VNR Content
Pearl
Một trong những lợi ích chính mà người dùng có được khi sử dụng Android, so với các hệ điều hành di động khác, là khả năng tùy biến trải nghiệm. Nhưng càng nhiều lựa chọn, bạn càng có nguy cơ làm “âm điểm” trải nghiệm mà không hề nhận ra điều đó. Android có xu hướng gần với một hệ điều hành máy tính truyền thống hơn iOS, có nghĩa nó cần được bảo dưỡng ở một mức độ nhất định để thực sự phát huy tối đa sức mạnh. Có thể ví Android như một viên kim cương thô, và có rất nhiều thiết lập ẩn sâu bên trong để bạn tinh chỉnh nhằm hoàn thiện trải nghiệm sử dụng.
Nhiều người dùng có lẽ chưa mò mẫm kỹ phần cài đặt của điện thoại trong lần đầu thiết lập hệ thống, nhưng đó lại là việc đầu tiên bất kỳ “con nghiện” Android nào cũng sẽ thực hiện. Từ cải thiện độ lag và hệ thống điều hướng ì ạch, cho đến tăng thời lượng pin sau mỗi lần sạc, và thậm chí là đảm bảo quyền riêng tư của bạn không bị nhòm ngó bởi “cặp mắt cú vọ” của các tập đoàn trên thế giới, dưới đây là những thiết lập trên Android mà bạn nên thay đổi nếu không muốn trải nghiệm sử dụng thiết bị bị ảnh hưởng.
Chưa kích hoạt màn hình tần số quét cao
Nếu điện thoại Android của bạn được sản xuất trong vài năm gần đây, nhiều khả năng nó được trang bị màn hình tần số quét cao, 90Hz hoặc 120Hz tùy thuộc mẫu máy, giúp trải nghiệm sử dụng trở nên mượt mà hơn khi màn hình có thể làm tươi với tần suất lên đến 120 lần mỗi giây. Những điện thoại flagship mới nhất hiện nay cũng thường tích hợp công nghệ silicon đa tinh thể nhiệt độ thấp (LTPO) trong màn hình, cho phép thiết bị giảm tần số quét khi hiển thị các nội dung tĩnh (tần số quét biến thiên), có nghĩa là bạn không phải lo lắng vấn đề hao pin khi kích hoạt chế độ tần số quét cao nữa. Tuy nhiên, thiết lập này có thể chưa được kích hoạt ngay từ đầu, khiến bạn chỉ tận dụng được tần số quét 60Hz mà thôi.
Cách thức kích hoạt tần số quét cao còn tùy thuộc vào nhà sản xuất. Trên các điện thoại Pixel hay các thiết bị Android khác dùng ROM gần nguyên bản, bạn cần vào ứng dụng Settings (Cài đặt), tìm mục Display (Hiển thị), từ đó cuộn xuống các thiết lập khác và tìm mục Smooth Display. Bấm vào nút chuyển bên cạnh mục này để kích hoạt chế độ tần số quét cao thần thánh. Trong khi đó, với giao diện One UI của Samsung, bạn cũng vào mục Display nói trên rồi tìm mục Motion smoothness. Tại đó, bạn sẽ thấy 2 tùy chọn là Standard - tức 60Hz, và Adaptive - kích hoạt tần số quét lên đến 120Hz.
Tốc độ hoạt cảnh chậm
Hoạt cảnh của hệ điều hành là một trong những yếu tố tạo nên sự hài hòa, hoặc phá nát, trải nghiệm người dùng khi xét về mặt thị giác. Mặc điện, điện thoại Android có tốc độ hoạt cảnh không thực sự gọn gàng, nhưng bạn có thể khiến cảm giác sử dụng điện thoại trở nên nhanh hơn nhiều bằng cách tăng tốc độ hoạt cảnh. Theo trang AndroidPolice, hoạt cảnh được điều khiển bằng 3 thiết lập nằm ẩn trong phần Developer Options (thiết lập nhà phát triển) của Android: Windows animation scale quyết định tốc độ menu và pop-up, Transition animation scale quyết định tốc độ chuyển cảnh giữa các màn hình, và Animator duration scale quyết định tốc độ của tất cả các hoạt cảnh khác. Cả ba mặc định được đặt ở mức 1x, nhưng nếu bạn chọn 0.5x, bạn sẽ thấy một sự cải thiện ngay lập tức về hiệu suất trên hầu hết các thiết bị, bởi lúc đó bạn sẽ không phải tốn quá nhiều thời gian để xem các hoạt cảnh diễn ra.
Như đã nói ở trên, thiết lập về tốc độ hoạt cảnh bị ẩn trong phần Developer Options, do đó trước khi thay đổi chúng, bạn cần kích hoạt Developer Options bằng cách bấm liên tục 7 lần vào mục Android version (phiên bản Android) trong phần hiển thị thông tin điện thoại của ứng dụng Settings. Bạn sẽ phải nhập mật mã để xác nhận hành động vừa thực hiện. Khi Developer Options đã được kích hoạt, vào Settings > Developer Options > Windows Animation Scale/ Transition animation scale/ Animator duration scale và chọn lần lượt 0.5x. Nếu cảm thấy không ưng ý, làm lại các bước trên và chọn 1x để khôi phục về mặc định.
