Đã hơn 200 ngày kể từ khi Apple trình làng dòng sản phẩm MacBook Pro được thiết kế lại. Được trang bị màn hình kích thước 14 inch và 16 inch, những chiếc MacBook mới đã khiến ifan và nhà sáng tạo nội dung phải trầm trồ trước sức mạnh của chip Apple Silicon tùy biến, màn hình LCD mini-LED và nhiều tùy chọn kết nối. Nhưng vẫn có một số nhu cầu không được đáp ứng trên MacBook Pro. MacBook Pro rất xịn, nhưng vẫn phải "bó tay" trước 5 nhu cầu sau:
5 năm sau khi loại bỏ cổng HDMI trên MacBook Pro, đến 2021, Apple đã mang trở lại kết nối đa phương tiện phổ biến cho dòng laptop này. Đáng tiếc, cổng HDMI tích hợp không được trang bị công nghệ tối tân nhất. Nó chỉ là cổng HDMI 2.0 thay cho HDMI 2.1.
Công nghệ HDMI 2.1 sẽ cho phép xuất ra một màn hình 4K với tần số quét 120Hz. Như hiện tại, cổng HDMI 2.0 trên MacBook Pro chỉ hỗ trợ màn hình 4K với tần số quét lên đến 60Hz.
Quyết định không hỗ trợ 4K@120Hz của Apple có thể là do giới hạn băng thông, nhưng kết nối các màn hình thông qua Thunderbolt/USB-C có thể đạt tần số quét tối đa tương tự. Theo Apple, các mẫu MacBook Pro M1 hỗ trợ kết nối tối đa 2 màn hình ngoài với độ phân giải lên đến 6K với tần số quét 60Hz, trong khi những mẫu MacBook Pro M1 Max hỗ trợ đến 3 màn hình ngoài với độ phân giải lên đến 6K và 1 màn hình ngoài lên đến 4K@60Hz.
Trong nỗ lực xoa dịu các nhiếp ảnh gia và nhà sản xuất video, Apple đã đưa khe cắm thẻ nhớ SD quay trở lại. Khe cắm thẻ nhớ SD đã vắng mặt trên MacBook Pro kể từ năm 2015. Đáng tiếc, nhà Táo lại không đề cập rõ ràng đến việc nó không hỗ trợ thẻ nhớ SD UHS-III, vốn cung cấp tốc độ độc ghi lên đến 624MB/s. Đó không phải là điều thất vọng duy nhất: khe cắm thẻ nhớ SD trên những chiếc MacBook Pro mới dù tương thích với thẻ nhớ UHS-II nhưng chỉ hỗ trợ truyền tải dữ liệu tối đa 250MB/s, không phải tốc độ 312MB/s tiêu chuẩn lý thuyết.
Có thể chưa có nhiều máy ảnh hỗ trợ thẻ nhớ SD UHS-III trên thị trường, nhưng việc bổ sung một kết nối tương lai trên 1 chiếc laptop có giá lên đến 2.000 USD luôn là một yếu tố được hoan nghênh.
Có một lý do đơn giản để giải thích tại sao Apple không thêm kết nối Ethernet vào MacBook Pro mới nhất của mình: cổng Ethernet tiêu chuẩn thực sự dày hơn khung của chiếc máy tính xách tay. Vậy tại sao điều này lại được coi là một thiếu sót rõ ràng?
Trên thực tế, Apple đã phải đối mặt với thách thức tương tự với thiết kế mỏng của iMac 24 inch mới nhất, không giống như MacBook vốn thường đi kèm cổng Ethernet. Giải pháp của Apple là đặt cổng Ethernet vào bộ chuyển đổi nguồn. Apple cho biết, “cải tiến mới thú vị” này cho phép người dùng giữ bàn làm việc của mình ít lộn xộn hơn, trong khi vẫn tận hưởng các lợi ích từ Ethernet. Điều này khiến việc thiếu cổng kết nối Ethernet tương tự trên cục nguồn của MacBook Pro càng trở nên đáng ngạc nhiên.
Lenovo, Samsung, Acer, Dell và HP đều đã cung cấp những chiếc laptop có kết nối 5G, nhưng không có máy Mac nào trong dòng máy tính xách tay của Apple hiện hỗ trợ tiêu chuẩn di động mới mẻ này. Trong khi đó, dòng iPad của Apple cũng có các kết nối di động, khi cả iPad Pro lẫn iPad mini đều cung cấp các phiên bản LTE và 5G.
Chúng ta có nên mong đợi tình hình sẽ sớm thay đổi hay không? Theo thông tin từ nhà báo Mark Gurman của trang Bloomberg, điều đó có thể xảy ra. Gurman cho biết, Apple đã phát triển “hỗ trợ nền tảng Mac” cho kết nối di động. Với việc Táo khuyết đang tự thiết kế một bộ modem tùy biến để tích hợp vào những chiếc iPhone sớm nhất vào năm 2013, hi vọng nó sẽ xuất hiện trên dòng MacBook Pro nay mai.
Một số người cho rằng Wi-Fi 6E vẫn còn quá mới nên chưa đáng để Apple hỗ trợ. Trong khi đó, Google Pixel 6 và Samsung Galaxy S21 Ultra đã tương thích với tiêu chuẩn mới này, người dùng thường nâng cấp smartphone của họ thường xuyên hơn nhiều so với máy tính xách tay.
