VNR Content
Pearl
Đó là vào năm 1983. Hai nhà khoa học Darryl Gwynne và David Rentz đang cắm trại ở miền tây nước Úc. Một ngày nọ, khi đang đi dạo, họ gặp một bầy bọ cánh cứng đực đang bám lên và ******** với những… vỏ chai bia. Bạn không nghe nhầm đâu! Vỏ chai bia đấy.
Vậy lý do đằng sau hành vi tình dục bất thường này là gì?
Những con bọ cánh cứng chúng ta đang nói ở đây là loài bọ đá quý (hay còn gọi là bọ Úc), vốn xuất phát từ gia đình bọ ăn gỗ. Những vỏ chai bia nói trên có đầy đủ những đặc điểm quan trọng của một con bọ đá quý cái: màu nâu-cam, dễ nhìn thấy, và có khía dưới đáy chai - tất cả những điều đó đã cám dỗ lũ bọ đực. Những gã si tình này quá mê mẩn đến mức tự nướng chín bản thân dưới ánh nắng mặt trời chói chang chỉ để ******** với những vỏ chai bia. Nói không ngoa thì những vỏ chai bia kia đã “đánh tín hiệu”, và lũ bọ đơn giản là không thể chối từ.
Nghiên cứu này của Gwynne và Rentz đã được đề cử giải Ig Nobel, một giải thưởng nhại lại giải Nobel chính thức với mục đích vui là chính.
Bọ đá quý (Bọ Úc)
Trong những tình huống bình thường, chúng ta chỉ bắt gặp những kích thích bình thường, và bộ não của chúng ta đã được chuẩn bị sẵn sàng để xử lý chúng. Tuy nhiên, trong những tình huống bất ngờ nhất định, khi chúng ta nhận thấy một sự kích thích siêu thường (giống như vỏ chai bia đối với bọ đá quý), thì các loài động vật không thể cưỡng lại một phản ứng mạnh hơn, hay một siêu phản ứng, đối với kích thích đó. Do đó, có thể nói một kích thích siêu thường là một kích thích nhân tạo có khả năng kích hoạt một phản ứng mạnh mẽ hơn so với những kích thích kích hoạt cơ chế phản ứng thông thường.
Chim bắt sò
Tinbergen đã thử đưa cho chúng những quả trứng nhân tạo với kích cỡ khác nhau. Bạn nghĩ ông thấy điều gì? Lũ chim bắt đầu chọn những quả trứng to nhất và hoàn toàn quên béng những quả trứng thật, nhỏ hơn, của chính chúng (có lúc ông đưa cho chúng một quả trứng giả to như trái banh, và lũ chim cứ liên tục bị trượt xuống khi tìm cách ngồi lên nó).
Ngoài ra còn có một loài cá gọi là cá gai ba xương sống, vốn là một kẻ cực kỳ hung hãn trong việc bảo vệ lãnh thổ (con đực có thể tấn công bất kỳ con đực nào khác xâm phạm lãnh thổ của nó). Cá đực có thể xác định được nhau bởi màu đỏ dưới bụng chúng. Khi Tinbergen cho chúng thấy những con cá giả bằng bìa các-tông với màu đỏ tươi chói dưới bụng, những con cá này tấn công cá giả còn hung hãn hơn nữa. Chúng càng thấy nhiều màu đỏ, đòn đánh càng bạo lực. Có lúc, cá đực bắt đầu hành động thô bạo ngay sau khi phát hiện thấy chiếc xe tải chở thư màu đỏ bên ngoài cửa sổ! Về cơ bản, các loài động vật không thể nhận biết được một tín hiệu nào đó là thực hay nhân tạo, và do đó chỉ phản ứng với cường độ của kích thích đó.
Chim cu cu con đang đòi thức ăn từ bố mẹ nuôi
Với những loài chim như cu cu, vốn là loài đẻ trứng ký sinh (đẻ vào tổ chim khác), chim con mở miệng rộng hơn bình thường và kêu gào thảm thiết nhằm đảm bảo chúng được thêm thức ăn từ bố mẹ nuôi.