Chưa kích hoạt điều hướng cử chỉ
Trong các phiên bản Android gần đây, Google đã tích hợp tùy chọn điều hướng bằng cử chỉ vuốt thay vì bố cục 3 nút bấm truyền thống ở đáy màn hình như trước. Kích hoạt điều hướng cử chỉ không chỉ mang lại cho bạn nhiều diện tích màn hình hơn, mà bạn cũng không phải rướn ngón tay xuống dưới đáy màn hình để bấm nút quay lại nữa.
Để kích hoạt cử chỉ trên hầu hết các thiết bị Android, hãy vào Settings và tìm phần liên quan đến cử chỉ (gestures). Trong mục System Navigation, chọn Gesture Navigation. Trong giao diện One UI của Samsung, quy trình có chút khác biệt. Bạn cần vào Settings > Display > Navigation bar > Navigation type > Swipe gestures.
Khi đã kích hoạt, bạn có thể vuốt lên từ thanh ngang dưới đáy màn hình để ra trang chủ, hoặc vuốt lên đến giữa màn hình và giữ ngón tay để truy cập màn hình chuyển đổi ứng dụng (app switcher). Thay đổi lớn nhất là thao tác quay lại. Để quay lại, vuốt vào trong từ cạnh trái hoặc phải màn hình. Bạn có thể tinh chỉnh độ nhạy của cử chỉ quay lại trong phần thiết lập của Navigation Type.
Khi đã kích hoạt, bạn có thể vuốt lên từ thanh ngang dưới đáy màn hình để ra trang chủ, hoặc vuốt lên đến giữa màn hình và giữ ngón tay để truy cập màn hình chuyển đổi ứng dụng (app switcher). Thay đổi lớn nhất là thao tác quay lại. Để quay lại, vuốt vào trong từ cạnh trái hoặc phải màn hình. Bạn có thể tinh chỉnh độ nhạy của cử chỉ quay lại trong phần thiết lập của Navigation Type.
Chưa kích hoạt tính năng pin thích ứng
Nói về vấn đề tối ưu hóa pin, điều quan trọng bạn cần nhớ là phải đảm bảo đừng để các ứng dụng “ăn” quá nhiều tài nguyên điện thoại. Khi một ứng dụng chạy nền, nó có thể gây hao hụt pin bằng cách chiếm dụng bộ nhớ, gửi đi vị trí của bạn, hoặc sử dụng kết nối dữ liệu. Cách dễ nhất để hạn chế tình trạng này là kích hoạt Adaptive Battery (pin thích ứng). Tính năng này sẽ đảm bảo các ứng dụng chỉ sử dụng pin khi cần thiết, và các ứng dụng bạn ít sử dụng cũng sẽ ít chạy ngầm hơn bởi điện thoại sẽ học được thói quen sử dụng của bạn.
Để kích hoạt pin thích ứng, hãy vào ứng dụng Settings > Battery, tìm mục Adaptive Battery. Bạn cũng có thể vào trang thông tin của bất kỳ ứng dụng nào muốn hạn chế sử dụng pin bằng cách vào Settings > Apps > See all apps, rồi chọn ứng dụng từ danh sách hiện ra.
Tính năng pin thích ứng hoạt động quá mức cần thiết
Các thiết bị Android đời mới được tích hợp chức năng quản lý thời lượng pin thông minh. Để giúp bạn tiết kiệm pin, thiết bị có thể tự động đóng các ứng dụng chạy nền. Như đã đề cập ở trên, đó là điều tốt bởi các ứng dụng cần nhiều tài nguyên có thể là vấn đề cực lớn nếu bạn cho phép chúng liên tục chạy nền - pin lúc này sẽ bị rút cạn ở tốc độ đáng báo động. Nhưng khi Android “tiêu diệt” các ứng dụng chạy nền một cách quá thô bạo, bạn có thể bị lỡ mất các thông báo quan trọng, không thể đồng bộ dữ liệu, và nhiều thứ khác. Đôi lúc, bạn có một ứng dụng cần nhận thông báo thường xuyên, nhưng không muốn mở nó lên liên tục - Android sẽ cho rằng bạn sử dụng nó với tần suất quá thấp và đưa nó vào danh sách không ưu tiên, cũng như đặt ứng dụng vào chế độ ngủ.
Nếu muốn loại trừ một ứng dụng cụ thể khỏi chức năng quản lý pin thông minh, hãy mở ngăn chứa ứng dụng, tìm và nhấn giữ biểu tượng ứng dụng để mở trang thông tin liên quan. Từ đó, chọn Battery > Unrestricted trong mục Manage battery usage. Tuy nhiên, nếu dùng điện thoại Samsung, quy trình sẽ khác đôi chút. Samsung có chức năng quản lý pin của riêng họ, mà bạn có thể tìm thấy bằng cách mở Settings > Battery and device care. Chạm vào Battery > Background usage limits.
