Nhiều phụ nữ bị từ chối khám chữa bệnh chỉ vì... vẫn còn trinh

C
Trần Tiến
Phản hồi: 0
Hàng trăm phụ nữ ở Anh và một số quốc gia gia khác bất bình về việc bị từ chối chăm sóc sức khỏe, chỉ vì các chuyên gia y tế nói họ chưa “mất trinh”. Đây là kết quả sau một cuộc điều tra của chuyên trang Vice World News về vấn đề này.
Hơn 200 người được trang Vice World News liên hệ đã tiết lộ họ đã bị từ chối thực hiện các bài kiểm tra y tế bên trong cơ quan sinh sản vì không có quan hệ tình dục và chưa “mất trinh”.
Phần lớn những phụ nữ chia sẻ thông tin trên đều sống ở Vương quốc Anh (ở 37 địa điểm khác nhau) và một số các quốc gia khác như Đức và Úc.
Tiến sĩ Ranee Thakar, chủ tịch Đại học Sản phụ khoa Hoàng gia, nói với trang Vice World News rằng: “Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe không nên giữ những lầm tưởng tai hại về 'trinh tiết' khi nói chuyện với phụ nữ, về các biện pháp chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục của họ”.
Nhiều phụ nữ bị từ chối khám chữa bệnh chỉ vì... vẫn còn trinh
Vào tháng 12, Vice cho biết 5 phụ nữ ở Vương quốc Anh đã bị từ chối siêu âm qua ******, một phương pháp thăm dò bên trong giúp các bác sĩ kiểm tra cơ quan sinh sản để tìm ra nguyên nhân tình trạng như đau vùng chậu, chảy máu không rõ nguyên nhân hoặc u nang.
Các hướng dẫn siêu âm của Anh nói rằng khái niệm trinh tiết sẽ không ảnh hưởng đến việc ra quyết định lâm sàng liên quan đến việc siêu âm ****** để chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, rất nhiều người đã liên hệ với Vice và cho biết họ đã không được siêu âm qua ****** cũng như hưởng các thủ tục chăm sóc sức khỏe khác.
Tiến sĩ Hannah Barham Brown, phó lãnh đạo Đảng Bình đẳng Phụ nữ ở Anh, cho biết "hoàn toàn không có lý do gì" để từ chối siêu âm qua ******, chỉ vì tiền sử tình dục của bệnh nhân.
Hannah Barham Brown nhấn mạnh: “Đây là một ví dụ khác về cách chúng ta cần cải thiện việc đào tạo cho tất cả các chuyên gia y tếm đưa bình đẳng giới vào chương trình giảng dạy cũng như thực hành. Công việc của chúng tôi phải luôn là hỗ trợ bệnh nhân tham gia vào sự đồng ý có hiểu biết, không từ chối việc chăm sóc sức khỏe định kỳ, dựa trên những quan niệm vô lý về trinh tiết”.
Nhiều phụ nữ bị từ chối khám chữa bệnh chỉ vì... vẫn còn trinh
Một phụ nữ đã liên hệ với Vice World News kể câu chuyện của cô ở một phòng khám ở Thị trấn Kentish, London, khi đi siêu âm qua ****** nhằm kiểm tra buồng trứng đa nang vào tháng 4/2022. Bác sĩ siêu âm nói với cô rằng “không được phép siêu âm vì vẫn còn trinh”. Sau đó, vị bác sĩ còn nói về tôn giáo, tình dục giữa nam và nữ như thế nào. Cảm giác như thể ông ta đang muốn thăm dò người phụ nữ.
Người này cho biết cô cảm thấy bị sốc khi các chuyên gia y tế lại đi từ chối khám và điều trị chỉ vì lý do này.

Từ chối khám chữa bệnh và điều trị chỉ vì “còn trinh” là điều hết sức vô lý​

Một người phụ nữ khác tên là Julie cũng có một chia sẻ tương tự. Cô được giới thiệu siêu âm qua ****** 6 năm trước ở Newham ở Đông London, tìm hiểu lý do tại sao đã qua 6 tháng mà không có kinh nguyệt. Cô tiết lộ: “Bác sĩ hơi lo lắng vì tôi là một trinh nữ, nhưng tôi muốn tiếp tục. Và câu trả lời của anh ấy là 'Không, không vì cô còn trinh’. Tôi đã cố gắng khăng khăng tiếp tục vì đã lên tinh thần cho điều đó nhưng anh ta vẫn từ chối. Phải mất thêm 5 năm nữa và cuối cùng tôi phải đi tư nhân để chụp một lần nữa và xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi đang trải qua thời kỳ mãn kinh sớm”.
Julie tin rằng, nếu cô ấy nhận được kết quả siêu âm sớm, cô đã có thời gian để đông lạnh trứng của mình.
Một phụ nữ ở Canterbury, miền đông nam nước Anh cho biết vào năm 2019, cô đã bị từ chối siêu âm ****** và thay vào đó, cô được đề nghị siêu âm ổ bụng. Kết quả cho thấy một u nang nhỏ được cho sẽ tự tiêu biến. Thế nhưng mọi thứ sau đó mới thật tồi tệ. Cô nói: “Ba tuần sau, tôi phải phẫu thuật khẩn cấp để loại bỏ một u nang có kích thước bằng quả cam trong buồng trứng của tôi, bởi vì nó thực sự đã 'chết' và đang bị nhiễm trùng do u nang cắt đứt nguồn cung cấp máu cho buồn trứng”.
“Vào thời điểm siêu âm, tôi được hỏi ‘Cô có còn trinh không?' và vì tôi nói có nên họ nói rằng điều đó là không thể. Tôi đã giải thích rằng tôi rất đau nên không bận tâm… nhưng vẫn bị từ chối”.

