Ngày 13/6, lãnh đạo UBND xã Lưu Sơn (Đô Lương, Nghệ An) cho biết, ngày 12/6, anh Trần M.H. (50 tuổi) đến nhà bà Bùi Thị B. (64 tuổi) để xây cổng. Trưa cùng ngày, bà B. nấu cơm ăn thì anh H. nói loại sâu ban miêu trong vườn có thể ăn được vì trước đó anh đã ăn nhiều lần.
Cả 2 đã bắt loại sâu ban miêu này vào chế biến ăn. Đến chiều cùng ngày thì cả 2 người bắt đầu nôn ra máu, rộp miệng lưỡi. Các nạn nhân đã được người thân đưa đến Bệnh viện đa khoa huyện Đô Lương để cấp cứu và sau đó chuyển xuống Bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, do ngộ độc nặng, bà B. đã tử vong. Riêng anh H. hiện đang được cấp cứu tại Khoa Hồi sức Tích cực chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An.
Sâu ban miêu có hình thái giống bọ xít, nhưng lại chứa chất cực độc không thể phân hủy dù chế biến ở nhiệt độ cao. Ăn phải sâu ban miêu, có thể tử vong.
Sâu ban miêu chứa chất kịch độc có thể gây tử vong nếu ăn phải.
Nhận biết sâu ban miêu không khó. Sâu ban miêu có đầu hình tim, có rãnh dọc ở giữa, râu đen hình sợi. Thân có 11 đốt, giữa đầu và thân có một chỗ thắt lại. Phía trên 2 cánh màu đen có các chấm màu vàng hoặc màu đỏ nhạt, hoặc thân màu vàng với các điểm hay các dải ngang màu đen. Sâu ban miêu thường sống trên các cây đậu, do đó còn có tên là sâu đậu, hoặc sống trên các cây độc khác như cây cà độc dược.
Để phân biệt được sâu ban miêu hay bọ xít thì chỉ cần quan sát, nếu con bọ xít có tam giác ở lung và có vòi thì sâu ban miêu không có. Sâu ban miêu thì thân màu đen, đầu màu đỏ. Vì có nhiều chất độc nên trong Đông y, người ta sử dụng sâu ban miêu như một vị thuốc trị bệnh.
GS.TSKH Vũ Quang Côn cho biết, các loài sâu ban miêu đều có cánh cứng, màu xanh lục biếc, dài khoảng 15 - 20mm, ngang 4 - 6mm. Có đầu hình tim, có rãnh dọc ở giữa, râu đen hình sợi. Thân có 11 đốt, giữa đầu và thân có một chỗ thắt lại. Phía trên 2 cánh màu đen có các chấm màu vàng hoặc màu đỏ nhạt; hoặc thân màu vàng với các điểm hay các dải ngang màu đen.
Sau khi ăn sâu ban miêu, chất Cantharidin tiếp xúc với da hoặc niêm mạc thì gây hiện tượng li gai, da niêm mạc tại vùng tiếp xúc bị tổn thương như bỏng hóa chất, sau đó hình thành phỏng nước và nguy cơ tiến triển thành nhiễm trùng.
Bệnh nhân có thể bị bỏng niêm mạc đường tiêu hóa do ăn nhầm hoặc cố ý nguy cơ nhiễm trùng cao do thẩm lậu vi khuẩn gram âm đường ruột và kị khí vào ổ bụng và máu. Tổn thương tại niêm mạc đường tiêu hóa dẫn đến đau bụng, buồn nôn, nôn và ỉa chảy nhiều. Nặng hơn viêm dạ dày ruột và xuất huyết tiêu hóa làm mất nước nghiêm trọng trong lòng mạch dẫn đến suy giảm chức năng thận sớm.
Trong bọ xít cũng có chất độc, nhưng ở nhiệt độ cao, chất này phân hủy hoàn toàn, còn ở sâu ban miêu thì không. Vì thế, GS.TSKH Vũ Quang Côn cảnh báo, không được sử dụng sâu ban miêu làm thực phẩm dù chế biến bằng bất kỳ cách nào. Ở Việt Nam, sâu ban miêu phân bố rộng khắp như đồng ruộng, rừng núi với hàng chục loài khác nhau. Đây là côn trùng nằm trong nhóm cực độc.
Ngộ độc sâu ban miêu hiếm gặp nhưng rất nặng về và gây khó khăn cho hầu hết các bác sĩ cấp cứu vì không có phác đồ điều trị rõ ràng. Theo ghi nhận nhiều năm trở lại đây, hầu hết các trường hợp ngộ độc sâu ban miêu đều dẫn đến tử vong.
