VNR Content
Pearl
Hát hò, nhảy nhót giữa trời đông 0 độ C ở ngay trên vỉa hè xuyên đêm nhưng các livestreamer Trung Quốc chỉ kiếm được 1,5 USD (36 nghìn đồng) mỗi đêm. Số tiền này sau đó còn bị Douyin và công ty trừ bớt, chỉ còn 40% là thu nhập thực tế.
Trời đã về khuya nhưng trên một cây cầu ở thành phố Quế Lâm, Trung Quốc, một hàng dài các livestreamer vẫn xếp hàng, ngồi dọc lối đi, trò chuyện với màn hình điện thoại bằng micro và đèn led chiếu sáng chuyên dụng bên cạnh.
Đêm đã khuya nhưng cây cầu ở thành phố Quế Lâm, Trung Quốc vẫn nhộn nhịp với hàng dài livestreamer đang trò chuyện trên sóng trực tuyến. Ảnh: AFP.
Những livestreamer này tụ tập tại khu vực này hầu như mỗi đêm, hy vọng rằng mình sẽ nổi bật giữa dàn video phát sóng trực tiếp trên Douyin và được nhận quà, tiền thưởng ảo từ người dùng.
Cô sở hữu một tài khoản chuyên hát hò và nói chuyện về cuộc sống với người xem vào lúc 21h đến 3h sáng mỗi ngày.
Tuy nhiên, điều kiện thời tiết ở đây lại khá khắc nghiệt. Nhiệt độ ngoài trời có thể giảm xuống 0 độ vào buổi khuya, buộc các livestreamer phải bọc mình trong nhiều lớp chăn dày và mang theo máy sưởi cầm tay.
“Người xem có thể sẽ nghĩ rằng phát sóng ngoài đường giữa đêm khuya như vậy là một việc rất khổ cực. Vì thế, họ sẽ đối tốt với chúng tôi hơn”, Qiao chia sẻ.
Theo AFP, phát sóng trực tiếp trên Douyin là một cách kiếm tiền rất phổ biến ở Trung Quốc. Với 600 triệu người dùng trên nền tảng, các livestreamer có thể đăng tải nội dung từ bán hàng, chia sẻ mẹo vặt, hát hò, nhảy nhót hay chỉ đơn giản là nói chuyện với người xem.
Lý Giai Kỳ là một trong những ngôi sao bán hàng trực tuyến, kiếm hàng triệu USD từ các hợp đồng thương hiệu và phí quảng cáo trên các nền tảng thương mại điện tử. Anh được mệnh danh là “ông hoàng son môi” nhờ bán được 15.000 thỏi son trong vòng 5 phút trên Taobao.
Nhưng với những livestreamer kém nổi hơn, kiếm sống dựa trên các video này là một việc rất khó khăn. Người xem trên Douyin có thể mua quà ảo dưới dạng các emoji để tặng livestreamer với nhiều mức giá khác nhau từ xe hơi, tên lửa, đến cà rốt… Các livestreamer có thể đổi các món quà này thành tiền mặt.
Song, đây không phải là số tiền thật sự Qiao nhận được. Công ty quản lý của cô còn trừ 10% tổng số tiền cho phí thuê vật tư và quản lý hình ảnh của cô trên mạng xã hội. Douyin sẽ lấy 50% hoa hồng, đồng nghĩa với việc Qiao chỉ nhận được 40% tổng số tiền.
Theo AFP, phần lớn livestreamer gặp được trên cây cầu ở thành phố Quế Lâm, Trung Quốc đều là những cô gái trẻ, một số ít trong đó là các cậu trai mặc đồ hoá trang thành động vật.
Nhiều người xem livestream là một nghề tay trái kiếm tiền trong những lúc kinh tế khó khăn. Ảnh: AFP.
“Khi việc kinh doanh đình trệ, tôi phải chịu áp lực rất lớn. Nếu chuyện này không xảy ra, tôi chắc sẽ chẳng bao giờ đi livestream kiếm tiền”, cô tâm sự.
Zhang nói rằng cô rất thích hát và nhảy nên đã biến sở thích này thành nghề tay trái vì vừa có thể làm điều mình muốn, vừa kiếm được tiền.
Tuy nhiên, tháng 10/2022, Douyin đã cảnh báo cấm mọi hình thức phát sóng trực tuyến gây ảnh hưởng đến cộng đồng xung quanh vì xoa dịu những căng thẳng và các đợt giám sát, kiểm duyệt từ chính quyền.
“Nhiều người tỏ ra khinh thường chúng tôi, nói rằng sao không tìm một công việc bình thường. Do đó, chúng tôi đã chọn một địa điểm ở xa khu dân cư để không làm phiền ai và cũng an toàn cho chính mình”, Zhang chia sẻ.
Công ty chủ quản của các livestreamer cũng cử trợ lý và nhân viên bảo vệ đến. Họ thường phải đuổi những kẻ say rượu ra khỏi khu vực quay phim và chặn những người xem không phù hợp. Rủi ro là vậy nhưng thu nhập lớn đã khiến những livestreamers như Qiao gắn bó với công việc vào giữa đêm như thế này.
“Một người vô tình lướt phải video phát sóng lúc 2h20 khuya của tôi đã nói rằng cảm thấy rất cảm động”, cô gái kể. Người đàn ông đã tặng cô 3.000 nhân dân tệ (khoảng 10,4 triệu đồng ). “Tôi vui mừng lắm và buổi hôm đó đã về nhà sớm. Thực ra công việc livestream cũng đơn giản thôi, như kết bạn khắp nơi vậy”, Qiao chia sẻ.
