Tại sao một số loài sư tử thích leo cây, số khác lại không?

Khi ghé thăm Công viên quốc gia Queen Elizabeth tại Uganda, hoặc Công viên quốc gia Lake Manyara tại Tanzania, bạn sẽ thấy một điều khá bất thường: những đàn sư tử leo cây và dành phần lớn thời gian nằm ườn trên những nhánh cây phía ở cao so với mặt đất. Trong khi đó, ở những nơi khác, sư tử hiếm khi leo trèo, và nếu chúng có thử làm vậy thì trông cũng khá... mất hình tượng.
Chúng có thể leo lên đó một cách dễ dàng” - theo Craig Packer, người đứng đầu Dự án Serengeti Lion trong hơn 35 năm qua. Nhưng ông nói thêm rằng, “chúng leo lên đó rồi, và kiểu như ‘ehhhhh làm sao xuống bây giờ?’”
Những loài mèo lớn khác xem leo cây là chuyện thường ngày. “Về mặt giải phẫu học, báo có đầy đủ mọi ưu thế cho việc leo trèo” - theo Luke Hunter, giám đốc điều hành chương trình mèo lớn của Wildlife Convervation Society tại New York City. “Chúng nhẹ cân, và xương bả vai của chúng lớn hơn, phẳng hơn, lõm hơn so với sư tử”
Tại sao một số loài sư tử thích leo cây, số khác lại không?
Mặt khác, sư tử có phần tư phía trước cơ thể to lớn mạnh mẽ, và một cái lưng rất, rất chắc. Cấu tạo này nhằm đánh vật và ghìm những con mồi nặng ký, như trâu, xuống đất” - ông nói tiếp. “Sức mạnh khủng khiếp của chúng buộc phải đánh đổi bằng sự nhanh nhẹn và sức mạnh phương dọc mà một con báo có được...”
Theo tiến sỹ Packer, leo cây có thể nguy hiểm, đặc biệt đối với những con sư tử đực nặng ký. “Khi nhảy xuống, một con sư tử có thể bị trật khớp do khối lượng của nó”
Hầu hết sư tử cũng không có nhiều nhu cầu leo cây. Chúng là loài có đặc tính xã hội cao, sống thành bầy đàn, và có thể bảo vệ bữa ăn khỏi những loài ăn thịt khác. Những con báo cô độc phải che giấu miếng mồi của chúng ở đâu đó an toàn, và có thể mất hơn 1/3 bữa ăn vào tay lũ linh cẩu nếu không đủ sức kéo con mồi đã bắt được lên cây.
Vậy tại sao sư tử ở một số khu vực lại leo cây, nếu chúng không có cơ thể phù hợp cho việc leo trèo và hiếm khi cần làm điều đó? Trên thực tế, việc này không liên quan nhiều lắm đến năng lực tự nhiên, mà chủ yếu xuất phát từ những hành vi học được và điều kiện sống đặc trưng ở khu vực.
Tại Zimbabwe, rất ít khi người ta thấy sư tử leo cây - theo Moreangels Mbizah, một nhà sinh vật học thường xuyên tiếp cận với sư tử trong Khu bảo tồn Kavango-Zambezi Transfrontier. “Lý do duy nhất chúng muốn leo cây là nếu có gì đó dưới đất mà chúng đang muốn tránh né” - cô nói.
Ví dụ, sau một đợt mưa đặc biệt lớn vào năm 1963, dịch ruồi Stomoxys bùng lên đã buộc lũ sư tử hoặc phải leo lên cây, hoặc phải chui vào hang của lợn rừng - bất kỳ đâu có thể để thoát khỏi loài côn trùng gây ra những vết thương hở và dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng kia. Thói quen học được này có lẽ là tiền đề cho văn hóa leo cây vốn khá phổ biến trong những đàn sư tử ở Lake Manyara.
Tại sao một số loài sư tử thích leo cây, số khác lại không?
Sư tử cũng có thể leo cây để tránh nóng và khảo sát địa hình nhằm săn mồi - theo Joshua Mabonga, một nhà nghiên cứu trong chương trình Uganda của Wildlife Conservation Society. Nhưng tại Công viên quốc gia Queen Elizabeth ở Udanga, có một lý do khác: sư tử sống ở đây theo từng bầy nhỏ hơn những nơi khác, và xung quanh là những đàn trâu và voi lớn hơn hẳn. Khi đối mặt với những cuộc chạy toán loạn của lũ trâu, biết nguy hiểm có thể xảy ra với bản thân, lũ sư tử liền trốn lên những cành cây. “Nơi an toàn nhất cho sư tử là trên cây” - Mabonga nói.
Hoặc, theo lời Tiến sỹ Packer, “sư tử leo cây để trốn những kẻ quấy rầy, dù đó là những loài lớn như voi hay nhỏ như ruồi”
Để có thể nhanh chóng trốn thoát, sư tử cần tìm đúng loại cây phù hợp. Chúng thường leo lên cây sung dâu châu Phi hoặc cây keo gai, vốn có những nhánh nằm ngang cách không quá xa mặt đất.
Điều đó giúp loài sư tử dễ dàng leo lên” - Tiến sỹ Hunter nói.
Tại những nơi loài sư tử học được cách leo cây, và có những điều kiện cho phép chúng leo trèo, thì chúng tích cực leo lên cây với tinh thần như lũ báo vậy. Tại Công viên quốc gia Queen Elizabeth, Tiến sỹ Hunter cho biết: “Bạn sẽ thấy cả gia đình - từ con trưởng thành, con non, mọi con sư tử - ở trên cây. Từ thế hệ này sang thế hệ khác, sống trên cây đã thực sự trở thành một thói quen rồi.”
Tham khảo:
NYTimes
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top