247 triệu năm trước, một sinh vật đã "mặc áo khoe sắc" để sống sót trên ngọn cây

Bùi Minh Nhật
Bùi Minh Nhật
Phản hồi: 0

Bùi Minh Nhật

Intern Writer
Một sinh vật nhỏ bé sống trên cây vào kỷ Trias vừa làm các nhà cổ sinh vật học kinh ngạc với một đặc điểm chưa từng thấy trước đây: một chiếc mào lớn dọc sống lưng không phải làm bằng xương, vảy hay lông.

Bí ẩn chiếc mào "không giống ai" của Mirasaura​

Fossil của sinh vật này, được đặt tên là Mirasaura grauvogeli, khiến các chuyên gia sửng sốt ngay từ cái nhìn đầu tiên. Nhìn qua, phần mào trên lưng trông giống như một dải lông xếp lớp nhưng hóa thạch này có niên đại tới 247 triệu năm, lâu đời hơn cả hóa thạch lông chim cổ nhất từng được tìm thấy. Thậm chí, nó còn không có cấu trúc phân nhánh đặc trưng của lông hay các gai xương như ở các loài khủng long sau này như Spinosaurus.
1753348848552.png

Nhà cổ sinh vật học Stephan Spiekman từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên bang Stuttgart (Đức) cho biết: “Trước khi có phát hiện này, các cấu trúc da phức tạp như lông và tóc dường như chỉ có ở chim, thú và họ hàng gần của chúng. Nhưng Mirasaura là một hướng tiến hóa hoàn toàn mới.”

Chiếc mào được cho là cấu tạo từ keratin loại protein có trong tóc, móng tay, vảy và móng vuốt. Tuy nhiên, để xác nhận điều đó cần phân tích sâu hơn.

Một hướng tiến hóa kỳ lạ, vượt xa dự đoán​

Các nhà nghiên cứu đã phân tích hơn 80 hóa thạch phần mào, phần lớn không còn xương đi kèm, ngoại trừ một mẫu hiếm còn giữ được hộp sọ giống chim. Loài vật này thuộc nhóm drepanosaur loài bò sát nhỏ sống trên cây, dùng móng vuốt sắc để bắt côn trùng.
1753348863466.png

Tuy nhiên, điểm thu hút nhất không phải là móng vuốt hay hộp sọ mà chính là chiếc mào lưng lạ thường. Họ gọi nó là “phần phụ da”, nhưng về cấu trúc và hình dạng thì khác hẳn da của bất kỳ loài bò sát nào được biết đến trước đây.

Điều thú vị là một số mẫu hóa thạch Mirasaura còn lưu giữ dấu vết melanosome cấu trúc tạo màu trong tế bào. Hình dạng của chúng gần giống với melanosome trong lông chim, chứ không giống trong da bò sát hay lông thú. Điều này khiến giới khoa học đặt ra giả thuyết rằng chiếc mào có thể dùng để giao tiếp bằng thị giác như thu hút bạn tình, hù dọa kẻ thù hoặc phân biệt cá thể cùng loài hơn là dùng để bay hoặc giữ nhiệt.

Mirasaura cho thấy sự tiến hóa có thể rất bất ngờ, và vẫn còn nhiều điều để khám phá,” Spiekman chia sẻ. “Giờ thì chúng ta biết rằng những cấu trúc da phức tạp không chỉ có ở thú và chim, mà đã từng tồn tại ở một nhóm bò sát cổ đại rất sớm.”
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
http://textlink.linktop.vn/?adslk=aHR0cHM6Ly92bnJldmlldy52bi90aHJlYWRzLzI0Ny10cmlldS1uYW0tdHJ1b2MtbW90LXNpbmgtdmF0LWRhLW1hYy1hby1raG9lLXNhYy1kZS1zb25nLXNvdC10cmVuLW5nb24tY2F5LjY1NzI1Lw==
Top