Theo Suckhoedoisong
Cả 2 đã bắt loại sâu ban miêu này vào chế biến ăn. Đến chiều cùng ngày thì cả 2 người bắt đầu nôn ra máu, rộp miệng lưỡi. Các nạn nhân đã được người thân đưa đến Bệnh viện đa khoa huyện Đô Lương để cấp cứu và sau đó chuyển xuống Bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, do ngộ độc nặng, bà B. đã tử vong. Riêng anh H. hiện đang được cấp cứu tại Khoa Hồi sức Tích cực chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An.
Sâu ban miêu có hình thái giống bọ xít, nhưng lại chứa chất cực độc không thể phân hủy dù chế biến ở nhiệt độ cao. Ăn phải sâu ban miêu, có thể tử vong.
Dễ nhầm sâu ban miêu với bọ xít
Dù có các cảnh báo, hàng năm đều có các nạn nhân nhập viện vì ăn sâu ban miêu. GS.TSKH Vũ Quang Côn, Hội Côn trùng học Việt Nam cho biết, sâu ban miêu khi nhìn dọc thân, chúng có bộ cánh như bộ áo của thầy cúng nên người ta gọi đó là con thầy cúng. Ban miêu có nhiều loài, nhưng phổ biến nhất là ban miêu đen. Sâu ban miêu hại cây cối, chúng là loài chứa rất nhiều chất độc, các chất độc này nếu con người tiếp xúc phải, nhẹ thì gây rộp da, bỏng, nặng thì có thể tử vong.Nhận biết sâu ban miêu không khó. Sâu ban miêu có đầu hình tim, có rãnh dọc ở giữa, râu đen hình sợi. Thân có 11 đốt, giữa đầu và thân có một chỗ thắt lại. Phía trên 2 cánh màu đen có các chấm màu vàng hoặc màu đỏ nhạt, hoặc thân màu vàng với các điểm hay các dải ngang màu đen. Sâu ban miêu thường sống trên các cây đậu, do đó còn có tên là sâu đậu, hoặc sống trên các cây độc khác như cây cà độc dược.
Để phân biệt được sâu ban miêu hay bọ xít thì chỉ cần quan sát, nếu con bọ xít có tam giác ở lung và có vòi thì sâu ban miêu không có. Sâu ban miêu thì thân màu đen, đầu màu đỏ. Vì có nhiều chất độc nên trong Đông y, người ta sử dụng sâu ban miêu như một vị thuốc trị bệnh.
GS.TSKH Vũ Quang Côn cho biết, các loài sâu ban miêu đều có cánh cứng, màu xanh lục biếc, dài khoảng 15 - 20mm, ngang 4 - 6mm. Có đầu hình tim, có rãnh dọc ở giữa, râu đen hình sợi. Thân có 11 đốt, giữa đầu và thân có một chỗ thắt lại. Phía trên 2 cánh màu đen có các chấm màu vàng hoặc màu đỏ nhạt; hoặc thân màu vàng với các điểm hay các dải ngang màu đen.
Sâu ban miêu là côn trùng cực độc
TSKH Vũ Quang Côn cho biết, thành phần hóa học gây độc trong sâu ban miêu là cantharidin. Thông thường chỉ con đực mới có thể bài tiết cantharidin và truyền sang con cái vào mùa sinh sản, con cái sẽ sử dụng chất tiết chứa cantharidin bọc bên ngoài trứng có tác dụng bảo vệ trứng bằng cách nếu trứng của chúng bị các loại động vật khác dùng làm thức ăn sẽ gây độc cho các loài động vật đó.Sau khi ăn sâu ban miêu, chất Cantharidin tiếp xúc với da hoặc niêm mạc thì gây hiện tượng li gai, da niêm mạc tại vùng tiếp xúc bị tổn thương như bỏng hóa chất, sau đó hình thành phỏng nước và nguy cơ tiến triển thành nhiễm trùng.
Trong bọ xít cũng có chất độc, nhưng ở nhiệt độ cao, chất này phân hủy hoàn toàn, còn ở sâu ban miêu thì không. Vì thế, GS.TSKH Vũ Quang Côn cảnh báo, không được sử dụng sâu ban miêu làm thực phẩm dù chế biến bằng bất kỳ cách nào. Ở Việt Nam, sâu ban miêu phân bố rộng khắp như đồng ruộng, rừng núi với hàng chục loài khác nhau. Đây là côn trùng nằm trong nhóm cực độc.
Ngộ độc sâu ban miêu hiếm gặp nhưng rất nặng về và gây khó khăn cho hầu hết các bác sĩ cấp cứu vì không có phác đồ điều trị rõ ràng. Theo ghi nhận nhiều năm trở lại đây, hầu hết các trường hợp ngộ độc sâu ban miêu đều dẫn đến tử vong.
Theo Suckhoedoisong