baotieumanthau
Pearl
Vụ siêu xe Ferrari tông chết người gần SVĐ Mỹ Đình đang được dư luận quan tâm, kẻ gây tai nạn đã bỏ trốn ngay sau đó. Dù xảy ra vào rạng sáng ngày 31/10, đến giờ (thời điểm tác giả viết bài này) người này vẫn chưa ra trình diện công an.
Như vậy, sau tai nạn giao thông, nếu người bị nạn bị tử vong, thì sau bao lâu lái xe phải ra cơ quan công an để trình diện?
Theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 38, luật Giao thông đường bộ về trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi gây ra tai nạn thì “ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất”.
Như vậy có thể thấy pháp luật cho phép người gây tai nạn được rời khỏi hiện trường nhưng phải trong trường hợp “bị thương phải đi cấp cứu hoặc đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc bị đe dọa đến tính mạng”.
Trong vòng 24 giờ, người điều khiển phương tiện gây tai nạn phải đến trụ sở cơ quan công an nơi gần nhất để trình báo
Trong vòng 24 giờ, người điều khiển phương tiện gây tai nạn phải đến trụ sở cơ quan công an nơi gần nhất để trình báo, trình bày diễn biến của vụ tai nạn.
Trong trường hợp không cứu giúp người gặp nạn mà cố tình rời đi (trừ các tình huống được cho phép) thì tài xế có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 46/2016 hoặc trở thành tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của tội Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 260, Bộ luật Hình sự 2015).
Nếu tài xế không có dấu hiệu hình sự nhưng hậu quả của hành vi không cứu giúp dẫn đến người bị tai nạn chết thì có thể bị xem xét, truy cứu về tội Không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều 132, Bộ luật Hình sự 2015).
Như vậy, sau tai nạn giao thông, nếu người bị nạn bị tử vong, thì sau bao lâu lái xe phải ra cơ quan công an để trình diện?
Theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 38, luật Giao thông đường bộ về trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi gây ra tai nạn thì “ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất”.
Như vậy có thể thấy pháp luật cho phép người gây tai nạn được rời khỏi hiện trường nhưng phải trong trường hợp “bị thương phải đi cấp cứu hoặc đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc bị đe dọa đến tính mạng”.
Trong vòng 24 giờ, người điều khiển phương tiện gây tai nạn phải đến trụ sở cơ quan công an nơi gần nhất để trình báo, trình bày diễn biến của vụ tai nạn.
Trong trường hợp không cứu giúp người gặp nạn mà cố tình rời đi (trừ các tình huống được cho phép) thì tài xế có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 46/2016 hoặc trở thành tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của tội Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 260, Bộ luật Hình sự 2015).
Nếu tài xế không có dấu hiệu hình sự nhưng hậu quả của hành vi không cứu giúp dẫn đến người bị tai nạn chết thì có thể bị xem xét, truy cứu về tội Không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều 132, Bộ luật Hình sự 2015).