Kích thích siêu thường dưới các hình thức màu sắc, kích cỡ, dáng điệu, hay hình thù có tính hiệu quả cao bởi một sinh vật sở hữu những đặc điểm đó thường được ưu ái lựa chọn bởi một sinh vật khác thích chúng. Kết quả là, cả hai loài sẽ tiến hóa theo hướng đó.
Kích thích siêu thường có thể không phải là thứ mà các loài động vật thường xuyên gặp phải. Tuy nhiên, một thay đổi trong điều kiện sống (như những biến đổi môi trường gây ra bởi loài người) có thể mở ra khả năng xuất hiện những tín hiệu bất thường. Trong tình huống như vậy, kích thích siêu thường có thể dẫn đến tác động lên hành vi các loài động vật, và gây ảnh hưởng tiêu cực đến những loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Câu hỏi đặt ra ở đây là, liệu hiện tượng này chỉ ảnh hưởng lên các loài động vật, hay loài người chúng ta cũng là "con mồi" của kích thích siêu thường?
Tham khảo: ScienceABC
Vậy lý do đằng sau hành vi tình dục bất thường này là gì?
Những con bọ cánh cứng chúng ta đang nói ở đây là loài bọ đá quý (hay còn gọi là bọ Úc), vốn xuất phát từ gia đình bọ ăn gỗ. Những vỏ chai bia nói trên có đầy đủ những đặc điểm quan trọng của một con bọ đá quý cái: màu nâu-cam, dễ nhìn thấy, và có khía dưới đáy chai - tất cả những điều đó đã cám dỗ lũ bọ đực. Những gã si tình này quá mê mẩn đến mức tự nướng chín bản thân dưới ánh nắng mặt trời chói chang chỉ để ******** với những vỏ chai bia. Nói không ngoa thì những vỏ chai bia kia đã “đánh tín hiệu”, và lũ bọ đơn giản là không thể chối từ.
Nghiên cứu này của Gwynne và Rentz đã được đề cử giải Ig Nobel, một giải thưởng nhại lại giải Nobel chính thức với mục đích vui là chính.
Kích thích siêu thường
Các sinh vật trong thế giới tự nhiên có xu hướng bẩm sinh phản ứng với kích thích mà chúng nhận được. Bộ não được lập trình để bị thu hút, hoặc tìm cách tránh xa, những tín hiệu cụ thể, tùy thuộc vào tác động mà tín hiệu có thể gây ra đối với sự sinh tồn của con vật.Trong những tình huống bình thường, chúng ta chỉ bắt gặp những kích thích bình thường, và bộ não của chúng ta đã được chuẩn bị sẵn sàng để xử lý chúng. Tuy nhiên, trong những tình huống bất ngờ nhất định, khi chúng ta nhận thấy một sự kích thích siêu thường (giống như vỏ chai bia đối với bọ đá quý), thì các loài động vật không thể cưỡng lại một phản ứng mạnh hơn, hay một siêu phản ứng, đối với kích thích đó. Do đó, có thể nói một kích thích siêu thường là một kích thích nhân tạo có khả năng kích hoạt một phản ứng mạnh mẽ hơn so với những kích thích kích hoạt cơ chế phản ứng thông thường.
Ai khám phá ra kích thích siêu thường
Thuật ngữ kích thích siêu thường được đưa ra bởi nhà khoa học hành vi nổi tiếng Niko Tinbergen, cũng là người khám phá ra nó. Khi Tinbergen đang nghiên cứu các loài chim sống trên bãi biển, gọi là chim bắt sò, ông quan sát được một hành vi khá thú vị. Sau khi đẻ xong nhiều quả trứng với kích cỡ khác nhau, những con chim này thường có sở thích ấp số trứng lớn (bởi trứng lớn báo hiệu chim non sẽ khỏe mạnh hơn, và ý tưởng đó được lập trình vào não chim).Tinbergen đã thử đưa cho chúng những quả trứng nhân tạo với kích cỡ khác nhau. Bạn nghĩ ông thấy điều gì? Lũ chim bắt đầu chọn những quả trứng to nhất và hoàn toàn quên béng những quả trứng thật, nhỏ hơn, của chính chúng (có lúc ông đưa cho chúng một quả trứng giả to như trái banh, và lũ chim cứ liên tục bị trượt xuống khi tìm cách ngồi lên nó).