Tại đây, bạn sẽ thấy 3 mục: Sleeping apps, Deep sleeping apps, và Never sleeping apps. Nếu một ứng dụng chưa từng hiển thị thông báo hay đồng bộ hóa, nó nhiều khả năng nằm trong Deep sleeping apps, hãy vào đó để xem có ứng dụng quan trọng nào không. Nếu có một ứng dụng mà bạn không muốn hạn chế, bấm vào nó để mở trang thông tin của ứng dụng. Từ đây, quy trình sẽ giống như các thiết bị Android khác. Chỉ cần chạm vào Battery > Unrestricted.
Các ứng dụng được cấp quá nhiều quyền
Khi bạn cài đặt một ứng dụng lên thiết bị Android, nó sẽ được cấp quyền truy cập các chức năng hệ thống nhằm thực hiện nhiệm vụ của chính nó. Nhưng bạn cần nhớ rằng chỉ nên cấp những quyền mà ứng dụng cần cho các chức năng cơ bản của nó, đặc biệt bởi nhiều ứng dụng hiện nay đã bị “bắt quả tang” có hành vi mờ ám xâm phạm quyền riêng tư của người dùng. Những phiên bản Android mới thời gian gần đây được trang bị hệ thống quản lý cấp quyền với khả năng cho bạn thấy những ứng dụng nào đang sử dụng quyền nào và cho phép bạn dễ dàng xóa các quyền đó nếu một ứng dụng có dấu hiệu đi quá giới hạn.
Để làm điều đó, vào phần thiết lập Privacy > Permission Manager. Tại đây, bạn sẽ thấy từng loại quyền (Lưu trữ, Microphone, Camera…) hiển thị dưới dạng danh sách dài. Chạm vào từng mục sẽ cho bạn thấy tất cả các ứng dụng với quyền tương ứng đã cấp. Nếu bất kỳ ứng dụng nào có nhiều quyền hơn mức cần thiết, hoặc được cấp quyền cho một tính năng mà ứng dụng đó không dùng đến, hãy chạm vào nó. Bạn sẽ có tùy chọn Allow only while using the app (Chỉ cho phép khi sử dụng ứng dụng), Ask every time (Hỏi mỗi lần sử dụng ứng dụng), hoặc Don’t allow (Không cho phép). Chọn Don’t allow nếu bạn không muốn ứng dụng có được quyền cụ thể nào đó, hoặc Ask every time nếu bạn muốn tự mình kiểm soát các quyền mỗi khi sử dụng ứng dụng.
Bạn cho phép quá nhiều ứng dụng theo dõi vị trí
Bên cạnh cảm giác không thoải mái khi biết các công ty lớn đều nắm rõ nơi bạn sống, làm việc, và ghé thăm, cho phép các ứng dụng sử dụng GPS có thể là một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến máy bạn bị hao pin nghiêm trọng. Nhiều ứng dụng tưởng như không liên quan gì đến vị trí vẫn đề nghị được cấp quyền truy cập vị trí, và một số ứng dụng với những chức năng cần dữ liệu vị trí nhưng tốt hơn bạn đừng nên cấp! Ví dụ, có nên để Facebook biết được mọi nơi bạn đến hay không?
Bạn có thể tìm quyền vị trí trong trình quản lý quyền bằng cách làm theo các bước như phần trên. Tuy nhiên, ngoài 3 cấp độ giới hạn quyền đã nêu, các quyền vị trí còn có thêm cấp độ thứ 4 là Allow all the time (Luôn cho phép), tức ứng dụng sẽ được theo dõi vị trí của bạn kể cả khi bạn không hề sử dụng chúng. Bạn cũng có thể chọn Allow only while in usue (Chỉ cho phép khi đang sử dụng), có nghĩa ứng dụng phải chạy mới được dùng GPS, cũng như Don’t allow (Không cho phép), tức cấm ứng dụng theo dõi vị trí của bạn.
Bạn chưa kích hoạt chế độ giao diện tối
Nếu đã quá mỏi mệt vì bị lóa mắt bởi giao diện trắng sáng khi dùng smartphone vào ban đêm, đã đến lúc kích hoạt chế độ giao diện tối (dark mode). Ngoài việc giảm mỏi mắt, dark mode còn giúp tiết kiệm đến 60% pin so với thông thường nếu thiết bị có tấm nền OLED, vốn là loại tấm nền thường thấy trên các mẫu flagship Pixel và Galaxy. Bởi công nghệ OLED có khả năng tắt từng điểm ảnh riêng rẽ trên màn hình, bất kỳ điểm ảnh màu đen nào cũng sẽ được tắt đi. Ở chế độ giao diện tối, gần như toàn bộ hệ thống sẽ hiển thị ở tông màu đen, và nhiều ứng dụng cũng đã có tùy chọn giao diện tối tương tự. Nếu bạn chỉ muốn kích hoạt dark mode vào ban đêm, bạn có thể lên lịch theo khung giờ cụ thể, hoặc đồng bộ với thời gian mặt trời mọc và mặt trời lặn tùy theo vị trí của bạn.
