thumbnail - Ukraine khẩn cấp xin vào NATO sau khi Nga sáp nhập 4 vùng, nước Mỹ nói gì?
Tử Hà Tiên Tử
Hà Nội

Ukraine khẩn cấp xin vào NATO sau khi Nga sáp nhập 4 vùng, nước Mỹ nói gì?

Mới đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cử hành lễ sáp nhập lãnh thổ 4 vùng Ukraine vào Nga, bao gồm Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia. Việc ông Putin ký sắc lệnh sáp nhập 4 vùng lãnh thổ của Ukraine vào Nga đã gây nên 1 làn sóng phản đối dữ dội trên trường quốc tế, đặc biệt là chính quyền ông Zelensky.

Ukraine khẩn cấp xin vào NATO

Ngay sau khi Nga sáp nhập 4 vùng lãnh thổ, ông Zelensky lập tức có hành động đáp trả. “Chúng tôi quyết định phải có hành động mang tính bước ngoặt, đó chính là ký đơn xin gia nhập NATO khẩn cấp” - ông tuyên bố qua video đăng trên Telegram. Trong video, người ta có thể thấy ông đã ký vào 1 văn bản nào đó, trước sự chứng kiến của thủ tướng và chủ tịch quốc hội Ukraine.

Theo thủ tục, Ukraine sẽ phải trải qua quá trình xét duyệt phức tạp, cần nhận được đồng thuận từ toàn bộ thành viên Liên minh NATO. Hồi tháng 7, Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương đã bắt đầu quá trình xét duyệt cho 2 quốc gia châu Âu là Phần Lan và Thụy Điển. “Chúng tôi tin tưởng mình có đủ năng lực để phù hợp với các tiêu chuẩn của khối liên minh quân sự” - Tổng thống Ukraine tuyên bố.

Ukraine khẩn cấp xin vào NATO sau khi Nga sáp nhập 4 vùng, nước Mỹ nói gì? 

Tổng thống Ukraine ký đơn xin gia nhập NATO khẩn cấp

Một trong những lí do quan trọng để Ukraine phải gấp rút xin gia nhập liên minh quân sự này là để nhận được sự bảo vệ của toàn bộ khối. Theo Điều 5, 1 quốc gia thành viên bất kì thuộc NATO bị tấn công đồng nghĩa cả khối bị tấn công. Như vậy, họ sẽ được cả khối quân sự bảo vệ chống trả trước đối tượng thù địch. Chính vì tính chất đặc biệt này, việc Ukraine có được gia nhập NATO hay không đang là 1 câu hỏi lớn.

Phản ứng của Nga và Mỹ khi Ukraine xin gia nhập NATO

Theo hãng thông tấn AP, trước đây Tổng thống Nga Putin từng nhiều lần cảnh báo Ukraine nếu có ý định gia nhập liên minh.

Ông Putin khẳng định gia nhập vào khối quân sự lớn nhất thế giới sẽ là giới hạn đỏ đối với nước Nga. Và ngay trong ngày 30/9, Tổng thống Putin lập tức yêu cầu Ukraine dừng ngay mọi hành động thù địch với nước Nga, và cho biết thêm sẵn sàng đàm phán để tháo gỡ mâu thuẫn.

Song, người đồng cấp Zelensky thẳng thừng từ chối nếu như ông Putin vẫn còn là lãnh đạo cao nhất của nước Nga. “Chúng tôi sẽ không tham gia bất kì cuộc đàm phán nào khi mà ông Putin vẫn còn là Tổng thống Liên bang Nga. Chúng tôi sẽ chỉ đàm phán khi bổ nhiệm 1 tổng thống mới” - ông Zelensky nói.

Ukraine khẩn cấp xin vào NATO sau khi Nga sáp nhập 4 vùng, nước Mỹ nói gì? 

Mỹ cho rằng hiện tại chưa phải thời điểm thích hợp để đưa Ukraine gia nhập NATO

Trong khi Nga phản đối quyết liệt, Mỹ cam kết không cấm đoán bất kì nước nào xin vào NATO. Song, cũng cho rằng đây chưa phải thời điểm thích hợp để đưa Ukraine vào khối quân sự này.

Phát biểu với báo giới, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sulluvan cho biết: “Hiện tại, ưu tiên hàng đầu của nước Mỹ là hỗ trợ tốt nhất cho Ukraine trên chiến trường. Việc xem xét đơn xin gia nhập NATO của Ukraine nên được tiến hành vào 1 thời điểm thích hợp khác”. Đây dường như là quan điểm chung thống nhất của khối quân sự NATO.

Tổng thư ký Stoltenberg đưa ra 1 tuyên bố chưa từng có tiền lệ, khẳng định rằng xung đột Ukraine sẽ không có sự tham chiến của khối. Nói 1 cách khác, cả Mỹ và NATO sẽ tiếp tục viện trợ quân sự cho quân đội Ukraine nhưng không trực tiếp tham chiến.

Cả Cố vấn an ninh Mỹ lẫn Tổng thư ký Liên minh NATO đều nhắc lại - điều kiện cần thiết để chấp nhận đơn xin gia nhập là phải có sự đồng ý của tất cả 30 thành viên trong khối. Ngoài ra, họ cũng lên án mạnh mẽ hàng vi sáp nhập lãnh thổ của ông Putin, bất chấp sự phản đối của nhiều quốc gia trên thế giới.

Ukraine khẩn cấp xin vào NATO sau khi Nga sáp nhập 4 vùng, nước Mỹ nói gì? 

Nhiều nước châu Âu như Hy Lạp, Anh, Ba Lan,... đã lên án mạnh mẽ lễ sáp nhập 4 vùng lãnh thổ vào Nga của tổng thống Putin. Ứớc tính, 4 vùng Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia tương đương hơn 15% lãnh thổ của Ukraine.

Mỹ sẽ không tham chiến

Từ những gì mà Mỹ thể hiện cho đến nay, có thể thấy họ thực sự toan tính sao cho có lợi nhất cho mình. Mỹ và các đồng minh phương Tây né tránh phải đụng độ trực tiếp với quân đội Nga, tránh phải điều động quân đội. Nhưng họ vẫn duy trì việc ủng hộ với quân đội Ukraine chống trả các cuộc tấn công của quân đội Nga.

Từ đó, tránh leo thang xung đột thành 1 cuộc chiến tranh thế giới lần nữa nhưng vẫn giữ chân quân Nga sa lầy ở Ukraine, tạo thành thế giằng co gián tiếp với Nga trên 1 chiến trường ủy nhiệm. Đối với Nga, việc này sẽ làm tiêu hao đáng kể nguồn lực của họ và đối với Mỹ, điều đó đương nhiên có lợi.

Việc kiềm chân Nga trong cuộc chiến đang diễn ra cũng giúp Mỹ tăng thêm tiếng nói trên trường quốc tế, lôi kéo thêm đồng minh. Như chúng ta thấy rõ khi các nước xung quanh đều muốn gia nhập vào Liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu. Đồng thời, họ cũng có thể đánh giá khả năng tác chiến, chiến lược quân sự, năng lực khí tài của quân đội nước Nga khi thể hiện trên chiến trường.

Chủ đề liên quan

Chủ đề khác