Vì háo sắc, Càn Long sẵn sàng làm ra chuyện tày trời, trái với luân thường đạo lý để thỏa mãn dục vọng

V
VNR Content
Phản hồi: 0
Không chỉ có vậy, trong hơn 60 năm trị vì của mình, số lần đi tuần du của Càn Long để "săn" gái đẹp trong dân gian nhiều không thể nào kể xiết. Cũng vì quá đam mê sắc đẹp mà Càn Long đã phụ tình hoàng hậu Phúc Thái bằng đêm vô luân "định mệnh", khiến cho người mà Càn Long từng hết mực yêu thương phải chết một cách đau buồn trong u uất.
Vào năm 1748, hoàng đế Càn Long cùng với hoàng thái hậu và hoàng hậu Phúc Thái cùng đi tuần du đến Giang Nam - một vùng đất nổi tiếng có nhiều cảnh đẹp bậc nhất Trung Hoa. Ở thời điểm đó, Phúc Thái hoàng hậu có thể được coi là một trong những người vợ được sủng ái nhất của Càn Long.
Mặc dù Giang Nam là vùng đất phong cảnh hữu tình, mỗi nơi đi qua đều lung linh như một bức tranh thủy mặc, tuy nhiên tâm trạng của Phúc Thái hoàng hậu lúc nào cũng u uất không vui. Trong suốt chuyến đi, Phúc Thái hoàng hậu không hề để ý đến những sự vật xung quanh mình, lúc nào bà cũng chìm trong nỗi buồn mà rất ít khi mở lời nói chuyện. Cũng trong chuyến đi này, khi ngồi trên thuyền để ngắm cảnh hoàng hôn trên hồ, Phúc Thái hoàng hậu đã bị trúng gió và nằm liệt trên giường ngay tại thời điểm đó.

Vì háo sắc, Càn Long sẵn sàng làm ra chuyện tày trời, trái với luân thường đạo lý để thỏa mãn dục vọng
Chuyến công du của cả gia đình hoàng tộc vì thế đã phải tạm hoãn lại vì Phúc Thái hoàng hậu. Mặc dù những thái y đi theo đã ra sức cứu chữa bệnh tình nhưng sức khỏe của Phúc Thái ngày càng xấu đi trầm trọng. Lúc này, Càn Long vội vàng đưa cả đoàn nhanh chóng trở về kinh thành, tuy nhiên trên đường trở về, hoàng hậu Phúc Thái đã ra đi trong sự ngỡ ngàng và bất lực của tất cả mọi người. Năm đó, bà mới ngoài 40 tuổi.
Đến thời điểm hoàng hậu chết đột ngột ở Giang Nam, Càn Long cùng Phúc Thái đã nên duyên vợ chồng được 22 năm. Ban đầu, tình yêu của cặp đôi trời sinh này rất mặn nồng, Phúc Thái được Càn Long hết sức sủng ái bởi sắc đẹp cũng như tài cầm kỳ thi họa của nàng. Không những thế, Phúc Thái còn được biết đến là một vị hoàng hậu nhân từ, ít gây thị phi ở hậu cung nên được các phi tần vô cùng yêu mến. Sau cái chết bất ngờ của Phúc Thái, trong cung đã đồn đoán nhiều chuyện xoay quanh sự u uất của hoàng hậu bấy lâu nay xuất phát từ hành động loạn luân của Càn Long.
Vào một ngày, khi trong cung Nguyên Ninh tràn ngập sắc thắm của mùa thu, Phúc Thái cùng với một số phi tần và phúc tấn đến thỉnh an hoàng đế Càn Long và hoàng thái hậu. Trong một "tiểu đội" mỹ nữ đi theo hoàng hậu, Càn Long đã rất chú ý tới một người có sắc đẹp nổi trội. Khi vừa nhìn thấy người phụ nữ này, Càn Long đã không cưỡng nổi sự đam mê của mình mà trở nên ngơ ngẩn, mắt cứ dán chặt vào mỹ nữ đó. Rất muốn biết mỹ nữ đó là ai nhưng trước đám đông, Càn Long cũng không tiện để hỏi.