Để kích hoạt dark mode, vào Settings > Display > chọn Dark theme. Để lên lịch chuyển sang dark mode, chọn Dark theme > Schedule. Bạn sẽ thấy một menu pop-up với các tùy chọn Turns On At Custom Time (Bật ở một thời điểm tùy ý) và Turns On From Sunset To Sunrise (Bật từ lúc mặt trời lặn đến lúc mặt trời mọc).
Trên điện thoại Samsung, mọi thứ đơn giản hơn. Từ Settings > Display, bạn sẽ thấy hai tùy chọn Light (Sáng) và Dark (Tối) hiện ra ở trên cùng, kèm theo hình minh họa. Bên dưới là các thiết lập dark mode, nơi bạn có thể thấy một nút bật/tắt Turn On As Scheduled.
Bạn để Google thu thập thông tin cá nhân
Mặc định, Google sẽ thu thập thông tin chẩn đoán và quá trình sử dụng từ thiết bị Android của bạn để cải thiện các dịch vụ của hãng. Theo Google, hệ điều hành Android thu thập những thứ như thời lượng pin, tần suất sử dụng ứng dụng, và chất lượng hoặc tần số kết nối mạng. Google khẳng định dữ liệu này chủ yếu dùng cho việc cải thiện dịch vụ của hãng, phát triển các dịch vụ mới, hoặc cải thiện an toàn cho người dùng; nhưng một nghiên cứu năm 2021 phát hiện ra rằng Android gửi dữ liệu đến Google ở tần suất cao gấp 20 lần iPhone gửi dữ liệu đến Apple. Bất kể họ sử dụng thông tin này như thế nào, thì rõ ràng Google đã được hưởng lợi cực lớn từ hơn 3 tỷ thiết bị Android khác trên thị trường - bạn chẳng cần đóng góp thêm làm gì cho mệt!
Để ngừng gửi thông tin cho Google, vào Settings > Google, chọn menu ở góc trên bên phải, vào Usage & Diagnostics, rồi tắt tùy chọn cùng tên.
Bạn để Google gửi quảng cáo đến mình
Google kiếm tiền bằng cách bán quảng cáo hướng đối tượng. Có nghĩa là nó sẽ dùng lịch sử Google của bạn để tìm hiểu những sở thích và mong ước thầm kín nhất từ người dùng - nói cách khác, Google “dội bom” bạn bằng các quảng cáo về những thứ bạn từng tìm kiếm trên Google nhưng không hề có ý định mua chúng. Mới đây, Google giới thiệu chức năng Advertising ID để cho phép người dùng dễ dàng thoát khỏi quảng cáo cá nhân hóa. Dù trước đây công ty từng cho người dùng thoát khỏi quảng cáo hướng đối tượng, hệ thống mới còn cho phép bạn ẩn danh trước các nhà phát triển ứng dụng nữa.
Để tắt cá nhân hóa quảng cáo, bạn cần vào lại mục Google trong Settings như trên. Tìm phần Ads > Delete advertising ID và xác nhận lựa chọn trong trang tiếp theo. Bạn sẽ vẫn thấy quảng cáo, nhưng chúng sẽ không dựa trên hoạt động của bạn trên thiết bị nữa.
Bạn chưa tự động sao lưu dữ liệu
Mẹo này không cải thiện ngay trải nghiệm Android của bạn được, nhưng nếu điện thoại bị mất hay hư hỏng, bạn sẽ thấy may mắn vì đã kích hoạt tự động sao lưu qua Google. Cho phép sao lưu đám mây giúp bạn khôi phục được thông tin sau khi reset điện thoại hoặc mua điện thoại mới, và thông qua dịch vụ Google One, Google cho phép bạn sao lưu cả dữ liệu ứng dụng, lịch sử cuộc gọi, danh bạ, cài đặt, tin nhắn SMS, ảnh, video, và tin nhắn MMS.
Trên điện thoại Pixel hoặc các điện thoại Android gần nguyên bản, bạn sẽ thấy tùy chọn này trong cài đặt hệ thống, mục Backup, trong khi trên Samsung One UI, nó nằm trong mục Accounts and backup > Back up data. Trong cả hai trường hợp, bạn đều có thể bật tùy chọn Backup by Google One. Bạn cũng sẽ được chọn sao lưu những dữ liệu mong muốn, từ ứng dụng, media, đến cuộc gọi và tin nhắn. Khi thiết lập một thiết bị mới, bạn sẽ được nhắc tải về bản sao lưu sau khi đăng nhập vào tài khoản Google.
Bạn kích hoạt quét Wi-Fi và Bluetooth
Điện thoại Android có khả năng quét mạng Wi-Fi và các thiết bị Bluetooth, kể cả khi Wi-Fi lẫn Bluetooth đều tắt. Mục đích của việc này là để cải thiện độ chính xác vị trí - bởi các router không dây được liên kết với các địa chỉ IP, giúp điện thoại suy ra được vị trí dựa trên địa chỉ IP được phát sóng từ router trong phạm vi của bạn. Tuy nhiên, trong thực tế, điều này sẽ khiến pin điện thoại hao hụt nhanh hơn.
Để tắt tính năng này, hãy vào phần Location trong Settings, chọn Wi-Fi and Bluetooth scanning, sau đó tắt cả hai tùy chọn.
