển tên lửa V-2. Được xem là một trong những kết quả nổi bật nhất trong chương trình “Vũ khí Báo thù” của Đức, V-2 đã thể hiện sức mạnh kinh hoàng tại chiến trường Anh, tàn phá cơ sở hạ tầng và cướp đi vô số mạng sống sau khi được phóng đi từ một nơi rất xa, biến nó thành mẫu tên lửa tầm xa đầu tiên trong lịch sử.
Von Braun và một loạt các đồng nghiệp nghiên cứu tên lửa của gã đã được đưa đến Texas, và Trường thử nghiệm White Sands, New Mexico, dưới vai trò “Nhân viên đặc biệt của Bộ Chiến tranh” để hỗ trợ quân đội Mỹ thử nghiệm tên lửa. Gã được phân công làm giám đốc phát triển tại Cơ quan Tên lửa Đạn đạo Quân đội Mỹ ở Huntsville, Alabama. Những sản phẩm của von Braun hiệu quả đến nỗi gã sau đó được đưa lên làm giám đốc Trung tâm Bay vũ trụ Marshall của NASA và kiến trúc sư trưởng của chương trình tên lửa Saturn V. Tên lửa này cũng đi vào lịch sử khi là thành phần không thể thiếu trong nỗ lực của NASA nhằm đưa các phi hành gia Mỹ lên Mặt trăng.
Ngày nay, chúng ta có thể nghiên cứu chi tiết những kết quả của “Chiến dịch Kẹp giấy”, nhưng hiển nhiên nó tồn tại nhiều tranh cãi. Với một số người, dự án của Mỹ được xem là một “cái ác thiết yếu” phải thực hiện để giúp duy trì được lợi thế về công nghệ của Mỹ so với Liên bang Soviet trong Chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, giới chỉ trích thì tin rằng việc bỏ qua mọi tội ác chiến tranh (hoặc ít nhất là ghi nhận nhưng không trừng phạt) của những nhà khoa học phát xít bị Mỹ bắt lại là hành động khiến mọi lợi ích của chương trình không còn giá trị.
Liệu lịch sử sẽ khác đi thế nào nếu những nhà khoa học, kỹ sư, và kỹ thuật viên kia bị kết án tù, hay rơi vào tay của Liên bang Soviet, chúng ta không bao giờ hình dung được. Nhưng những thành tựu công nghệ của họ, và những công nghệ đột phát từ chương trình không gian của Mỹ, đã giúp cuộc sống trở nên tốt hơn nhiều. Nhưng đó là điều chúng ta sẽ đề cập đến sau.
Những công nghệ có được từ “Chiến dịch Kẹp giấy”
Như đã nói ở trước, “Chiến dịch Kẹp giấy” được thông qua nhằm ngăn Liên bang Soviet có được lợi thế công nghệ trong thế giới thời hậu chiến. Vậy rốt cuộc thì Mỹ đã thu được những công nghệ nào? Hãy cùng lướt qua một số ví dụ nổi bật nhất (lưu ý: danh sách này không sắp xếp theo thứ tự cụ thể nào)
1. Sẽ không có chương trình Apollo nếu không có “Chiến dịch Kẹp giấy”
Saturn V
“Chiến dịch Kẹp giấy” mang lại một số cải tiến công nghệ cực kỳ quan trọng cho nước Mỹ nói riêng và thế giới nói chung. Một trong số đó là tên lửa đẩy Saturn V.
Nếu bạn chưa biết, Saturn V là tên lửa đẩy chính được dùng trong hầu hết các chương trình không gian của NASA xuyên suốt thập niên 1960 và 1970. Là một tên lửa đẩy siêu nặng, Saturn V có 3 tầng, sử dụng nhiên liệu lỏng, đóng vai trò xương sống cho chương trình Apollo đưa con người lên bề mặt Mặt trăng lần đầu tiên trong lịch sử.