Trời đã về khuya nhưng trên một cây cầu ở thành phố Quế Lâm, Trung Quốc, một hàng dài các livestreamer vẫn xếp hàng, ngồi dọc lối đi, trò chuyện với màn hình điện thoại bằng micro và đèn led chiếu sáng chuyên dụng bên cạnh.
Những livestreamer này tụ tập tại khu vực này hầu như mỗi đêm, hy vọng rằng mình sẽ nổi bật giữa dàn video phát sóng trực tiếp trên Douyin và được nhận quà, tiền thưởng ảo từ người dùng.
Chiêu lạ để lôi kéo người xem ‘qua đường’
“Hiện nay có quá nhiều người phát sóng trong phòng thu. Với một người bình thường, chẳng có kỹ năng gì đặc biệt như tôi, quay phim ngoài trời sẽ giúp tôi thu hút thêm nhiều lượt xem ‘qua đường’”, livestreamer Qiao Ya (27 tuổi) chia sẻ.Cô sở hữu một tài khoản chuyên hát hò và nói chuyện về cuộc sống với người xem vào lúc 21h đến 3h sáng mỗi ngày.
Tuy nhiên, điều kiện thời tiết ở đây lại khá khắc nghiệt. Nhiệt độ ngoài trời có thể giảm xuống 0 độ vào buổi khuya, buộc các livestreamer phải bọc mình trong nhiều lớp chăn dày và mang theo máy sưởi cầm tay.
“Người xem có thể sẽ nghĩ rằng phát sóng ngoài đường giữa đêm khuya như vậy là một việc rất khổ cực. Vì thế, họ sẽ đối tốt với chúng tôi hơn”, Qiao chia sẻ.
Theo AFP, phát sóng trực tiếp trên Douyin là một cách kiếm tiền rất phổ biến ở Trung Quốc. Với 600 triệu người dùng trên nền tảng, các livestreamer có thể đăng tải nội dung từ bán hàng, chia sẻ mẹo vặt, hát hò, nhảy nhót hay chỉ đơn giản là nói chuyện với người xem.
Nhưng với những livestreamer kém nổi hơn, kiếm sống dựa trên các video này là một việc rất khó khăn. Người xem trên Douyin có thể mua quà ảo dưới dạng các emoji để tặng livestreamer với nhiều mức giá khác nhau từ xe hơi, tên lửa, đến cà rốt… Các livestreamer có thể đổi các món quà này thành tiền mặt.
Thu nhập bấp bênh
Chia sẻ với AFP, Qiao cho biết phần lớn thu nhập của cô đến từ quyên góp của người xem qua các video phát sóng trực tiếp. Ngày nào khấm khá, cô có thể kiếm được 600 nhân dân tệ (khoảng 2 triệu đồng) trong vòng 8 tiếng phát sóng. Còn những ngày thất thu, số tiền cô kiếm được chỉ khoảng 10 nhân dân tệ (35 nghìn đồng).Song, đây không phải là số tiền thật sự Qiao nhận được. Công ty quản lý của cô còn trừ 10% tổng số tiền cho phí thuê vật tư và quản lý hình ảnh của cô trên mạng xã hội. Douyin sẽ lấy 50% hoa hồng, đồng nghĩa với việc Qiao chỉ nhận được 40% tổng số tiền.
Theo AFP, phần lớn livestreamer gặp được trên cây cầu ở thành phố Quế Lâm, Trung Quốc đều là những cô gái trẻ, một số ít trong đó là các cậu trai mặc đồ hoá trang thành động vật.
Rủi ro và định kiến của nghề livestream
Chia sẻ với trang tin, nghệ sĩ xăm Zhang Xiaoxiao (36 tuổi) cho biết phát sóng là nghề tay trái, mang lại thu nhập ngoài luồng. Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến công việc chính của cô khi các tiệm làm đẹp đều phải đóng cửa để tuân thủ quy định phòng dịch.“Khi việc kinh doanh đình trệ, tôi phải chịu áp lực rất lớn. Nếu chuyện này không xảy ra, tôi chắc sẽ chẳng bao giờ đi livestream kiếm tiền”, cô tâm sự.
Zhang nói rằng cô rất thích hát và nhảy nên đã biến sở thích này thành nghề tay trái vì vừa có thể làm điều mình muốn, vừa kiếm được tiền.
Tuy nhiên, tháng 10/2022, Douyin đã cảnh báo cấm mọi hình thức phát sóng trực tuyến gây ảnh hưởng đến cộng đồng xung quanh vì xoa dịu những căng thẳng và các đợt giám sát, kiểm duyệt từ chính quyền.
“Nhiều người tỏ ra khinh thường chúng tôi, nói rằng sao không tìm một công việc bình thường. Do đó, chúng tôi đã chọn một địa điểm ở xa khu dân cư để không làm phiền ai và cũng an toàn cho chính mình”, Zhang chia sẻ.
“Một người vô tình lướt phải video phát sóng lúc 2h20 khuya của tôi đã nói rằng cảm thấy rất cảm động”, cô gái kể. Người đàn ông đã tặng cô 3.000 nhân dân tệ (khoảng 10,4 triệu đồng ). “Tôi vui mừng lắm và buổi hôm đó đã về nhà sớm. Thực ra công việc livestream cũng đơn giản thôi, như kết bạn khắp nơi vậy”, Qiao chia sẻ.