Sau khi đã đọc qua tất cả những thứ được liệt kê trong bài viết này và thiết lập hệ thống theo ý bạn, chắc chắn trải nghiệm Android của bạn sẽ được tối ưu hơn rất nhiều. Hoạt cảnh sẽ nhanh hơn, điều hướng mượt mà hơn, pin trâu hơn, ứng dụng sẽ phục vụ bạn thay vì “đâm lén” sau lưng bạn, quyền riêng tư được cải thiện, và bộ nhớ cũng dư dả hơn để bạn sử dụng những tính năng đòi hỏi nhiều tài nguyên hơn!
Tham khảo: SlashGear
>> Gần một nửa số người dùng Android muốn chuyển sang iPhone vì ‘iOS an toàn hơn
Nhiều người dùng có lẽ chưa mò mẫm kỹ phần cài đặt của điện thoại trong lần đầu thiết lập hệ thống, nhưng đó lại là việc đầu tiên bất kỳ “con nghiện” Android nào cũng sẽ thực hiện. Từ cải thiện độ lag và hệ thống điều hướng ì ạch, cho đến tăng thời lượng pin sau mỗi lần sạc, và thậm chí là đảm bảo quyền riêng tư của bạn không bị nhòm ngó bởi “cặp mắt cú vọ” của các tập đoàn trên thế giới, dưới đây là những thiết lập trên Android mà bạn nên thay đổi nếu không muốn trải nghiệm sử dụng thiết bị bị ảnh hưởng.
Nếu điện thoại Android của bạn được sản xuất trong vài năm gần đây, nhiều khả năng nó được trang bị màn hình tần số quét cao, 90Hz hoặc 120Hz tùy thuộc mẫu máy, giúp trải nghiệm sử dụng trở nên mượt mà hơn khi màn hình có thể làm tươi với tần suất lên đến 120 lần mỗi giây. Những điện thoại flagship mới nhất hiện nay cũng thường tích hợp công nghệ silicon đa tinh thể nhiệt độ thấp (LTPO) trong màn hình, cho phép thiết bị giảm tần số quét khi hiển thị các nội dung tĩnh (tần số quét biến thiên), có nghĩa là bạn không phải lo lắng vấn đề hao pin khi kích hoạt chế độ tần số quét cao nữa. Tuy nhiên, thiết lập này có thể chưa được kích hoạt ngay từ đầu, khiến bạn chỉ tận dụng được tần số quét 60Hz mà thôi.
Cách thức kích hoạt tần số quét cao còn tùy thuộc vào nhà sản xuất. Trên các điện thoại Pixel hay các thiết bị Android khác dùng ROM gần nguyên bản, bạn cần vào ứng dụng Settings (Cài đặt), tìm mục Display (Hiển thị), từ đó cuộn xuống các thiết lập khác và tìm mục Smooth Display. Bấm vào nút chuyển bên cạnh mục này để kích hoạt chế độ tần số quét cao thần thánh. Trong khi đó, với giao diện One UI của Samsung, bạn cũng vào mục Display nói trên rồi tìm mục Motion smoothness. Tại đó, bạn sẽ thấy 2 tùy chọn là Standard - tức 60Hz, và Adaptive - kích hoạt tần số quét lên đến 120Hz.
Hoạt cảnh của hệ điều hành là một trong những yếu tố tạo nên sự hài hòa, hoặc phá nát, trải nghiệm người dùng khi xét về mặt thị giác. Mặc điện, điện thoại Android có tốc độ hoạt cảnh không thực sự gọn gàng, nhưng bạn có thể khiến cảm giác sử dụng điện thoại trở nên nhanh hơn nhiều bằng cách tăng tốc độ hoạt cảnh. Theo trang AndroidPolice, hoạt cảnh được điều khiển bằng 3 thiết lập nằm ẩn trong phần Developer Options (thiết lập nhà phát triển) của Android: Windows animation scale quyết định tốc độ menu và pop-up, Transition animation scale quyết định tốc độ chuyển cảnh giữa các màn hình, và Animator duration scale quyết định tốc độ của tất cả các hoạt cảnh khác. Cả ba mặc định được đặt ở mức 1x, nhưng nếu bạn chọn 0.5x, bạn sẽ thấy một sự cải thiện ngay lập tức về hiệu suất trên hầu hết các thiết bị, bởi lúc đó bạn sẽ không phải tốn quá nhiều thời gian để xem các hoạt cảnh diễn ra.
Như đã nói ở trên, thiết lập về tốc độ hoạt cảnh bị ẩn trong phần Developer Options, do đó trước khi thay đổi chúng, bạn cần kích hoạt Developer Options bằng cách bấm liên tục 7 lần vào mục Android version (phiên bản Android) trong phần hiển thị thông tin điện thoại của ứng dụng Settings. Bạn sẽ phải nhập mật mã để xác nhận hành động vừa thực hiện. Khi Developer Options đã được kích hoạt, vào Settings > Developer Options > Windows Animation Scale/ Transition animation scale/ Animator duration scale và chọn lần lượt 0.5x. Nếu cảm thấy không ưng ý, làm lại các bước trên và chọn 1x để khôi phục về mặc định.