Thú vị hơn nữa, cho đến nay, Saturn V vẫn là tên lửa đẩy duy nhất từng đưa con người vượt qua quỹ đạo Trái đất tầm thấp. Nó cũng là tên lửa cao nhất, nặng nhất, và mạnh nhất từng được chế tạo và sử dụng trong các chiến dịch không gian. Tên lửa đẩy này cho đến nay vẫn nắm giữ nhiều kỷ lục quan trọng, bao gồm là tên lửa có không gian và tải trọng khoang chứa hàng lớn nhất từng được phóng vào không gian.
Saturn V sẽ không trở thành hiện thực nếu không có nghiên cứu đột phá của Wernher von Braun. Von Braun đã dành thời gian đầu của sự nghiệp để phát triển công nghệ tên lửa phục vụ cuộc chiến của Đức Quốc xã vào thập niên 1930 và 1940.
Trong số những thành tựu của gã chính là việc von Braun tham gia đồng phát triển tên lửa V-2. Nhờ kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực này, gã trở thành một trong những nhà khoa học Đức được chọn để đưa sang Mỹ vào cuối chiến tranh. Khi đến Mỹ, von Braun được đưa vào bộ phận phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung cho Quân đội Mỹ và nhanh chóng trở thành cái tên mà mọi người nhắc đến khi nói về tên lửa đẩy đưa vệ tinh đầu tiên của Mỹ vào quỹ đạo - Explorer 1.
Vào thập niên 1960, von Braun và đội của mình được chuyển sang NASA, nơi gã đảm nhiệm vị trí Giám đốc Trung tâm Bay không gian Marshall và kiến trúc sư trưởng của chương trình tên lửa đẩy Saturn V. Những gì diễn ra sau đó? Lịch sử anh em ạ!
2. Máy bay cánh cụp
Một tiến bộ công nghệ quan trọng nhất đến từ các nhà khoa học và kỹ sư trong “Chiến dịch Kẹp giấy” là máy bay cánh cụp. Cánh cụp là loại cánh phổ biến trên các máy bay chiến đấu hiện đại với phần cánh ngoài cùng bẻ ngoặt về phía sau, hoặc đôi lúc là về phía trước trên các máy bay thương mại và quân sự.
Dù khi nói đến “cánh cụp”, chúng ta thường nghĩ đến cụp về phía sau, nhưng những biến thể cụp về phía trước (như Sukhoi Su-47) và thậm chí là cánh lệch (như NASA AD-1) cũng tồn tại.
Trong khi loại cánh bẻ góc đã xuất hiện từ những ngày đầu của máy bay, nhưng góc “gắt” như trên những máy bay ngày nay là phát minh của hai nhà khoa học Đức là Adolph Buseman và Albert Betz trong thập niên 1930. Buseman đến Mỹ vào năm 1947 trong khuôn khổ Chiến dịch Kẹp giấy, còn Betz vẫn sống tại Đức.
Ưu điểm của loại cánh này là nhằm trì hoãn sóng xung kích và giải quyết lực cản khí động học gây ra bởi quá trình nén chất lỏng trong không khí ở gần vận tốc âm thanh. Chính vì vậy cánh gập phổ biến hơn trên các máy bay phản lực.
3. Y học không gian
Một lĩnh vực quan trọng khác chứng kiến những cải tiến nhờ “Chiến dịch Kẹp giấy” là y học không gian. Phát triển bởi nhà khoa học Đức Quốc xã Hubertus Strughold, lĩnh vực nghiên cứu này tập trung vào tác động vật lý và tâm lý của việc du hành không gian lên cơ thể con người.
Mặc cho những cáo buộc rằng công trình nghiên cứu của Strughold có sử dụng tù nhân từ trại tập trung Dachau làm vật thử nghiệm, sau chiến tranh, gã làm việc dưới trướng Không quân Mỹ và được đưa đến Mỹ vào năm 1947 trong Chiến dịch Kẹp giấy.
Nhờ thành tựu trong lĩnh vực này, Strughold được gọi là “Cha của y học không gian”.
Công trình của Strughold, cùng với công trình của đồng nghiệp trong Chiến dịch Kẹp giấy của ông là Tiến sỹ Heinz Haber, đã đóng vai trò chủ chốt trong quá trình thiết kế ra bộ trang phục áp suất và hệ thống hỗ trợ sự sống vốn cực kỳ thiết yếu đảm bảo thành công cho cả chương trình Gemini và Apollo của NASA.