Ngoài ra còn có một loài cá gọi là cá gai ba xương sống, vốn là một kẻ cực kỳ hung hãn trong việc bảo vệ lãnh thổ (con đực có thể tấn công bất kỳ con đực nào khác xâm phạm lãnh thổ của nó). Cá đực có thể xác định được nhau bởi màu đỏ dưới bụng chúng. Khi Tinbergen cho chúng thấy những con cá giả bằng bìa các-tông với màu đỏ tươi chói dưới bụng, những con cá này tấn công cá giả còn hung hãn hơn nữa. Chúng càng thấy nhiều màu đỏ, đòn đánh càng bạo lực. Có lúc, cá đực bắt đầu hành động thô bạo ngay sau khi phát hiện thấy chiếc xe tải chở thư màu đỏ bên ngoài cửa sổ! Về cơ bản, các loài động vật không thể nhận biết được một tín hiệu nào đó là thực hay nhân tạo, và do đó chỉ phản ứng với cường độ của kích thích đó.
Hành vi này có phổ biến trong giới động vật?
Hiện tượng này không chỉ xuất hiện trong môi trường thử nghiệm; có nhiều trường hợp đã xảy ra trong thế giới tự nhiên. Ví dụ, kích thích siêu thường là nguyên nhân tại sao các loài động vật thích ghép đôi với những cá thể “đặc biệt có sức hút” (kể cả khi nó khiến chúng mất đi lợi thế sinh tồn). Điều này thể hiện rõ ở loài công, trong đó những con lớn hơn và có đuôi màu sáng hơn thường được yêu thích hơn trong mắt những con cái.Với những loài chim như cu cu, vốn là loài đẻ trứng ký sinh (đẻ vào tổ chim khác), chim con mở miệng rộng hơn bình thường và kêu gào thảm thiết nhằm đảm bảo chúng được thêm thức ăn từ bố mẹ nuôi.
Kích thích siêu thường dưới các hình thức màu sắc, kích cỡ, dáng điệu, hay hình thù có tính hiệu quả cao bởi một sinh vật sở hữu những đặc điểm đó thường được ưu ái lựa chọn bởi một sinh vật khác thích chúng. Kết quả là, cả hai loài sẽ tiến hóa theo hướng đó.
Loài người tận dụng kích thích siêu thường như thế nào?
Kể từ khi khái niệm kích thích siêu thường được đưa ra, đã có những tình huống mà con người tận dụng nó để chiếm được lợi thế. Ví dụ điển hình là sự sáng tạo ra phương pháp câu cá bằng ruồi nhân tạo (câu cá bằng cần cầu, kèm theo một con ruồi nhân tạo làm mồi nhử). Hiện nay, loài người chúng ta vẫn đang tìm cách tạo ra những con ruồi giả hoàn hảo, nhằm dùng chúng như một loại siêu kích thích khiến cá lao vào đớp thay vì tìm đến những loại thức ăn tự nhiên trông kém hấp dẫn hơn.Tạm kết
Mọi loài động vật đều phản ứng với cả kích thích tự nhiên và nhân tạo như một kiểu hành vi theo bản năng. Tuy nhiên, khi có kích thích nhân tạo đặc biệt, các sinh vật thường có xu hướng chọn nó thay vì kích thích tự nhiên. Đó là lý do tại sao loài bọ đá quý không thể từ chối những vỏ chai bia, kể cả khi kết cục là cái chết.Kích thích siêu thường có thể không phải là thứ mà các loài động vật thường xuyên gặp phải. Tuy nhiên, một thay đổi trong điều kiện sống (như những biến đổi môi trường gây ra bởi loài người) có thể mở ra khả năng xuất hiện những tín hiệu bất thường. Trong tình huống như vậy, kích thích siêu thường có thể dẫn đến tác động lên hành vi các loài động vật, và gây ảnh hưởng tiêu cực đến những loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Câu hỏi đặt ra ở đây là, liệu hiện tượng này chỉ ảnh hưởng lên các loài động vật, hay loài người chúng ta cũng là "con mồi" của kích thích siêu thường?
Tham khảo: ScienceABC