Trong các phiên bản Android gần đây, Google đã tích hợp tùy chọn điều hướng bằng cử chỉ vuốt thay vì bố cục 3 nút bấm truyền thống ở đáy màn hình như trước. Kích hoạt điều hướng cử chỉ không chỉ mang lại cho bạn nhiều diện tích màn hình hơn, mà bạn cũng không phải rướn ngón tay xuống dưới đáy màn hình để bấm nút quay lại nữa.
Để kích hoạt cử chỉ trên hầu hết các thiết bị Android, hãy vào Settings và tìm phần liên quan đến cử chỉ (gestures). Trong mục System Navigation, chọn Gesture Navigation. Trong giao diện One UI của Samsung, quy trình có chút khác biệt. Bạn cần vào Settings > Display > Navigation bar > Navigation type > Swipe gestures.
Khi đã kích hoạt, bạn có thể vuốt lên từ thanh ngang dưới đáy màn hình để ra trang chủ, hoặc vuốt lên đến giữa màn hình và giữ ngón tay để truy cập màn hình chuyển đổi ứng dụng (app switcher). Thay đổi lớn nhất là thao tác quay lại. Để quay lại, vuốt vào trong từ cạnh trái hoặc phải màn hình. Bạn có thể tinh chỉnh độ nhạy của cử chỉ quay lại trong phần thiết lập của Navigation Type.
Khi đã kích hoạt, bạn có thể vuốt lên từ thanh ngang dưới đáy màn hình để ra trang chủ, hoặc vuốt lên đến giữa màn hình và giữ ngón tay để truy cập màn hình chuyển đổi ứng dụng (app switcher). Thay đổi lớn nhất là thao tác quay lại. Để quay lại, vuốt vào trong từ cạnh trái hoặc phải màn hình. Bạn có thể tinh chỉnh độ nhạy của cử chỉ quay lại trong phần thiết lập của Navigation Type.
Nói về vấn đề tối ưu hóa pin, điều quan trọng bạn cần nhớ là phải đảm bảo đừng để các ứng dụng “ăn” quá nhiều tài nguyên điện thoại. Khi một ứng dụng chạy nền, nó có thể gây hao hụt pin bằng cách chiếm dụng bộ nhớ, gửi đi vị trí của bạn, hoặc sử dụng kết nối dữ liệu. Cách dễ nhất để hạn chế tình trạng này là kích hoạt Adaptive Battery (pin thích ứng). Tính năng này sẽ đảm bảo các ứng dụng chỉ sử dụng pin khi cần thiết, và các ứng dụng bạn ít sử dụng cũng sẽ ít chạy ngầm hơn bởi điện thoại sẽ học được thói quen sử dụng của bạn.
Để kích hoạt pin thích ứng, hãy vào ứng dụng Settings > Battery, tìm mục Adaptive Battery. Bạn cũng có thể vào trang thông tin của bất kỳ ứng dụng nào muốn hạn chế sử dụng pin bằng cách vào Settings > Apps > See all apps, rồi chọn ứng dụng từ danh sách hiện ra.
Các thiết bị Android đời mới được tích hợp chức năng quản lý thời lượng pin thông minh. Để giúp bạn tiết kiệm pin, thiết bị có thể tự động đóng các ứng dụng chạy nền. Như đã đề cập ở trên, đó là điều tốt bởi các ứng dụng cần nhiều tài nguyên có thể là vấn đề cực lớn nếu bạn cho phép chúng liên tục chạy nền - pin lúc này sẽ bị rút cạn ở tốc độ đáng báo động. Nhưng khi Android “tiêu diệt” các ứng dụng chạy nền một cách quá thô bạo, bạn có thể bị lỡ mất các thông báo quan trọng, không thể đồng bộ dữ liệu, và nhiều thứ khác. Đôi lúc, bạn có một ứng dụng cần nhận thông báo thường xuyên, nhưng không muốn mở nó lên liên tục - Android sẽ cho rằng bạn sử dụng nó với tần suất quá thấp và đưa nó vào danh sách không ưu tiên, cũng như đặt ứng dụng vào chế độ ngủ.
Nếu muốn loại trừ một ứng dụng cụ thể khỏi chức năng quản lý pin thông minh, hãy mở ngăn chứa ứng dụng, tìm và nhấn giữ biểu tượng ứng dụng để mở trang thông tin liên quan. Từ đó, chọn Battery > Unrestricted trong mục Manage battery usage. Tuy nhiên, nếu dùng điện thoại Samsung, quy trình sẽ khác đôi chút. Samsung có chức năng quản lý pin của riêng họ, mà bạn có thể tìm thấy bằng cách mở Settings > Battery and device care. Chạm vào Battery > Background usage limits.
Tại đây, bạn sẽ thấy 3 mục: Sleeping apps, Deep sleeping apps, và Never sleeping apps. Nếu một ứng dụng chưa từng hiển thị thông báo hay đồng bộ hóa, nó nhiều khả năng nằm trong Deep sleeping apps, hãy vào đó để xem có ứng dụng quan trọng nào không. Nếu có một ứng dụng mà bạn không muốn hạn chế, bấm vào nó để mở trang thông tin của ứng dụng. Từ đây, quy trình sẽ giống như các thiết bị Android khác. Chỉ cần chạm vào Battery > Unrestricted.