Một chương trình huấn luyện đặc biệt cũng đã được phát triển bởi Strughold nhằm đào tạo đội ngũ y tế và bác sỹ phẫu thuật không gian phục vụ chương trình Apollo trước sứ mệnh lên Mặt trăng.
Tất nhiên, lĩnh vực này chủ yếu tập trung vào sức khoẻ và an toàn của các phi hành gia, nhưng như nhiều kết quả khác từ nhiều chương trình không gian khác, những công nghệ tách ra từ nó đã được phổ biến rộng rãi trong đời sống hiện nay.
Nệm bọt biển, máy điều chỉnh nhịp tim nhân tạo, hệ thống lọc thận, và máy quét CAT/MRI đều sẽ không thành hiện thực nếu không có công nghệ được phát triển trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học thú vị này. Dù không phải những phát kiến trên đều trực tiếp xuất phát từ các nhà khoa học “Chiến dịch Kẹp giấy”, chúng chắc chắn sẽ không thành hiện thực nếu không có họ.
4. Vệ tinh hoạt động bằng năng lượng Mặt trời
Một nhà khoa học có tầm ảnh hưởng khác được đưa sang Mỹ trong “Chiến dịch Kẹp giấy” là Hans K. Ziegler. Là người tiên phong trong phát triển vệ tinh viễn thông, ông được xem là người đặt nền móng chính cho pin quang điện mặt trời trên nhiều vệ tinh ngày nay.
Trong chiến tranh, Ziegler làm việc trong một công ty gốm sứ ở Bavaria nhưng sau đó được đưa sang Mỹ vào năm 1947. Khi đến Mỹ, Ziegler đã phát triển được những sản phẩm quan trọng trong lĩnh vực điện tử quốc phòng, nhiều trong số đó đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu của Chương trình Không gian Mỹ.
Vào thập niên 1950, Ziegler nghiên cứu pin mặt trời do Phòng thí nghiệm Bell phát triển nên. Ông ngay lập tức nhận ra tiềm năng của chúng không chỉ đối với vệ tinh mà còn là một loại hình phát điện tiềm năng cho Trái đất.
Trong một khoảnh khắc xuất thần, Ziegler đã có một câu nói như thế này: “những thế hệ tương lai của pin mặt trời silicon sẽ giúp biến chúng thành một nguồn điện quan trọng khi mà mọi mái nhà trong các thành phố và thị trấn đều sẽ được trang bị pin mặt trời và chúng sẽ đủ để sản xuất đủ nhu cầu điện của cả quốc gia này”.
Nhà tiên tri Nostradamus hẳn sẽ rất ấn tượng với dự báo này đây!
Ziegler sau đó tìm cách trang bị tấm pin mặt trời cho vệ tinh, dẫn đến sự ra đời của Dự án Vanguard và vệ tinh nhân tạo sử dụng năng lượng mặt trời đầu tiên, Vanguard 1.
Dự án này đạt được thành công lớn, và dù tấm pin quang điện mặt trời của Ziegler khá sơ khai so với ngày nay, chúng vẫn cung cấp được điện cho vệ tinh đến tận 7 năm. Điều đó đã chứng minh sự đúng đắn của ông, và từ đó về sau, năng lượng mặt trời trở thành nguồn cung điện năng không thể thiếu cho mọi vệ tinh trên thế giới.
Nếu chừng đó là chưa đủ, thì Ziegler còn mang đến những phát kiến quan trọng trong lĩnh vực vệ tinh viễn thông, tạo ra SCORE, vệ tinh viễn thông đầu tiên trên thế giới, được phóng lên không gian vào cuối những năm 1950.
(Còn tiếp)
Tham khảo: Interesting Engineering
Tuy nhiên, mục đích của phía Mỹ không phải là xét xử các nhà khoa học này vì tội ác chiến tranh; thay vào đó, họ được xem là những “tài sản” tiềm năng nhằm giúp Mỹ phát triển nhiều chương trình công nghệ siêu bí mật, và quan trọng hơn là giảm thiểu mối đe doạ ngày càng tăng đến từ Liên bang Soviet, quốc gia cũng đang có kế hoạch làm điều tương tự.