Wi-Fi 6E cung cấp các tính năng và khả năng của Wi-Fi 6, bao gồm hiệu năng cao hơn, độ trễ thấp hơn và tốc độ dữ liệu nhanh hơn, được mở rộng sang băng tần 6GHz. Dải tần bổ sung cung cấp nhiều vùng hơn ngoài Wi-Fi 2,4GHz và 5GHz hiện có, dẫn đến tăng băng thông và ít nhiễu hơn cho các thiết bị hỗ trợ Wi-Fi 6E.
Kể từ đầu năm 2021, tức vài tháng trước khi MacBook Pro mới được trình làng, một số bộ định tuyến (router) và hệ thống mesh hỗ trợ công nghệ Wi-Fi 6E mới nhất. Số lượng đó sẽ nhiều hơn nữa theo thời gian. Tất cả những lý do này giải thích tại sao Apple dự định sẽ hỗ trợ tiêu chuẩn này trong headset thực tế hỗn hợp đầu tiên của mình, dự kiến sẽ xuất hiện vào cuối năm nay hoặc năm sau. Việc nó có thể xuất hiện trong thế hệ MacBook Pro tiếp theo cũng không phải là một ngoại lệ.
Nguồn: Mac Rumors
1. Hỗ trợ màn hình 4K 120Hz
Công nghệ HDMI 2.1 sẽ cho phép xuất ra một màn hình 4K với tần số quét 120Hz. Như hiện tại, cổng HDMI 2.0 trên MacBook Pro chỉ hỗ trợ màn hình 4K với tần số quét lên đến 60Hz.
Quyết định không hỗ trợ 4K@120Hz của Apple có thể là do giới hạn băng thông, nhưng kết nối các màn hình thông qua Thunderbolt/USB-C có thể đạt tần số quét tối đa tương tự. Theo Apple, các mẫu MacBook Pro M1 hỗ trợ kết nối tối đa 2 màn hình ngoài với độ phân giải lên đến 6K với tần số quét 60Hz, trong khi những mẫu MacBook Pro M1 Max hỗ trợ đến 3 màn hình ngoài với độ phân giải lên đến 6K và 1 màn hình ngoài lên đến 4K@60Hz.
2. Hỗ trợ thẻ nhớ SD UHS-III
Có thể chưa có nhiều máy ảnh hỗ trợ thẻ nhớ SD UHS-III trên thị trường, nhưng việc bổ sung một kết nối tương lai trên 1 chiếc laptop có giá lên đến 2.000 USD luôn là một yếu tố được hoan nghênh.
3. Cổng Ethernet
Trên thực tế, Apple đã phải đối mặt với thách thức tương tự với thiết kế mỏng của iMac 24 inch mới nhất, không giống như MacBook vốn thường đi kèm cổng Ethernet. Giải pháp của Apple là đặt cổng Ethernet vào bộ chuyển đổi nguồn. Apple cho biết, “cải tiến mới thú vị” này cho phép người dùng giữ bàn làm việc của mình ít lộn xộn hơn, trong khi vẫn tận hưởng các lợi ích từ Ethernet. Điều này khiến việc thiếu cổng kết nối Ethernet tương tự trên cục nguồn của MacBook Pro càng trở nên đáng ngạc nhiên.
4. Kết nối mạng 5G
Chúng ta có nên mong đợi tình hình sẽ sớm thay đổi hay không? Theo thông tin từ nhà báo Mark Gurman của trang Bloomberg, điều đó có thể xảy ra. Gurman cho biết, Apple đã phát triển “hỗ trợ nền tảng Mac” cho kết nối di động. Với việc Táo khuyết đang tự thiết kế một bộ modem tùy biến để tích hợp vào những chiếc iPhone sớm nhất vào năm 2013, hi vọng nó sẽ xuất hiện trên dòng MacBook Pro nay mai.
5. Hỗ trợ Wi-Fi 6E
Wi-Fi 6E cung cấp các tính năng và khả năng của Wi-Fi 6, bao gồm hiệu năng cao hơn, độ trễ thấp hơn và tốc độ dữ liệu nhanh hơn, được mở rộng sang băng tần 6GHz. Dải tần bổ sung cung cấp nhiều vùng hơn ngoài Wi-Fi 2,4GHz và 5GHz hiện có, dẫn đến tăng băng thông và ít nhiễu hơn cho các thiết bị hỗ trợ Wi-Fi 6E.
Kể từ đầu năm 2021, tức vài tháng trước khi MacBook Pro mới được trình làng, một số bộ định tuyến (router) và hệ thống mesh hỗ trợ công nghệ Wi-Fi 6E mới nhất. Số lượng đó sẽ nhiều hơn nữa theo thời gian. Tất cả những lý do này giải thích tại sao Apple dự định sẽ hỗ trợ tiêu chuẩn này trong headset thực tế hỗn hợp đầu tiên của mình, dự kiến sẽ xuất hiện vào cuối năm nay hoặc năm sau. Việc nó có thể xuất hiện trong thế hệ MacBook Pro tiếp theo cũng không phải là một ngoại lệ.
Nguồn: Mac Rumors