Khi bạn cài đặt một ứng dụng lên thiết bị Android, nó sẽ được cấp quyền truy cập các chức năng hệ thống nhằm thực hiện nhiệm vụ của chính nó. Nhưng bạn cần nhớ rằng chỉ nên cấp những quyền mà ứng dụng cần cho các chức năng cơ bản của nó, đặc biệt bởi nhiều ứng dụng hiện nay đã bị “bắt quả tang” có hành vi mờ ám xâm phạm quyền riêng tư của người dùng. Những phiên bản Android mới thời gian gần đây được trang bị hệ thống quản lý cấp quyền với khả năng cho bạn thấy những ứng dụng nào đang sử dụng quyền nào và cho phép bạn dễ dàng xóa các quyền đó nếu một ứng dụng có dấu hiệu đi quá giới hạn.
Để làm điều đó, vào phần thiết lập Privacy > Permission Manager. Tại đây, bạn sẽ thấy từng loại quyền (Lưu trữ, Microphone, Camera…) hiển thị dưới dạng danh sách dài. Chạm vào từng mục sẽ cho bạn thấy tất cả các ứng dụng với quyền tương ứng đã cấp. Nếu bất kỳ ứng dụng nào có nhiều quyền hơn mức cần thiết, hoặc được cấp quyền cho một tính năng mà ứng dụng đó không dùng đến, hãy chạm vào nó. Bạn sẽ có tùy chọn Allow only while using the app (Chỉ cho phép khi sử dụng ứng dụng), Ask every time (Hỏi mỗi lần sử dụng ứng dụng), hoặc Don’t allow (Không cho phép). Chọn Don’t allow nếu bạn không muốn ứng dụng có được quyền cụ thể nào đó, hoặc Ask every time nếu bạn muốn tự mình kiểm soát các quyền mỗi khi sử dụng ứng dụng.
Bên cạnh cảm giác không thoải mái khi biết các công ty lớn đều nắm rõ nơi bạn sống, làm việc, và ghé thăm, cho phép các ứng dụng sử dụng GPS có thể là một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến máy bạn bị hao pin nghiêm trọng. Nhiều ứng dụng tưởng như không liên quan gì đến vị trí vẫn đề nghị được cấp quyền truy cập vị trí, và một số ứng dụng với những chức năng cần dữ liệu vị trí nhưng tốt hơn bạn đừng nên cấp! Ví dụ, có nên để Facebook biết được mọi nơi bạn đến hay không?
Bạn có thể tìm quyền vị trí trong trình quản lý quyền bằng cách làm theo các bước như phần trên. Tuy nhiên, ngoài 3 cấp độ giới hạn quyền đã nêu, các quyền vị trí còn có thêm cấp độ thứ 4 là Allow all the time (Luôn cho phép), tức ứng dụng sẽ được theo dõi vị trí của bạn kể cả khi bạn không hề sử dụng chúng. Bạn cũng có thể chọn Allow only while in usue (Chỉ cho phép khi đang sử dụng), có nghĩa ứng dụng phải chạy mới được dùng GPS, cũng như Don’t allow (Không cho phép), tức cấm ứng dụng theo dõi vị trí của bạn.
Nếu đã quá mỏi mệt vì bị lóa mắt bởi giao diện trắng sáng khi dùng smartphone vào ban đêm, đã đến lúc kích hoạt chế độ giao diện tối (dark mode). Ngoài việc giảm mỏi mắt, dark mode còn giúp tiết kiệm đến 60% pin so với thông thường nếu thiết bị có tấm nền OLED, vốn là loại tấm nền thường thấy trên các mẫu flagship Pixel và Galaxy. Bởi công nghệ OLED có khả năng tắt từng điểm ảnh riêng rẽ trên màn hình, bất kỳ điểm ảnh màu đen nào cũng sẽ được tắt đi. Ở chế độ giao diện tối, gần như toàn bộ hệ thống sẽ hiển thị ở tông màu đen, và nhiều ứng dụng cũng đã có tùy chọn giao diện tối tương tự. Nếu bạn chỉ muốn kích hoạt dark mode vào ban đêm, bạn có thể lên lịch theo khung giờ cụ thể, hoặc đồng bộ với thời gian mặt trời mọc và mặt trời lặn tùy theo vị trí của bạn.
Để kích hoạt dark mode, vào Settings > Display > chọn Dark theme. Để lên lịch chuyển sang dark mode, chọn Dark theme > Schedule. Bạn sẽ thấy một menu pop-up với các tùy chọn Turns On At Custom Time (Bật ở một thời điểm tùy ý) và Turns On From Sunset To Sunrise (Bật từ lúc mặt trời lặn đến lúc mặt trời mọc).
Trên điện thoại Samsung, mọi thứ đơn giản hơn. Từ Settings > Display, bạn sẽ thấy hai tùy chọn Light (Sáng) và Dark (Tối) hiện ra ở trên cùng, kèm theo hình minh họa. Bên dưới là các thiết lập dark mode, nơi bạn có thể thấy một nút bật/tắt Turn On As Scheduled.