Dù một vài trong số các nhà khoa học nói trên có quá khứ tương đối đen tối. Nhưng theo Tổng thống Mỹ thời đó là Truman, thì “đây là điều phải làm và đã được hoàn thành”.
Hãy cùng VNReview điểm qua một số thành tựu công nghệ đáng chú ý nhất mà chương trình này mang lại cho nước Mỹ, và tìm hiểu tại sao “Chiến dịch Kẹp giấy” từ trước đến nay vẫn luôn là một trong những chương trình gây tranh cãi nhất mọi thời đại mà chính phủ một quốc gia từng thực hiện.
Chiến dịch Kẹp giấy là gì?
Trong những ngày cuối của Chiến tranh Thế giới II, quân Đồng Minh đã làm mọi thứ có thể để thâu tóm càng nhiều nghiên cứu quân sự, khoa học và công nghệ càng tốt. Khi quân đội các nước tiến về Berlin, nhiều nhóm bí mật gồm các binh sỹ không tham chiến cũng nhanh chóng trà trộn vào đám đông nhằm tìm kiếm và thu giữ những thứ mà họ xem là có giá trị về sau.
Trong khi đó, một nhóm các đặc vụ của quân Đồng Minh mang tên Combined Intelligence Objectives Subcommittee (CIOS) đã tịch thu, bắt và tra tấn các nhà khoa học và kỹ sư Đức khi chiếm đóng các cơ sở nghiên cứu.
Một trong những mẫu vật tình báo hữu ích nhất thu thập được trong chiến dịch này là tập tài liệu “Osenberg List” (Danh sách Osenberg). Tài liệu này có chứa tên tuổi và thông tin chi tiết của từng nhà khoa học, kỹ sư, và kỹ thuật viên, được tập hợp theo lệnh của Hitler khi ông chính thức triệu tập các nhà khoa học, kỹ sư và kỹ thuật viên từ chiến trường về làm việc trong các bộ phận nghiên cứu nhằm hỗ trợ cho tiền tuyến vào năm 1943.
Tại thời điểm đó, Chiến dịch Barbarossa của Đức nhằm xâm chiếm Liên bang Soviet đã thất bại. Điều này khiến Đức mất đi một lượng lớn tài nguyên, nhân lực, và nguyên vật liệu, từ đó đặt quốc gia này trước nguy cơ không kịp chuẩn bị khi Soviet phản công.
Nhanh chóng nhận ra tình hình, quân đội Đức quyết định lập ra một kế hoạch để tăng cường hàng rào phòng thủ bằng bất kỳ giá nào - bao gồm thông qua cải tiến công nghệ. Nhưng những chuyên gia được trọng dụng trong kế hoạch này cần phải được chọn lọc để đáp ứng những tiêu chuẩn về chính trị và ý thức hệ. Do đó, Werner Osenberg (một chuyên gia trong Hiệp hội Nghiên cứu Quốc phòng của Hitler) đã được giao trọng trách lên danh sách những bộ óc tiềm năng và vĩ đại bậc nhất trên toàn nước Đức, tập trung vào những người có tư tưởng tương đồng với chính quyền phát xít.
Như vậy, Danh sách Osenberg đã ra đời.
Vào tháng 3/1945, một kỹ thuật viên phòng thí nghiệm người Phần Lan tại Đại học Bonn đã tìm thấy nhiều mảnh của danh sách này mắc kẹt trong một nhà vệ sinh. Chúng cuối cùng đến tay các đặc vụ MI6 tại Vương quốc Anh trước khi được chia sẻ với các tình báo viên Mỹ. Đây là một tài liệu mà về sau dẫn đến một trong những chương trình chính phủ tuyệt mật bậc nhất trong lịch sử - “Chiến dịch Kẹp giấy”.
Ban đầu được gọi là “Chiến dịch Mây phủ” (Operation Overcast), chương trình này đã đưa khoảng 1.600 nhà khoa học Đức và gia đình họ đến Mỹ để phục vụ cho quốc gia hùng mạnh nhất thế giới này.
