VNR Content
Pearl
Học viện Khoa học Ba Lan vừa tuyên bố loài mèo nhà là một “loài ngoại lai xâm lấn”.
Cụ thể, họ giải thích rằng, mèo nhà là “loài ngoại lai” bởi chúng từng được thuần hóa ở vùng Trung Đông, và gọi chúng là loài “xâm lấn” bởi “những ảnh hưởng tiêu cực mà mèo nhà gây ra cho đa dạng sinh học bản địa”.
Học viện này còn đưa ra một danh sách khá dài những loài động vật mà họ cho là “loài ngoại lai xâm lấn”, bao gồm cây cốt khí củ Nhật Bản, gấu trúc Bắc Mỹ, bướm đêm cánh trong, và chim uyên ương. Theo họ, những loài này tiềm ẩn “một mối đe dọa không lường trước được đối với đời sống hoang dã địa phương”, đồng thời trích dẫn một nghiên cứu cho biết mèo nhà ở Ba Lan đã giết và ăn thịt lần lượt 48,1 và 583,4 triệu động vật có vú khác, cùng với 8,9 và 135,7 triệu con chim mỗi năm.
Wojciech Solarz, một nhà sinh vật học tại Học viện, cho biết loài mèo đáp ứng 100% tiêu chí để được xếp vào nhóm “loài ngoại lai xâm lấn”.
Hiển nhiên, người nuôi mèo và yêu mèo trên toàn thế giới ngay lập tức nổi cơn thịnh nộ về tuyên bố này. Tất cả đều bày tỏ quan ngại rằng điều đó có thể làm bùng lên vấn nạn ngược đãi và lạm dụng mèo nhà.
Một số tờ báo thậm chí còn khẳng định rằng, những ấn tượng sai lệch mà tuyên bố của Học viện Khoa học Ba Lan liên quan loài mèo gây ra có thể báo hiệu cái chết từ từ cho những sinh vật dễ thương này.
Bình luận trên trang Facebook của Học viện, nhiều người nói việc xếp loại của họ “đơn giản là ngu ngốc và gây hại”, trong đó một người bức xúc còn lớn tiếng rằng “lũ đần, không xứng đáng với cái tên mà các người đang dùng”.
Trả lời phỏng vấn, Solarz cho biết ông không lường trước được phản ứng của dư luận khi thêm loài mèo nhà vào cơ sở dữ liệu, rằng chưa có trường hợp nào gây ra phản hồi tiêu cực về mặt cảm xúc đến vậy.
Dorota Suminska, tác giả cuốn sách “Chú mèo vui vẻ”, kiêm bác sỹ thú y, thì bày tỏ bức xúc ngay trên kênh truyền hình quốc gia, “Hỏi họ xem con người có nằm trong danh sách loài phi ngoại lai xâm lấn hay không”, trong một buổi nói chuyện về vấn đề suy giảm đa dạng sinh học, và khẳng định loài mèo đã bị đối xử không công bằng.
Solarz nói rằng những bình luận tiêu cực kia có lẽ xuất phát từ sự hiểu nhầm, rằng vì một lý do nào đó, mọi người đang nghĩ rằng Học viện ngụ ý con người đang làm hại loài mèo.
Học viện chỉ khuyến cáo rằng người nuôi mèo nên hạn chế cho thú cưng của họ ra ngoài trong mùa sinh sản của loài chim.
Trong một bài viết Faceook hồi đầu tháng này về vụ việc, Học viện cho biết họ “phản đối mọi hành vi đối xử tàn nhẫn với động vật”. Họ cũng giải thích rằng việc định nghĩa mèo nhà là loài ngoại lai xâm lấn không khiến chúng đứng trước nguy cơ bị lạm dụng, và cũng không phải là hành động ủng hộ việc bỏ rơi loài mèo.
>>> Người Mỹ ngại sinh đẻ.
Tham khảo: BusinessInsider
Cụ thể, họ giải thích rằng, mèo nhà là “loài ngoại lai” bởi chúng từng được thuần hóa ở vùng Trung Đông, và gọi chúng là loài “xâm lấn” bởi “những ảnh hưởng tiêu cực mà mèo nhà gây ra cho đa dạng sinh học bản địa”.
Học viện này còn đưa ra một danh sách khá dài những loài động vật mà họ cho là “loài ngoại lai xâm lấn”, bao gồm cây cốt khí củ Nhật Bản, gấu trúc Bắc Mỹ, bướm đêm cánh trong, và chim uyên ương. Theo họ, những loài này tiềm ẩn “một mối đe dọa không lường trước được đối với đời sống hoang dã địa phương”, đồng thời trích dẫn một nghiên cứu cho biết mèo nhà ở Ba Lan đã giết và ăn thịt lần lượt 48,1 và 583,4 triệu động vật có vú khác, cùng với 8,9 và 135,7 triệu con chim mỗi năm.
Wojciech Solarz, một nhà sinh vật học tại Học viện, cho biết loài mèo đáp ứng 100% tiêu chí để được xếp vào nhóm “loài ngoại lai xâm lấn”.
Hiển nhiên, người nuôi mèo và yêu mèo trên toàn thế giới ngay lập tức nổi cơn thịnh nộ về tuyên bố này. Tất cả đều bày tỏ quan ngại rằng điều đó có thể làm bùng lên vấn nạn ngược đãi và lạm dụng mèo nhà.
Bình luận trên trang Facebook của Học viện, nhiều người nói việc xếp loại của họ “đơn giản là ngu ngốc và gây hại”, trong đó một người bức xúc còn lớn tiếng rằng “lũ đần, không xứng đáng với cái tên mà các người đang dùng”.
Trả lời phỏng vấn, Solarz cho biết ông không lường trước được phản ứng của dư luận khi thêm loài mèo nhà vào cơ sở dữ liệu, rằng chưa có trường hợp nào gây ra phản hồi tiêu cực về mặt cảm xúc đến vậy.
Dorota Suminska, tác giả cuốn sách “Chú mèo vui vẻ”, kiêm bác sỹ thú y, thì bày tỏ bức xúc ngay trên kênh truyền hình quốc gia, “Hỏi họ xem con người có nằm trong danh sách loài phi ngoại lai xâm lấn hay không”, trong một buổi nói chuyện về vấn đề suy giảm đa dạng sinh học, và khẳng định loài mèo đã bị đối xử không công bằng.
Solarz nói rằng những bình luận tiêu cực kia có lẽ xuất phát từ sự hiểu nhầm, rằng vì một lý do nào đó, mọi người đang nghĩ rằng Học viện ngụ ý con người đang làm hại loài mèo.
Học viện chỉ khuyến cáo rằng người nuôi mèo nên hạn chế cho thú cưng của họ ra ngoài trong mùa sinh sản của loài chim.
Trong một bài viết Faceook hồi đầu tháng này về vụ việc, Học viện cho biết họ “phản đối mọi hành vi đối xử tàn nhẫn với động vật”. Họ cũng giải thích rằng việc định nghĩa mèo nhà là loài ngoại lai xâm lấn không khiến chúng đứng trước nguy cơ bị lạm dụng, và cũng không phải là hành động ủng hộ việc bỏ rơi loài mèo.
>>> Người Mỹ ngại sinh đẻ.
Tham khảo: BusinessInsider