Vì háo sắc, Càn Long sẵn sàng làm ra chuyện tày trời, trái với luân thường đạo lý để thỏa mãn dục vọng
Đúng lúc đó, mỹ nữ bước ra để thỉnh an hoàng thái hậu, hoàng đế và hoàng hậu. Lúc này, hoàng hậu Phúc Thái mỉm cười, nhẹ nhàng nói: "Mời dì đứng lên". Hóa ra mỹ nữ này chính là dì ruột của hoàng hậu Phúc Thái và là vợ của quan đại thần Bộ Hộ Phó Hằng. Khi mọi người bắt đầu dạo chơi và ngắm cảnh tại cung Nguyên Ninh, Càn Long đã không còn tâm trí đâu để thưởng thức cảnh sắc bên ngoài nữa. Trong lòng ông giờ chỉ "chăm chăm" một suy nghĩ, làm sao có thể được ở cạnh người đẹp kia. Vì thế, trong suốt chuyến du ngoạn của mình, đôi mắt của Càn Long chỉ dán chặt vào một chỗ, đó là cơ thể uyển chuyển và khuôn mặt tựa trăng rằm của Phó phu nhân.
Sau đó vài ngày, cả cung điện lại tưng bừng chuẩn bị đón Tết Trung thu, theo lệnh của Càn Long, hoàng hậu Phúc Thái có thể mời tất cả họ hàng thân thích đến tham gia "cho đông vui". Quả nhiên, chiêu bài của Càn Long đã tỏ ra rất có hiệu lực khi tối hôm đó, người dì của Phúc Thái tức Phó phu nhân cũng đến thỉnh an hoàng đế và hoàng hậu. Để cho "kế hoạch" của mình có hiệu quả, Càn Long đã sắp xếp bàn tiệc để Phó phu nhân có thể ngồi cùng bàn với mình.
Cũng theo sự sắp xếp, bàn tiệc của hoàng đế Càn Long có một cuộc vui đặc biệt. Đó là, hoàng đế hỏi một câu, mỗi người xung quanh phải thay nhau trả lời, nếu trả lời sai thì phải uống rượu. Là một người thông minh nên Càn Long đã dễ dàng đưa Phó phu nhân "vào tròng", vì tửu lượng thấp nên chỉ sau vài chén Phó phu nhân đã ngà ngà say. Lúc này, theo kế hoạch của nhà vua, một thái giám đã dẫn Phó phu nhân vào phòng nghỉ và không lâu sau đó, hoàng đế Càn Long cũng mất dạng khi cuộc vui vẫn chưa kết thúc để đắm chìm trong sự hoan lạc vô luân. Tuy nhiên, tất cả những hành động loạn luân này của Càn Long đã không lọt khỏi tầm mắt của người cháu ruột Phó phu nhân là Phúc Thái hoàng hậu.

Vì háo sắc, Càn Long sẵn sàng làm ra chuyện tày trời, trái với luân thường đạo lý để thỏa mãn dục vọng
Khi bữa tiệc đón Tết Trung thu vẫn đang diễn ra tưng bừng ngoài trời thì trong một căn phòng kín, hoàng đế Càn Long lại có một "bữa tiệc" vô luân bằng sự chiếm đoạt xác thịt của Phó phu nhân. Phúc Thái hoàng hậu mặc dù biết được tính đa tình của Càn Long nhưng khi tận mắt chứng kiến cảnh "mây mưa" giữa chồng và dì ruột của mình bà vẫn không khỏi choáng váng. Sự "táo bạo" và loạn luân của hoàng đế Càn Long khiến bà cảm thấy chết sững và bất lực trong khi tiếng nhạc, tiếng hát, tiếng cười nói vẫn còn vang vọng bên ngoài. Cũng bắt đầu từ tối hôm đó, Phúc Thái trở nên trầm lặng và u uất. Điều đáng buồn là đúng tại thời điểm đó, Phúc Thái đang mang thai người con trai thứ hai
Sóng gió đến với Phúc Thái hoàng hậu không chỉ dừng lại ở đó, tai họa đã liên tiếp giáng xuống đầu người phụ nữ nhân từ này. Trong những năm tháng nhận được "đặc ân" của hoàng đế, Phúc Thái đã sinh được một người con trai có tên là Vĩnh Liên. Vì được Càn Long sủng ái nên Vĩnh Liên được hứa hẹn để trở thành thái tử kế vị. Không may sau đó, do mắc bệnh nặng nên Vĩnh Liên đã chết trước khi được lập thành thái tử. Để an ủi nỗi buồn cho Phúc Thái, Càn Long lại hứa rằng nếu bà sinh thêm được một người con trai nữa thì chắc chắn ông sẽ lập thành thái tử thay thế người anh trai đoản mệnh.
Và tin vui đến khi Phúc Thái đã gần 40 tuổi, bà lại mang thai lần thứ hai. Khi biết được tin này, Phúc Thái đã rất vui mừng và hy vọng mình sẽ sinh được người con trai để có thể kế vị được ngai vàng của Càn Long. Tuy nhiên, bất hạnh lại giáng xuống bà kể từ khi Phúc Thái tận mắt chứng kiến cảnh mây mưa giữa chồng và dì ruột của mình. Tâm trạng u uất của Phúc Thái đã khiến bà trở nên trầm lặng, ít ăn uống và giao lưu với bên ngoài. Vì thế, sức khỏe của người con trai thứ hai khi sinh ra cũng bị ảnh hưởng rất nặng nề. Chỉ vài tháng sau khi chào đời, do cơ thể yếu ớt, người con trai thứ hai tên Vĩnh Tôn đã mắc bệnh đậu mùa và qua đời.
Cũng chính sau cái chết của Vĩnh Tôn, hoàng đế Càn Long đã đưa Phúc Thái đi tuần du Giang Nam cùng với mình nhằm xoa dịu nỗi đau đang chất chứa trong lòng hoàng hậu. Quá đau khổ trước cái chết của con trai, lại nghĩ tới việc tằng tịu của hoàng đế với dì ruột, Phúc Thái trong suốt chuyến công du đã không hề nói lấy một lời. Chỉ đến khi trên đường đưa về kinh, trong lúc hấp hối trên tay của Càn Long, Phúc Thái mới ứa nước mắt và chỉ nói được câu: "Hoàng thượng" rồi xuôi tay nhắm mắt.


>>> Ly kỳ câu chuyện vua Càn Long bổ nhiệm chức quan cho 1 người ăn xin chỉ sau 1 đêm
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top