Trên thực tế, đã có khá nhiều người từng đứng bên kia chiến tuyến bỗng trở nên cực kỳ quan trọng đối với Mỹ trong những phiên tòa hậu chiến và thời kỳ “Chiến tranh lạnh”
Một trong những mục tiêu chính của chiến dịch là đưa các nhà khoa học Đức đến Mỹ làm việc nhằm giúp phát triển, và sau đó là cải tiến, những nghiên cứu sơ khai của Mỹ về tên lửa, vũ khí sinh học và vũ khí hóa học. Nằm dưới quyền quản lý của Cơ quan JIOA (Joint Intelligence Objectives Agency), một mục tiêu khác của chiến dịch là giữ những phát hiện và tiến bộ khoa học của Đức quốc xã không lọt vào tay của Liên bang Soviet.
Chiến dịch được chính thức thông qua bởi Tổng thống Mỹ Harry Truman, nhưng có một giới hạn quan trọng: trong bất kỳ tình huống nào, cũng không được tuyển mộ các thành viên của Đức quốc xã hoặc những người ủng hộ Đức quốc xã.
Không may là (hay may là, tuỳ quan điểm của bạn), giời hạn này đã bị bỏ qua bởi JIOA và Văn phòng Ban Chiến lược (OSS). OSS là tiền thân của Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) hiện nay.
Điều này cho phép họ vượt qua những rào cản bằng cách phá huỷ hoặc tẩy trắng bất kỳ bằng chứng tội ác chiến tranh nào trong lý lịch của các nhà khoa học, với niềm tin rằng trí tuệ của các nhà khoa học này rồi sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong những nỗ lực hậu chiến của Mỹ.
Có lẽ một trong những cái đầu nổi tiếng bậc nhất nước Đức được Mỹ đón về trong chiến dịch này là Wernher von Braun. Là một tên phát xít đúng nghĩa, von Braun từng đảm nhiệm chức vụ giám đốc kỹ thuật tại Trung tâm Nghiên cứu Quân sự Peenemunde tại Đức và là người chỉ đạo phát triển tên lửa V-2. Được xem là một trong những kết quả nổi bật nhất trong chương trình “Vũ khí Báo thù” của Đức, V-2 đã thể hiện sức mạnh kinh hoàng tại chiến trường Anh, tàn phá cơ sở hạ tầng và cướp đi vô số mạng sống sau khi được phóng đi từ một nơi rất xa, biến nó thành mẫu tên lửa tầm xa đầu tiên trong lịch sử.
Von Braun và một loạt các đồng nghiệp nghiên cứu tên lửa của gã đã được đưa đến Texas, và Trường thử nghiệm White Sands, New Mexico, dưới vai trò “Nhân viên đặc biệt của Bộ Chiến tranh” để hỗ trợ quân đội Mỹ thử nghiệm tên lửa. Gã được phân công làm giám đốc phát triển tại Cơ quan Tên lửa Đạn đạo Quân đội Mỹ ở Huntsville, Alabama. Những sản phẩm của von Braun hiệu quả đến nỗi gã sau đó được đưa lên làm giám đốc Trung tâm Bay vũ trụ Marshall của NASA và kiến trúc sư trưởng của chương trình tên lửa Saturn V. Tên lửa này cũng đi vào lịch sử khi là thành phần không thể thiếu trong nỗ lực của NASA nhằm đưa các phi hành gia Mỹ lên Mặt trăng.
Liệu lịch sử sẽ khác đi thế nào nếu những nhà khoa học, kỹ sư, và kỹ thuật viên kia bị kết án tù, hay rơi vào tay của Liên bang Soviet, chúng ta không bao giờ hình dung được. Nhưng những thành tựu công nghệ của họ, và những công nghệ đột phát từ chương trình không gian của Mỹ, đã giúp cuộc sống trở nên tốt hơn nhiều. Nhưng đó là điều chúng ta sẽ đề cập đến sau.