Mặc định, Google sẽ thu thập thông tin chẩn đoán và quá trình sử dụng từ thiết bị Android của bạn để cải thiện các dịch vụ của hãng. Theo Google, hệ điều hành Android thu thập những thứ như thời lượng pin, tần suất sử dụng ứng dụng, và chất lượng hoặc tần số kết nối mạng. Google khẳng định dữ liệu này chủ yếu dùng cho việc cải thiện dịch vụ của hãng, phát triển các dịch vụ mới, hoặc cải thiện an toàn cho người dùng; nhưng một nghiên cứu năm 2021 phát hiện ra rằng Android gửi dữ liệu đến Google ở tần suất cao gấp 20 lần iPhone gửi dữ liệu đến Apple. Bất kể họ sử dụng thông tin này như thế nào, thì rõ ràng Google đã được hưởng lợi cực lớn từ hơn 3 tỷ thiết bị Android khác trên thị trường - bạn chẳng cần đóng góp thêm làm gì cho mệt!
Để ngừng gửi thông tin cho Google, vào Settings > Google, chọn menu ở góc trên bên phải, vào Usage & Diagnostics, rồi tắt tùy chọn cùng tên.
Google kiếm tiền bằng cách bán quảng cáo hướng đối tượng. Có nghĩa là nó sẽ dùng lịch sử Google của bạn để tìm hiểu những sở thích và mong ước thầm kín nhất từ người dùng - nói cách khác, Google “dội bom” bạn bằng các quảng cáo về những thứ bạn từng tìm kiếm trên Google nhưng không hề có ý định mua chúng. Mới đây, Google giới thiệu chức năng Advertising ID để cho phép người dùng dễ dàng thoát khỏi quảng cáo cá nhân hóa. Dù trước đây công ty từng cho người dùng thoát khỏi quảng cáo hướng đối tượng, hệ thống mới còn cho phép bạn ẩn danh trước các nhà phát triển ứng dụng nữa.
Để tắt cá nhân hóa quảng cáo, bạn cần vào lại mục Google trong Settings như trên. Tìm phần Ads > Delete advertising ID và xác nhận lựa chọn trong trang tiếp theo. Bạn sẽ vẫn thấy quảng cáo, nhưng chúng sẽ không dựa trên hoạt động của bạn trên thiết bị nữa.
Mẹo này không cải thiện ngay trải nghiệm Android của bạn được, nhưng nếu điện thoại bị mất hay hư hỏng, bạn sẽ thấy may mắn vì đã kích hoạt tự động sao lưu qua Google. Cho phép sao lưu đám mây giúp bạn khôi phục được thông tin sau khi reset điện thoại hoặc mua điện thoại mới, và thông qua dịch vụ Google One, Google cho phép bạn sao lưu cả dữ liệu ứng dụng, lịch sử cuộc gọi, danh bạ, cài đặt, tin nhắn SMS, ảnh, video, và tin nhắn MMS.
Trên điện thoại Pixel hoặc các điện thoại Android gần nguyên bản, bạn sẽ thấy tùy chọn này trong cài đặt hệ thống, mục Backup, trong khi trên Samsung One UI, nó nằm trong mục Accounts and backup > Back up data. Trong cả hai trường hợp, bạn đều có thể bật tùy chọn Backup by Google One. Bạn cũng sẽ được chọn sao lưu những dữ liệu mong muốn, từ ứng dụng, media, đến cuộc gọi và tin nhắn. Khi thiết lập một thiết bị mới, bạn sẽ được nhắc tải về bản sao lưu sau khi đăng nhập vào tài khoản Google.
Điện thoại Android có khả năng quét mạng Wi-Fi và các thiết bị Bluetooth, kể cả khi Wi-Fi lẫn Bluetooth đều tắt. Mục đích của việc này là để cải thiện độ chính xác vị trí - bởi các router không dây được liên kết với các địa chỉ IP, giúp điện thoại suy ra được vị trí dựa trên địa chỉ IP được phát sóng từ router trong phạm vi của bạn. Tuy nhiên, trong thực tế, điều này sẽ khiến pin điện thoại hao hụt nhanh hơn.
Để tắt tính năng này, hãy vào phần Location trong Settings, chọn Wi-Fi and Bluetooth scanning, sau đó tắt cả hai tùy chọn.
Sau khi đã đọc qua tất cả những thứ được liệt kê trong bài viết này và thiết lập hệ thống theo ý bạn, chắc chắn trải nghiệm Android của bạn sẽ được tối ưu hơn rất nhiều. Hoạt cảnh sẽ nhanh hơn, điều hướng mượt mà hơn, pin trâu hơn, ứng dụng sẽ phục vụ bạn thay vì “đâm lén” sau lưng bạn, quyền riêng tư được cải thiện, và bộ nhớ cũng dư dả hơn để bạn sử dụng những tính năng đòi hỏi nhiều tài nguyên hơn!
Tham khảo: SlashGear
>> Gần một nửa số người dùng Android muốn chuyển sang iPhone vì ‘iOS an toàn hơn