Thakar, chủ tịch của Đại học Sản phụ khoa Hoàng gia, cho biết:
“Điều quan trọng là các chuyên gia y tế phải tham gia vào các cuộc trò chuyện hỗ trợ giúp phụ nữ đưa ra quyết định sáng suốt về việc chăm sóc bản thân. Không một phụ nữ nào bị từ chối tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe với lý do ‘trinh tiết’ cả”.
Trước khi siêu âm qua ******, cũng như bất kỳ thủ thuật phụ khoa nào, mọi phụ nữ nên được tiếp cận thông tin rõ ràng, chính xác về lý do tại sao cần siêu âm và những điều liên quan, cả khi thảo luận với chuyên gia chăm sóc sức khỏe của họ và trong tờ thông tin bệnh nhân được cung cấp. Mặc dù quy trình này thường không gây đau đớn nhưng có thể gây khó chịu cho một số phụ nữ chưa có quan hệ tình dục thâm nhập hoặc do những thay đổi ****** liên quan đến thời kỳ mãn kinh. Một số phụ nữ sẽ có những lo lắng liên quan đến niềm tin cá nhân của họ”.

Một số cá nhân cũng đề cập đến việc bị từ chối phết tế bào cổ tử cung, một chương trình sàng lọc được sử dụng để phát hiện các dấu hiệu sớm của ung thư cổ tử cung do vẫn “còn trinh”.
Nhiều phụ nữ bị từ chối khám chữa bệnh chỉ vì... vẫn còn trinh
Ở Anh, sàng lọc cổ tử cung dành cho phụ nữ và những người có cổ tử cung ở độ tuổi 25–64. Mọi người thường nhận được một lá thư trước sinh nhật lần thứ 25, sau đó cứ ba năm lại được kiểm tra một lần.
Những phụ nữ trên khắp Vương quốc Anh đã tiết lộ với trang Vice rằng, họ được hỏi xem đã có hoạt động tình dục trước đó hay chưa trong khi khám sàng lọc. Trường hợp chưa có quan hệ, họ được mời về và không nên đến kiểm tra.
Một người ở Salford, miền bắc nước Anh nói với Vice rằng, họ đã bị từ chối xét nghiệm phết tế bào tới hai lần vì chưa bao giờ quan hệ tình dục. Một phụ nữ khác ở Fife, Scotland, được yêu cầu rời đi sau khi được hỏi về hoạt động tình dục vì “y tá nói với tôi rằng không cần thiết phải làm xét nghiệm và nói với tôi rằng tôi có thể rời đi. Tôi đã đọc lại tờ rơi mà tôi nhận được cùng với lá thư của mình và không thấy đề cập đến 'trinh nữ' nên tôi rất bối rối và khó chịu”.
Vào tháng 12, một người phụ nữ Luân Đôn đã được hỏi liệu cô còn trinh trước khi xét nghiệm phết tế bào theo lịch hay không. Cô chia sẻ: “Tôi hỏi cô ấy tại sao điều đó có liên quan gì và theo một cách vòng vo, cô ấy nói rằng quá trình kiểm tra sẽ làm rách màng trinh và như vậy, theo luật cô ấy không thể làm điều đó”.
Một số người lấy mẫu lo ngại về việc ‘làm rách’ màng trinh trong quá trình kiểm tra cổ tử cung. Điều này không cần phải lo lắng vì màng trinh không phải là dấu hiệu cho biết một người đã từng hoạt động tình dục hay chưa. Bởi màng trinh có thể rách và không còn nguyên vẹn ngay cả khi bệnh nhân chưa từng quan hệ tình dục thâm nhập. Tương tự, việc sàng lọc cổ tử cung không nên làm quá mạnh để tránh tác động đến các bộ phận giải phẫu.
Terri Harris, quản lý giáo dục và truyền thông tại tổ chức Bloody Good Period cho biết: “Huyền thoại trinh tiết nằm ở giao điểm giữa quyền tự chủ về cơ thể và nỗi đau. Đó là dấu hiệu cho thấy các học viên thiếu nhận thức về các vấn đề chính và nhấn mạnh thực tế là nhu cầu và mong muốn của những người có kinh nguyệt thường bị bỏ qua”.
Harris cho rằng cần có nhiều hướng dẫn hơn và cần có sự chia sẻ kiến thức giữa những người hành nghề y, để vượt qua những lầm tưởng về phụ khoa và đảm bảo không còn những câu chuyện bi hài như vậy nữa xảy ra. Đồng thời mỗi bệnh nhân cần đưa ra lựa chọn sáng suốt về cách điều trị cơ thể của họ.
>>> 5 lợi ích của việc chửi thề mà chúng ta chẳng hề hay biết nhưng lợi gì thì lợi đừng để thành thói quen xấu

Nguồn: Vice
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top