Những công nghệ có được từ “Chiến dịch Kẹp giấy”
Như đã nói ở trước, “Chiến dịch Kẹp giấy” được thông qua nhằm ngăn Liên bang Soviet có được lợi thế công nghệ trong thế giới thời hậu chiến. Vậy rốt cuộc thì Mỹ đã thu được những công nghệ nào? Hãy cùng lướt qua một số ví dụ nổi bật nhất (lưu ý: danh sách này không sắp xếp theo thứ tự cụ thể nào)
1. Sẽ không có chương trình Apollo nếu không có “Chiến dịch Kẹp giấy”
“Chiến dịch Kẹp giấy” mang lại một số cải tiến công nghệ cực kỳ quan trọng cho nước Mỹ nói riêng và thế giới nói chung. Một trong số đó là tên lửa đẩy Saturn V.
Nếu bạn chưa biết, Saturn V là tên lửa đẩy chính được dùng trong hầu hết các chương trình không gian của NASA xuyên suốt thập niên 1960 và 1970. Là một tên lửa đẩy siêu nặng, Saturn V có 3 tầng, sử dụng nhiên liệu lỏng, đóng vai trò xương sống cho chương trình Apollo đưa con người lên bề mặt Mặt trăng lần đầu tiên trong lịch sử.
Thú vị hơn nữa, cho đến nay, Saturn V vẫn là tên lửa đẩy duy nhất từng đưa con người vượt qua quỹ đạo Trái đất tầm thấp. Nó cũng là tên lửa cao nhất, nặng nhất, và mạnh nhất từng được chế tạo và sử dụng trong các chiến dịch không gian. Tên lửa đẩy này cho đến nay vẫn nắm giữ nhiều kỷ lục quan trọng, bao gồm là tên lửa có không gian và tải trọng khoang chứa hàng lớn nhất từng được phóng vào không gian.
Saturn V sẽ không trở thành hiện thực nếu không có nghiên cứu đột phá của Wernher von Braun. Von Braun đã dành thời gian đầu của sự nghiệp để phát triển công nghệ tên lửa phục vụ cuộc chiến của Đức Quốc xã vào thập niên 1930 và 1940.
Trong số những thành tựu của gã chính là việc von Braun tham gia đồng phát triển tên lửa V-2. Nhờ kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực này, gã trở thành một trong những nhà khoa học Đức được chọn để đưa sang Mỹ vào cuối chiến tranh. Khi đến Mỹ, von Braun được đưa vào bộ phận phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung cho Quân đội Mỹ và nhanh chóng trở thành cái tên mà mọi người nhắc đến khi nói về tên lửa đẩy đưa vệ tinh đầu tiên của Mỹ vào quỹ đạo - Explorer 1.
Vào thập niên 1960, von Braun và đội của mình được chuyển sang NASA, nơi gã đảm nhiệm vị trí Giám đốc Trung tâm Bay không gian Marshall và kiến trúc sư trưởng của chương trình tên lửa đẩy Saturn V. Những gì diễn ra sau đó? Lịch sử anh em ạ!
2. Máy bay cánh cụp
Dù khi nói đến “cánh cụp”, chúng ta thường nghĩ đến cụp về phía sau, nhưng những biến thể cụp về phía trước (như Sukhoi Su-47) và thậm chí là cánh lệch (như NASA AD-1) cũng tồn tại.
Trong khi loại cánh bẻ góc đã xuất hiện từ những ngày đầu của máy bay, nhưng góc “gắt” như trên những máy bay ngày nay là phát minh của hai nhà khoa học Đức là Adolph Buseman và Albert Betz trong thập niên 1930. Buseman đến Mỹ vào năm 1947 trong khuôn khổ Chiến dịch Kẹp giấy, còn Betz vẫn sống tại Đức.
Ưu điểm của loại cánh này là nhằm trì hoãn sóng xung kích và giải quyết lực cản khí động học gây ra bởi quá trình nén chất lỏng trong không khí ở gần vận tốc âm thanh. Chính vì vậy cánh gập phổ biến hơn trên các máy bay phản lực.
3. Y học không gian
Mặc cho những cáo buộc rằng công trình nghiên cứu của Strughold có sử dụng tù nhân từ trại tập trung Dachau làm vật thử nghiệm, sau chiến tranh, gã làm việc dưới trướng Không quân Mỹ và được đưa đến Mỹ vào năm 1947 trong Chiến dịch Kẹp giấy.
Nhờ thành tựu trong lĩnh vực này, Strughold được gọi là “Cha của y học không gian”.
Công trình của Strughold, cùng với công trình của đồng nghiệp trong Chiến dịch Kẹp giấy của ông là Tiến sỹ Heinz Haber, đã đóng vai trò chủ chốt trong quá trình thiết kế ra bộ trang phục áp suất và hệ thống hỗ trợ sự sống vốn cực kỳ thiết yếu đảm bảo thành công cho cả chương trình Gemini và Apollo của NASA.
Một chương trình huấn luyện đặc biệt cũng đã được phát triển bởi Strughold nhằm đào tạo đội ngũ y tế và bác sỹ phẫu thuật không gian phục vụ chương trình Apollo trước sứ mệnh lên Mặt trăng.
Tất nhiên, lĩnh vực này chủ yếu tập trung vào sức khoẻ và an toàn của các phi hành gia, nhưng như nhiều kết quả khác từ nhiều chương trình không gian khác, những công nghệ tách ra từ nó đã được phổ biến rộng rãi trong đời sống hiện nay.
Nệm bọt biển, máy điều chỉnh nhịp tim nhân tạo, hệ thống lọc thận, và máy quét CAT/MRI đều sẽ không thành hiện thực nếu không có công nghệ được phát triển trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học thú vị này. Dù không phải những phát kiến trên đều trực tiếp xuất phát từ các nhà khoa học “Chiến dịch Kẹp giấy”, chúng chắc chắn sẽ không thành hiện thực nếu không có họ.
4. Vệ tinh hoạt động bằng năng lượng Mặt trời
Trong chiến tranh, Ziegler làm việc trong một công ty gốm sứ ở Bavaria nhưng sau đó được đưa sang Mỹ vào năm 1947. Khi đến Mỹ, Ziegler đã phát triển được những sản phẩm quan trọng trong lĩnh vực điện tử quốc phòng, nhiều trong số đó đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu của Chương trình Không gian Mỹ.
Vào thập niên 1950, Ziegler nghiên cứu pin mặt trời do Phòng thí nghiệm Bell phát triển nên. Ông ngay lập tức nhận ra tiềm năng của chúng không chỉ đối với vệ tinh mà còn là một loại hình phát điện tiềm năng cho Trái đất.
Trong một khoảnh khắc xuất thần, Ziegler đã có một câu nói như thế này: “những thế hệ tương lai của pin mặt trời silicon sẽ giúp biến chúng thành một nguồn điện quan trọng khi mà mọi mái nhà trong các thành phố và thị trấn đều sẽ được trang bị pin mặt trời và chúng sẽ đủ để sản xuất đủ nhu cầu điện của cả quốc gia này”.
Nhà tiên tri Nostradamus hẳn sẽ rất ấn tượng với dự báo này đây!
Ziegler sau đó tìm cách trang bị tấm pin mặt trời cho vệ tinh, dẫn đến sự ra đời của Dự án Vanguard và vệ tinh nhân tạo sử dụng năng lượng mặt trời đầu tiên, Vanguard 1.
Dự án này đạt được thành công lớn, và dù tấm pin quang điện mặt trời của Ziegler khá sơ khai so với ngày nay, chúng vẫn cung cấp được điện cho vệ tinh đến tận 7 năm. Điều đó đã chứng minh sự đúng đắn của ông, và từ đó về sau, năng lượng mặt trời trở thành nguồn cung điện năng không thể thiếu cho mọi vệ tinh trên thế giới.
Nếu chừng đó là chưa đủ, thì Ziegler còn mang đến những phát kiến quan trọng trong lĩnh vực vệ tinh viễn thông, tạo ra SCORE, vệ tinh viễn thông đầu tiên trên thế giới, được phóng lên không gian vào cuối những năm 1950.
(Còn tiếp)
Tham khảo: Interesting Engineering